Xẹp đĩa đệm là một tình trạng xảy ra rất nhiều ở người cao tuổi. Hiện tượng này gây ra rất nhiều khó khăn và khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt bình thường. Chưa kể , nếu không dược điều trị sớm mà cứ để bệnh tiến triển lâu dài sẽ có thể dẫn đến tình trạng biến dạng cột sống hay thậm chí là liệt nửa người hoặc tàn phế.
Xẹp đĩa đệm là gì?

Trước khi nói về xẹp đĩa đệm, chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo của đĩa đệm. Đĩa đệm bộ phận nằm ở giữa các đốt sống và có chức năng giảm ma sát, làm cho việc vận động của cơ thể trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên theo thời gian và tuổi tác tăng cao, cơ thể bị lão hóa sẽ làm cho hoạt động của đĩa đệm bị suy giảm và làm tổn thương đến đĩa đệm gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm và xẹp đĩa đệm.
Xẹp đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị mất nước trong thời gian dài và khiến cho bộ phận này mất đi độ mềm dẻo và đàn hồi. Việc này sẽ làm cho đĩa đệm bị xẹp xuống và tạo ra nhiều cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng thắt lưng.
Xẹp đĩa đệm có 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu thì đĩa đệm sẽ bắt đầu lỏng léo và khiên cho các đốt xương bị kéo sát lại với nhau.
- Giai đoạn hai là khi đĩa đệm đã co rút lại và các đốt xương nằm liền nhau.
- Giai đoạn ba là lúc các đốt xương đã dính lại thành 1 khối và gây ra nhiều cơn đau khó chịu cho người bệnh. Nếu xẹp đĩa đệm bước vào giai đoạn này thì gần như không thể chữa trị hoàn toàn.
Do đó, việc phát hiện sớm và có những biện pháp xử lý bệnh trên từng giai đoạn là rất quan trọng.
Nguyên nhân dẫn đến xẹp đĩa đệm
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng xẹp đĩa đệm, tuy nhiên nổi bật là một trong những nguyên nhân sau.
Xẹp đĩa đệm do tuổi tác

Khi tuổi càng cao, các cơ quan của cơ thể theo thời gian sẽ bị lão hóa và tạo thành nhiều tổn thương cho cơ thể. Trong những tổn thương này, xẹp đĩa đệm hoặc những bệnh lý liên quan đến cột sống sẽ dễ xảy ra nhất vì nhiều năm phải chịu áp lực từ các đốt sống.
Mắc các bệnh lý về xương khớp
Loãng xương, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,… là những bệnh lý có thể khiến cho xẹp đĩa đệm xuất hiện vì lớp sụn khớp bắt đầu bị bào mòn và xương dưới sụn bị suy yếu.
Tổn thương cột sống gây ra xẹp đĩa đệm
Những chấn thương mạnh gây ảnh hưởng đến cột sống như chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, lao động,…nếu không được điều trị dứt điểm có thể làm cho các bệnh lý về cột sống xuất hiện, trong đó không thể không kể đến xẹp đĩa đệm.
Xẹp đĩa đệm do công việc
Trong thời điểm hiện nay, vì tính chất công việc văn phòng là phải ngồi lâu, kèm theo việc ít vận động hay bê vác quá nặng

sẽ khiến cho các đốt sống bị chịu áp lực trong một thời gian dài sẽ là dẫn đến nhiều bệnh lý về đĩa đệm
Trọng lượng cơ thể quá nặng
Theo thống kê mới được công bố gần đây, có tới 43% dân số thế giới là bị béo phì. Việc không thể kiểm soát cân nặng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến xương khớp. Chưa kể, béo phì cũng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, Gout, máu nhiễm mỡ,…
Các triệu chứng nhận biết xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm là một tình trạng phát triển từng ngày nếu như không được chữa trị hợp lý. Một vài triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh lý này đó là:
- Các cơn đau âm ỉ hoặc có thể dữ dội và kéo dài ở vùng thắt lưng, cổ làm cho người bệnh rất khó khăn khi cử động.
- Các cơn đau bất ngờ tăng cấp độ khi người bệnh thực hiện và chuyển hoạt động đột ngột như đứng lên, cúi người, ngồi xuống,…
- Các cơn đau xuất hiện nhiều về đêm và gần sáng.
Cách chữa trị xẹp đĩa đệm
Hiện nay, có khá nhiều cách để điều trị tình trạng xẹp đĩa đệm. Tuy nhiên, việc điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi và thể chất người bệnh. Mặc dù vậy, để chữa trị xẹp đĩa đệm các bạn có thể tham khảo các cách sau.
Chữa trị xẹp đĩa đệm bằng thuốc Tây y

Trong quá trình điều trị xẹp đĩa đệm, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau:
- Nhóm thuốc giảm đau như Paracetamol, Acetaminophen.
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid như Aspirin, Meloxicam, Ibuprofen,…
- Nhóm thuốc giãn cơ: Eperisone, Cyclobenzaprine và Carisoprodol.
- Nhóm thuốc hỗ trợ xương khớp.
Người bệnh cần lưu ý, chỉ sử dụng các loại thuốc này nếu như đã có sự chỉ định của bác sĩ. Tự ý sử dụng thuốc sẽ không làm cho bệnh nhẹ đi mà còn có thể dẫn đến việc xuất hiện nhiều tác dụng phụ không tốt đến cơ thể.
Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh xẹp đĩa đệm có thể lựa chọn vật lý trị liệu để làm hạn chế các cơn đau, ngăn ngừa co cứng khớp. Hơn thế, vật lý trị liệu cũng giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động bằng cách làm cho cột sống bị kéo giãn ra và làm hạn chế áp lục lên đĩa đệm.
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. và hạn chế những thói quen không tốt ảnh hưởng đến cột sống.
Phẫu thuật
Biện pháp phẫu thuật để chữa trị xẹp đĩa đệm sẽ được các bác sĩ chỉ định nếu việc chữa trị bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu không mang lại những dấu hiệu tích cực.
Tùy thuộc vào nhiều nguyên do về bệnh lý và các bác sĩ sẽ lựa chọn việc thực hiện các phương pháp phẫu thuật khác nhau.
Sử dụng các bài thuốc nam để chữa trị xẹp đĩa đệm
Không giống với việc sử dụng các loại thuốc Tây y, việc sử dụng các bài thuốc nam để chữa trị xẹp đĩa đệm cho hiệu quả cao nhưng không mang lại tác dụng phụ. Một điểm trừ nho nhỏ là người bệnh cũng phải kiên trì trong quá trình trị liệu.
Một số bài thuốc nam nổi tiếng cà cực kỳ hữu dụng để chữa trị xẹp đĩa đệm mà người bệnh nên sử dụng như ngải cứu, vỏ bưởi, lá lốt,….
Một vài lưu ý giúp người bệnh phòng ngừa xẹp đĩa đệm
Để phòng ngừa xẹp đĩa đệm người bệnh cần chú ý những điều sau:

- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý.
- Tập luyện thể dục thể thao và duy trì cân nặng hợp lý.
- Khám bệnh định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ.
- Tránh duy trì ngồi 1 tư thế trong thời gian dài.
Như vậy, qua bài viết này, các bạn có thể thấy xẹp đĩa đệm là một tình trạng rất nguy hiểm, cần phải chữa trị sớm nếu không muốn nhận phải những biến chứng gây nguy hiểm trực tiếp cho cơ thể. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.