Kể từ 10 năm qua, Việt Nam đã trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sau khi gia nhập được WTO thì chúng ta đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực, tốt đẹp và quan trọng, những tích cực đổi mới này được thể hiện thông qua các lĩnh vực như: Tăng trưởng kinh tế, thu hút giới đầu tư trong và ngoài nước, cán cân xuất, nhập khẩu sản phẩm, đẩy mạnh nền du lịch… Vậy việt nam gia nhập wto năm nào chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Việt nam gia nhập wto ngày tháng năm nào?
Ngày 11/1/2007 tại Geneva, tại đây Việt Nam chính thức được Tổ chức Thương mại thế giới WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức. Cùng với việc được gia nhập vào tổ chức thành viên của WTO thì Việt Nam cũng chính thức phải thực hiện những cam kết do chính WTO đưa ra.
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức WTO, đây được coi là một bước ngoặt trọng đại và một khởi đầu đầy tốt đẹp từ năm 2007, mặc dù sự kiện này đã được biết trông đợi từ trước (năm 1995, Việt Nam đã chính thức xin gia nhập vào Tổ chức mậu dịch Thế Giới, hay còn được gọi với tên theo Anh ngữ là WTO).
Trước đó, Việt Nam đã kết thúc năm 2016 với rất nhiều thành công trong việc đàm phán gia nhập WTO và quan trọng hơn hết là đạt được những chỉ số kinh tế vĩ mô hơn cả sự mong đợi.
Vì sao việt nam gia nhập wto?
Mong muốn Việt Nam được gia nhập WTO cũng vì mục tiêu thúc đẩy tự do hàng hóa thương mại với thế giới, WTO có các hình thức hỗ trợ như: Giảm thuế quan, xóa bỏ những rào cản phi thuế quan ( hạn ngạch, cấp phép xuất nhập, khẩu), xóa bỏ đi trợ cấp, mở cửa thị trường kinh doanh với các nước, tạo một sân chơi bình đẳng cho hầu hết doanh nghiệp trong và ngoài nước, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo đảm quyền trí tuệ và bản quyền sáng tạo.
Những quy định được WTO đưa ra, trên lý thuyết sẽ tạo một thuận lợi cho những nước thành viên mở rộng thị trường, thâm nhập sâu vào trong thị trường của các nước và tranh thủ vốn đầu tư, được nhận sự hỗ trợ từ công nghệ và kỹ năng quản lý của nước ngoài, được quyền tham gia đóng góp các “luật chơi” mới, được quyền xử lý những cạnh tranh thương mại, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng tư duy, phát triển, cạnh tranh, đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
Tất cả những lợi ích trên nước ta đều phấn đấu để trở thành thành viên của Tổ chức WTO. Hơn hết, nền kinh tế của nước ta chưa thực sự phát triển nên còn phụ thuộc đáng kể vào nền kinh tế từ thế giới ở cả đầu vào lẫn đầu ra. Ở đầu vào, vốn nước ngoài (trong đó có cả ODA lẫn FDI) chiếm tới 30% tổng số vốn đầu tư của toàn bộ xã hội. Còn ở đầu ra, kim ngạch xuất khẩu bằng khoảng trên dưới 60% trị giá GDP, nếu tính cả kim ngạch xuất, nhập khẩu thì đạt tới 132%.
Do đó, nếu muốn nền kinh tế phát triển hơn, ta cần tranh thủ những vốn đầu tư ở nước ngoài vào thị trường để tiêu thụ sản phẩm, nhất là sức mua của thị trường ở trong nước còn đang rất hạn chế. Nói sâu xa hơn thì việc trở thành thành viên của WTO là một điều tất yếu và khách quan, bởi sẽ đạt được nhiều lợi ích cho chính chúng ta, xong cũng chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế chứ không phải là mục đích tự thân.
Quá trình việt nam gia nhập wto
- 1 – 1995: Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban chỉ đạo công tác xét duyệt hồ sơ gia nhập của Việt Nam được thành lập do Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ đến từ Na Uy tại WTO.
- 8 – 1996: Việt Nam nộp bị WTO đưa ra quyết định “Bị vong lục về chính sách thương mại”.
- 1996: Bắt đầu đàm phán hiệp đại thương mại song phương với nước Mỹ.
- 1998 – 2000: Thực hiện 4 phiên họp đa phương cùng với Ban Công tác về Minh bạch hóa những chính sách thương mại kể từ năm 7-1998, 12-1998, 7-1999 và 11-2000. Sau khi thực hiện xong 4 phiên họp này, Ban công tác của WTO đã đưa ra nhận xét Việt Nam cơ bản đã kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang một giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
- 7-2000: Ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ
- 12-2001: BTA đã đạt được hiệu lực
- 4-2002: Thực hiện phiên họp đa phương lần thứ 5 với Ban công tác. Chúng ta đã đưa ra bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Tiếp đến thực hiệp đàm phán song phương.
- 2002 – 2006: Đàm phán song phương cùng với một vài thành viên có yêu cầu đàm phán, cùng với 2 mốc quan trọng.
- 10 – 2004: Chúng ta đã đàm phán song phương với EU( là đối tác quan trọng lớn nhất).
- 5-2006: Kết thúc phiên đàm phán song phương với Mỹ – đây là đối tác cuối cùng trong tổng 28 đối tác cần phải đàm phán.
- 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán cuối cùng, Ban công tác đã chính thức thông qua giấy tờ sổ sách gia nhập WTO của Việt Nam.
- 11-1-2007: WTO đã chính thức nhận được sự phê duyệt chính thức của toàn quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Bắt đầu từ lúc này Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức WTO.
Lợi ích khi việt nam gia nhập WTO?
Những lợi ích dưới đây là vô cùng đặc biệt sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
Tăng trưởng kinh tế khả quan
Nền kinh tế Việt sau khi gia nhập WTO được hơn 12 năm, mặc dù bị ảnh hưởng nhiều tác động từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, những vấn đạt được mức kỳ vọng tăng trưởng bình quân là 6,29%/năm – thành tựu này vô cùng quan trọng.
Đổi thay thể chế chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
WTO đã giúp chúng ta thay đổi một diện mạo khung khổ pháp lý, thể chế chính sách về kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển, cũng như phương thức quản lý kinh tế của Việt Nam.
Từ khi gia nhập, đã mở màn cho sự bùng nổ mới của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đạt kỷ lục gần 60.000 doanh nghiệp mới đã được thành lập.
Điểm sáng xuất nhập khẩu, hút vốn FDI
Sau 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng vượt trội hơn 4 lần, vượt mốc 350 tỷ USD.
Tốc độ sản xuất nhập khẩu ngày một tăng nhanh chóng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng thương mại lớn là một điều rất đáng mừng, đây là một minh chứng cho nền kinh tế Việt Nam mở cửa đang rất phát triển.