Viêm phế quản là tình trạng viêm xảy ra ở đường hô hấp chính hoặc phế quản. Biểu hiện của bệnh là ho kéo dài, đau tức ngực, mệt mỏi…Nhiều người thắc mắc triệu viêm phế quản có sốt không nếu có thì sốt mấy ngày là khỏi? Bài viết dưới đây giúp giải đáp câu hỏi này
Thế nào là viêm phế quản?
Các phế quản có chức năng như các kênh mang không khí đến và đi từ phổi. Người bị viêm phế quản thường có dấu hiệu đặc trưng bởi sự xuất hiện của các triệu chứng ho kéo dài trong một tuần trở lên.
Trước khi tìm hiểu viêm phế quản có sốt không thì bạn cần biết rằng bệnh này được chia thành 2 dạng là cấp tính và mãn tính. Dạng cấp tính thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và thường tự khỏi trong vòng 1 tuần đến 10 ngày tuy nhiên tình trạng ho vẫn có thể kéo dài lâu hơn. Dạng mãn tính thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi với triệu chứng kéo dài đến 2 tháng và là một trong những tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Nếu để các triệu chứng bệnh viêm phế quản xấu đi và không được điều trị đúng cách thì có khả năng để lại các biến chứng ở dạng viêm phổi. Viêm phổi là viêm một hoặc cả hai túi phổi. Một số người đã đạt đến giai đoạn này sẽ gặp các triệu chứng như:
- Đau ngực khi ho và thậm chí thở
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi
- Giảm ý thức
- Buồn nôn và ói mửa
- Bệnh tiêu chảy
Viêm phế quản có sốt không?
Triệu chứng viêm phế quản có bao gồm cả sốt. Thực tế triệu chứng sốt nhẹ là một tín hiệu tốt nếu cơ thể đang tăng nhiệt vì một lý do nào đó và đó là để chống lại vi khuẩn, vi rút hoặc nhiễm trùng. Vì vậy sốt nhẹ là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang hoạt động

Một số người tin rằng tăng nhiệt là cách cơ thể chống lại vi trùng bằng cách làm cho cơ thể trở thành một nơi không thuận lợi cho chúng. Vì viêm phế quản cấp tính thường được gây ra bởi nhiễm virus nên có thể gây ra triệu chứng sốt nhẹ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của viêm nhiễm. Nếu sốt 38 độ C hoặc thấp hơn thì được coi là nhẹ và thường không có gì phải lo lắng.
Tuy nhiên bạn vẫn phải thường xuyên kiểm tra thân nhiệt và đi khám ngay nếu sốt cao trên 38 độ hoặc cơn sốt kéo dài quá lâu. Sốt cao hoặc liên tục có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ phát như viêm phổi.
Sốt nhẹ thường chỉ liên quan đến viêm phế quản cấp tính (ngắn hạn), nguyên nhân là do virus (nguyên nhân phổ biến nhất) hoặc nhiễm vi khuẩn. Sốt thường không xuất hiện trong viêm phế quản do các chất kích thích trong không khí như khói và ô nhiễm hoặc viêm phế quản mãn tính (lâu dài), thường do hút thuốc.
Viêm phế quản sốt mấy ngày thì hết?
Viêm phế quản là tình trạng xảy ra khi chất kích thích hoặc nhiễm trùng gây viêm và sưng lên niêm mạc của ống phế quản (các ống mang không khí đến và đi từ phổi của bạn). Khi các màng bị kích thích của phế quản sưng lên và ngày càng dày hơn, các đường dẫn khí nhỏ của phổi bị hạn chế.

Ho là triệu chứng phổ biến nhất của viêm phế quản. Tuy nhiên do tình trạng cấp tình thường gây ra bởi nhiễm trùng nên sẽ dẫn đến sốt. Sốt nhẹ thường từ 37,5 đến 38,5 độ. Sốt cao là 39-40 độ. Sốt nhẹ thường giảm sau 1 ngày còn sốt cao thường kéo dài trong 2-3 ngày. Điều này phụ thuộc vào sức đề kháng của từng người.
Tuy nhiên nếu tình trạng viêm phế quản gây sốt kéo dài lâu không có tiến triển tốt thì bệnh nhân nên đi khám để được điều trị can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phế quản có lây không?
Cách hạ sốt do viêm phế quản đơn giản
Khi bạn bị sốt, bạn rất muốn giảm cơn sốt càng nhanh càng tốt, nhưng điều này thực sự có thể gây phản tác dụng và làm cho tình trạng nhiễm trùng của bạn kéo dài hơn. Do sốt là một phần của cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể nên bạn không nhất thiết phải hạ sốt nếu sốt nhẹ. Trong hầu hết các trường hợp, sốt sẽ giảm dần khi nhiễm trùng, trừ khi có nhiễm trùng thứ cấp
Mặc dù sốt có thể gây khó chịu, nhưng có một số điều có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong khi chờ hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại viêm bao gồm
Hạ nhiệt
Các bác sĩ khuyên không nên hạ nhiệt độ cơ thể quá nhanh. Tuy nhiên, có những cách đơn giản để hạ thấp nó một cách nhẹ nhàng để giúp giảm bớt sự khó chịu của cơn sốt, bao gồm tắm nước ấm, lau cơ thể bằng nước ấm hoặc đặt một miếng gạc lạnh hoặc khăn lau lên đầu, quanh cổ hoặc trên cổ tay của bạn. Những phương pháp này đều có thể giúp hạ nhiệt cho cơ thể

Uống nhiều nước
Khi viêm phế quản gây sốt, cơ thể bạn rất dễ bị mất nước. Mất nước cũng có thể khiến nhiệt độ của bạn tăng lên. Hãy chắc chắn rằng bạn uống nhiều nước và để ý màu nước tiểu của bạn (càng nhạt thì cơ thể càng đủ nước; càng sẫm màu thì bạn càng bị mất nước).
Nghỉ ngơi nhiều
Khi cơ thể bạn đang chống lại nhiễm trùng thì bạn không nên hoạt động nhiều hoặc làm việc nặng nhọc. Nghỉ ngơi nhiều để giúp cơ thể bạn có đủ năng lượng cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Bổ sung dinh dưỡng
Ăn sai thực phẩm cũng có thể làm mất năng lượng rất cần thiết của cơ thể. Các loại thực phẩm có đường, đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn đều khiến cơ thể khó tiêu và nó chiếm mất phần năng lượng đáng ra là để chống lại nhiều trùng. Do đó những thực phẩm cần được bổ sung là trái cây, rau xanh, vitamin C để cơ thể dễ tiêu hóa đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể
Mặc quần áo thỏa mái
Mặc quần áo quá nhiều, quá dày có thể làm nhiệt độ cơ thể tăng lên. Vì vậy khi bị sốt do viêm phế quản bạn hãy chọn mặc quần áo rộng rãi, thỏa mái, chất liệu thấm hút mồ hôi để cơ thể giải phóng lượng nhiệt dư thừa
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc viêm phế quản có sốt không và sốt mấy ngày thì khỏi. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và nếu cần thiết hãy áp dụng các cách giảm sốt đơn giản để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn