Viêm khớp cùng chậu là một bệnh lý có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới cao hơn ở nam giới. Bệnh gây ra cảm giác đau nhức khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được khớp cùng chậu là gì và cách chữa trị bệnh phù hợp nhất.
Viêm khớp cùng chậu là gì?
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp ở vị trí giữa xương cột sống và xương chậu. Những khớp này nằm ở phần dưới cột sống, đây chính là nơi nối xương chậu với xương sống.
Chính vì vị trí đặc thù của nó mà viêm khớp ở vị trí này thường gây tác động tiêu cực đến:
- Thắt lưng
- Vùng mông
- Hông
- Chân (có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân)
- Bàn chân (hiếm gặp)
Viêm khớp cùng chậu là một loại của viêm cột sống dính khớp.

Triệu chứng
Những biểu hiện của viêm khớp cùng chậu cũng giống như các vấn đề ở thắt lưng.
- Cơn đau xuất hiện nhiều ở lưng dưới, hông, mông chạy dọc xuống chân.
- Cơn đau thường nặng hơn khi leo cầu thang, chạy bộ, đi bộ bước dài, đứng trong một tư thế kéo dài.
- Có thể kèm theo sốt nhẹ
Nguyên nhân
- Tác động từ ngoại lực gây ra chấn thương làm tổn thương khớp cùng chậu. Thông thường người bệnh gặp phải một tai nạn giao thông, vấp ngã hoặc chấn thương khi chơi thể thao.
- Mang thai: khớp xương cùng chậu khi mang thai sẽ mở rộng và kéo dài hơn bình thường để phù hợp trong việc sinh sản. Trọng lượng cơ thể khi mang thai gia tăng đột ngột khiến thay đổi dáng đi vì áp lực lên khớp cùng chậu tăng lên, gây cảm giác đau nhức.
- Viêm khớp: Tình trạng viêm khớp xương khi phát triển mãn tính có thể gây viêm khớp cùng chậu hay viêm cột sống dính khớp.
- Nhiễm trùng: trường hợp những khớp cùng chậu nhiễm trùng là có thể nhưng hiếm gặp.
Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu
Để chẩn đoán căn bệnh này một cách chính xác, các bác sĩ cần tiến hành:
- Kiểm tra các triệu chứng đang mắc phải và làm các xét nghiệm lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành ấn vào những điểm ở vùng mông, hông đồng thời di chuyển hai chân để xem phản ứng của cơ thể.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp một loại thuốc tê vào khớp để xác định chính xác được cơn đau tại khớp cùng chậu ở thắt lưng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bằng cách này thường sẽ cho kết quả với độ chính xác không cao vì thuốc tiêm có thể lây lan sang một khu vực khác.
- Chụp X–quang để kiểm tra chính xác những tổn thương ở khớp cùng chậu.
- Nếu nghi ngờ viêm cột sống dính khớp thì cần thực hiện thêm chụp cộng hưởng từ MRI.

Điều trị viêm khớp cùng chậu
Việc chữa trị bệnh viêm khớp cùng chậu có rất nhiều cách, tùy từng trường hợp cụ thể bệnh nhân khác nhau theo mức độ nặng nhẹ mà cần áp dụng phương pháp sao cho phù hợp.
Sử dụng thuốc tây không kê đơn OTC
Thuốc giảm đau không kê đơn có tác dụng giảm cường độ những đau do viêm khớp cùng chậu gây ra như Ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc Acetaminophen (Tylenol và một số biệt dược khác). Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này có thể sẽ gây các tác dụng phụ như đau bụng, gan và thận bị ảnh hưởng xấu vì thế bạn hãy nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc uống theo toa
Thuốc giãn cơ hoặc thuốc giảm đau được bác sĩ kê toa nếu như bệnh nhân bị đau, co thắt thường xuyên. Loại thuốc thường được sử dụng nhiều nhất là chất ức chế TNF áp dụng trong trường hợp bệnh viêm cột sống dính khớp.
Chườm lạnh và chườm nóng
Chườm lạnh và nóng là một phương giảm giảm đau viêm khớp cùng chậu tức thì, bệnh nhân nên kết hợp xen kẽ giữ lạnh và nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi và tuyệt đối tránh các hoạt động làm cho các cơn đau nhức cùng chậu nghiêm trọng hơn.
Bài tập
Thực hiện các bài tập trong và sau quá trình điều trị có vai trò thúc đẩy khả năng hồi phục của cơ thể và phòng tránh bệnh tái phát. Sau đây là các bài tập sẽ cải thiện viêm khớp cùng chậu:
Bài tập 1: Căng gối sát ngực
Cách thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị nằm ngửa xuống sàn, đồng thời hai chân mở rộng.
- Co gối và đặt gối lên ngực, giữ nguyên ở tư thế này 5 – 10 giây. Khi thực hiện các động tác người bệnh cần kết hợp với thở ra nhẹ nhàng, từ từ, nhịp nhàng.
- Thu chân trở về mặt đất, sau đó đổi sang chân còn lại.
- Động tác này nên thực hiện lặp lại 8 – 10 lần/chân.
Xoay gối
Thực hiện như sau:
- Ở tư thế chuẩn bị đứng thẳng người
- Khom lưng, tay ôm gối rồi xoay gối theo hướng từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ
- Đổi bên ngược lại từ phải qua trái theo chiều kim đồng hồ
- Thực hiện động tác xoay gối lặp lại từ 8 – 10 lần

Đẩy mông lên cao
Bài tập chữa trị viêm khớp cùng chậu giúp giãn cơ lưng dưới, cơ mông khắc phục tình trạng viêm nhiễm ở xương khớp cùng chậu.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa xuống sàn lưng tiếp xúc với mặt sàn
- Co đầu gối lên
- Hai tay đặt dọc theo thân người, lòng bàn tay trái và phải úp xuống sàn
- Nâng hông cao hết mức để tạo hình cây cầu, giữ tư thế này trong khoảng 5 giây
- Đặt lưng nhẹ nhàng xuống sàn
- Thực hiện động tác lặp lại đẩy mông lên cao 8 – 10 lần
Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học
Ngoài việc uống thuốc, tập cá bài tập viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
- Bổ sung các đầy đủ chất dinh dưỡng có chứa nhiều canxi, đặc biệt các loại thực phẩm tươi giàu vitamin D, B12, kali, chất béo omega3… có nguồn gốc từ thực vật sẽ rất tốt cho người bệnh.
- Tuyệt đối không uống bia rượu, hay đồ uống có cồn khác, hút thuốc lá,…
- Thực hiện các bài tập thể dục thể thao đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, kiên trì thường xuyên mỗi ngày.
Các biện pháp chữa viêm khớp cùng chậu mãn tính
- Tiêm corticosteroid vào khớp một cách trực tiếp để kiểm soát bệnh
- Kích điện vào xương khớp cùng chậu và xương cột sống.
- Phẫu thuật sẽ được các bác sĩ xem xét thực hiện để cố định những xương lại với nhau.
An Cốt Nam: Giải pháp điều trị triệt để viêm khớp cùng chậu
An Cốt Nam là sản phẩm điều trị viêm khớp cùng chậu theo nguyên tắc toàn diện: Triệt để nguyên nhân – Điều trị triệu chứng – Khai thông kinh lạc – Nuôi dưỡng sụn khớp và phòng ngừa tái phát. Đây cũng là bài thuốc đã chứng minh được hiệu quả điều trị qua hàng ngàn bệnh nhân, được giới chuyên gia xương khớp đánh giá cao.
Để đảm bảo được các tiêu chí trên, các lương y tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược đã xây dựng An Cốt Nam theo phác đồ “Kiềng 3 chân” – Thuốc uống, cao dán, bài tập và vật lý trị liệu chuyên sâu (miễn phí).

Trong đó, thuốc uống đóng vai trò chủ đạo, quyết định 75% hiệu quả điều trị. Đây là bài thuốc được bào chế từ 100% thảo dược tự nhiên, đạt chuẩn CO-CQ, lấy từ Viện Dược liệu (Bộ Y tế).
Để bảo toàn giá trị dược liệu và giúp cơ thể người bệnh hấp thu thuốc tốt nhất, thuốc uống được bào chế dưới dạng thuốc sắc cô cao lỏng đóng túi bằng quy trình khép kín liên tục trong 24h ở nhiệt độ 100 độ C. Người bệnh khi sử dụng chỉ cần pha với nước ấm rồi uống, dược chất nhanh chóng thẩm thấu vào thành dạ dày rồi đi đến vùng viêm khớp cùng chậu để phát huy tác dụng.
Sau hơn 10 năm ra mắt, An Cốt Nam đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân viêm khớp cùng chậu chấm dứt hoàn toàn các cơn đau nhức khó chịu, đi lại sinh hoạt bình thường trở lại mà không có dấu hiệu tái phát. Cụ thể, người bệnh có thể thấy rõ tiến trình điều trị thể hiện như sau:
- 5-7 ngày đầu: Hiện tượng công thuốc khiến các cơn đau tăng lên hoặc giảm đi đến 45%.
- 10-20 ngày tiếp theo: Triệu chứng của bệnh giảm đến 90%, cảm giác khớp cử động linh hoạt hơn.
- 3-5 liệu trình điều trị: Khớp hoàn toàn phục hồi, dự phòng tái phát.

Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y Viện 108) đã dành cho An Cốt Nam nhiều lời khen ngợi trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” – Đài VTV2. Ông cũng cho rằng An Cốt Nam sẽ đem lại “nguồn sáng mới” cho xu hướng điều trị bệnh xương khớp theo hướng bảo tồn trong thời gian tới.
DỨT ĐIỂM VIÊM KHỚP CÙNG CHẬU CHỈ SAU 1,5 THÁNG
LIÊN HỆ NGAY!
Thông tin liên hệ
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: (Bấm trực tiếp vào số để gọi): 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: (Bấm trực tiếp vào số để gọi): 0903.876.437