Bệnh viêm đại tràng co thắt gây ra đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người nếu không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu và nắm chắc các thông tin cơ bản cũng như thuốc điều trị co thắt đại tràng sẽ giúp người bệnh đề phòng được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Viêm đại tràng co thắt là bệnh gì?
Hiện tượng co thắt đại tràng hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng khiến bộ phận này không thể hoạt động bình thường. Các rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại, kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột và cản trở hoạt động tiêu hóa của con người. Bệnh có liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ thực phẩm thông qua đại tràng và thường xảy ra ở người lớn tuổi, khi chức năng tiêu hóa bị kém đi.
Đây là hiện tượng đại tràng bị rối loạn chức năng, bệnh lành tính và gây ra rất nhiều sự khó chịu đối với đại tràng. Một tên gọi khác của bệnh viêm đại tràng co thắt là hội chứng ruột kích thích hay bệnh đại tràng chức năng, rối loạn chức năng đại tràng hoặc nặng hơn là viêm đại tràng mãn tính.
Bệnh thường xảy ra ở những đối tượng có chế độ sinh hoạt không điều độ, ăn uống thất thường, thần kinh hay lo âu, căng thẳng, sống trong môi trường áp lực khiến cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi.
Rất nhiều người không thể phân biệt được co thắt đại tràng và viêm đại tràng thông thường. Đây là 2 bệnh lý khác nhau, tuy chúng có nhiều dấu hiệu giống nhau nhưng bạn cần phân biệt được rõ 2 bệnh lý này để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Giống nhau: Đều đau bụng kèm đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Khác nhau:
Bệnh viêm đại tràng thông thường: là hiện tượng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn làm cho đại tràng bị tổn thương qua đường ăn uống. Căn bệnh này cũng có thể xuất hiện do các bệnh về đường tiêu hóa cấp tính. Khi nội soi hoặc siêu âm bạn có thể thấy rõ được các vết loét hoặc ổ viêm tại đại tràng.
Bệnh đại tràng co thắt: thực chất là một rối loạn ở cơ năng của đại tràng, tức là đại tràng của người bệnh không có một ổ viêm loét nào cũng không có triệu chứng bất thường nào được thể hiện ra bên ngoài.
3 loại viêm đại tràng co thắt
- Loại 1: Có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy.
- Loại 2: Có biểu hiện đau bụng và táo bón.
- Loại 3: Có dấu hiệu đau bụng, vừa tiêu chảy lại vừa táo bón.
Hiện nay, có khoảng 20% dân số trên thế giới bị bệnh đại tràng, riêng tại Việt Nam thì có khoảng 30-40% bệnh nhân đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt. Bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng, trầm cảm, ám ảnh, stress tâm lý… có nguy cơ mắc bệnh này rất cao. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của con người.
Nhìn chung, bệnh đại tràng co thắt là chứng bệnh nguy hiểm bởi những hậu quả mà nó gây ra cho người bệnh. Các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra bất cứ khi nào và không kiểm soát được khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, bất an.
Người bệnh phải kiêng khem khổ sở do thức ăn là một trong những yếu tố kích phát các triệu chứng của bệnh khiến người bệnh ngại tụ tập, đi chơi, đi du lịch… gây xáo trộn cuộc sống.
Người bệnh dễ bị rối loạn tâm trạng do các triệu chứng đau bụng đi ngoài xảy ra thường xuyên. Trạng thái lo lắng, chán nản khiến bệnh càng nặng thêm, bệnh nặng người bệnh lại càng stress… và trở thành nguyên nhân khiến bệnh viêm đại tràng co thắt mãi không khỏi.
Triệu chứng co thắt đại tràng
Thông thường, người bệnh viêm đại tràng co thắt sẽ có một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây. Căn cứ vào tần suất của các triệu chứng này, người bệnh có thể xác định tình trạng bệnh lý của mình.
Cụ thể:
- Rối loạn tiêu hóa nhiều ngày, đi ngoài kéo dài từ 2 – 6 lần mỗi ngày
- Đi ngoài lúc bị táo bón, lúc đi ngoài phân lỏng, phân không thành khuôn, nát.
- Chướng bụng, đầy hơi, đôi lúc đau bụng , căng tức bụng, cảm giác khó chịu dọc khung đại tràng.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, người cảm thấy mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, suy giảm trí nhớ … là những triệu chứng thường thấy của đau đại tràng co thắt.
- Xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ ở bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng. Cảm giác đau tăng lên sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện.
- Sụt cân nhanh, người gầy quá mức
- Nếu bệnh để lâu không được điều trị, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng.
- Bị dị ứng với một số loại thức ăn: do bị dị ứng nên dễ bị đau bụng, đi ngoài sau khi ăn các đồ ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, cà phê…
Nguyên nhân
- Viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh – thức ăn có vi khuẩn thương hàn gây bệnh, vi khuẩn lỵ….
- Do rối loạn nhu động ruột dẫn đến viêm đại tràng co thắt.
- Do dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn
- Do rối loạn tâm thần, sang chấn tâm thần…
- Trường hợp bệnh nhân bị nghi loạn khuẩn có thể cho xét nghiệm vi khuẩn chí, xét nghiệm tìm các loại trứng giun, sán để xác định tình trạng bệnh.
- Nếu bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh viêm đại tràng co thắt có thể cho chụp khung đại tràng có thuốc cản quang và tiến hành nội soi đại tràng.
Nhận biết sớm nguyên nhân gây bệnh có thể giúp người bệnh chủ động điều trị và tránh được nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Đau đại tràng co thắt uống thuốc gì
Khi có các dấu hiệu bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tiến hành các biện pháp kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp với thể trạng bệnh nhân.
Thuốc tây
- Dùng thuốc giảm đau đối với người bệnh có triệu chứng đau quặn dữ dội do viêm đại tràng co thắt.
- Thuốc chống đau, chống co thắt gồm: Phloroglucinol (Spasfon), Trimebutine (Debridat), Mebeverine (Duspatalin),…
- Thuốc cầm tiêu chảy, gồm: actapulgite, loperamid, Smecta,…
- Thuốc chống táo bón: Folax, Sorbitol, Microlax,…
- Thuốc chống chướng bụng đầy hơi: Than hoạt, Carbophos, Debridat, Motilium – M, Duspatalin, Sorbitol,..
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Amitriptylin.
- Olsalazine (Dipentum)
- Sulfasalazine (Azulfidine)
- Balsalazide (Colazal)
- Mesalamine (Tidocol, Rowasa, hoặc một số loại khác)
Nhóm thuốc này chống viêm rất tốt, tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, ợ nóng, nôn, buồn nôn…
Corticosteroid
Corticosteroid là một loại thuốc kháng viêm nổi tiếng hiệu quả, tuy nhiên tác dụng phụ của nó cũng không hề ít: loãng xương, tiểu đường type 2, huyết áp cao, tăng cân.
Thuốc để ức chế hệ thống miễn dịch
Một số tác dụng phụ bao gồm: viêm tuyến tụy, gan, nhiễm trùng, suy tủy xương, dị ứng.
Thuốc nam
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị: 16g rau má tươi, 16g sinh địa, 16g lá mơ lông, 16g đẳng sâm, 12g ngải tượng, 12g hoàng bì, 12g toan táo nhân, 6g viễn chí, 6g trần bì, 8g chỉ xác 8g, 4g đại hoàng, 1 quả táo.
Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị ở trên sắc và sử dụng trong ngày, mỗi ngày 1 thang và trong uống trong 10 ngày liên tục.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị: 16g Đẳng sâm, 16g mạch môn, 12g bạch truật, 12g xuyên quy, 12g hoàng kỳ, 12g táo nhân, 12g hoàng tinh, 6g viễn chí, 6g cam thảo.
Thực hiện: sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang trong 10 ngày liên tiếp sẽ thấy được hiệu quả.
Bài thuốc 3:
Bài thuốc có tên Tiêu thực Phục tràng hoàn do Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế được đông đảo bệnh nhân sử dụng và đánh giá cao.
Thành phần gồm có các dược liệu quý hiếm, phòng phong, hương phụ, ý dĩ nhân, quế chi, phụ tử, đẳng sâm, mộc hương, phục linh, chỉ xác, đại hoàng, bạch thược, bạch truật.
Bài thuốc nam chữa đại tràng co thắt này có 2 dạng là thuốc sắc thang hoặc dạng cao tiện lợi với bệnh nhân có thể sử dụng ngay mà không phải đun sắc.
Phác đồ điều trị đại tràng co thắt
Bao gồm 4T: Thuốc – Thực phẩm – Tâm lý – Thể chất
Người bệnh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Cần uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị, kiên trì sử dụng không được bỏ liều hay dừng giữa chừng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể với từng bệnh nhân khác nhau, mức độ bệnh nặng hay nhẹ sẽ có phác đồ điều trị bằng các loại thuốc phù hợp.
- Giữ tâm lý và tinh thần luôn thoải mái, ổn định, vui vẻ, tránh những stress không cần thiết. Tâm lý bệnh nhân quyết định rất lớn đến việc điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng co thắt. Trong phác đồ điều trị, tinh thần của bệnh nhân được những chuyên gia, bác sĩ đặc biệt nhắc nhở bệnh nhân và người thân nên động viên tinh thần cho người bệnh lạc quan để chống lại bệnh tật.
- Tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn uống khoa học, đúng giờ theo lịch trình cố định và chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất. Các loại thực phẩm giàu chất đạm (đậu nành, sữa, thịt, cá…), thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin (rau xanh, trái cây tươi). Giúp người bị viêm đại tràng co thắt hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hoá, giảm các dấu hiệu táo bón, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế tối đa sử dụng những loại thực phẩm không tốt như: Đồ ăn sẵn đóng hộp, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh… Quan trọng hơn hết, bạn phải tránh xa thuốc lá, rượu bia cùng các loại chất kích thích khác.
- Duy trì các bài tập thể chất hàng ngày, gia tăng sức khỏe, độ bền bỉ cơ thể. Ngoài ra thường xuyên tập thể thao hay các bài tập thể dục có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan khác.
Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì
- Thực phẩm giàu chất đạm từ sữa đậu nành, cá, sữa không chứa lactose để bổ sung lượng đạm cần thiết với cơ thể.
- Sử dụng nguồn thịt tươi đã qua ninh kỹ hoặc thịt say nhỏ vo viên giúp tiêu hóa nhanh hơn, tránh được việc dạ dày, đại tràng phải hoạt động mạnh.
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh sẽ giúp bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, tránh tình trạng táo bón xảy ra với các bệnh nhân viêm đại tràng co thắt gặp tình trạng táo bón.
- Nếu như người bệnh viêm đại tràng bị hiện tượng tiêu chảy, hãy nên sử dụng thức ăn có chứa nhiều cellulose như: sầu riêng, đậu nành, rau muống, khoai mì, khoai lang…
- Ăn nhiều những món luộc, kho hoặc hấp, nên hạn chế những món chiên xào, rán có chứa nhiều dầu mỡ vì những món này làm cho dạ dày tăng động, dẫn đến co bóp nhiều hơn, đồng thời khó hấp thụ hơn và làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Tóm lại, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm đại tràng co thắt. Bạn cần chú ý rằng việc điều trị viêm đại tràng co thắt cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Dù bất cứ trường hợp nào người bệnh cũng không nên tự ý chữa bệnh tại nhà hoặc tăng giảm liều thuốc.
Cao Đại Tràng Tâm Minh Đường
Cơ sở Hà Nội: Đông y Tâm Minh Đường
Địa chỉ: Nhà số 138 đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline : 0983.34.0246 – 02462.9779.23
Cơ sở Sài Gòn: Đông y An Dược
Địa chỉ: Nhà số 325/19 đường Bạch Đằng, P.15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903.876.437 – 028.6683.1025