Trượt đốt sống là một tình trạng khá lạ lẫm với rất nhiều người. Tuy nhiên, theo thống kế thì hiện nay đang có khoảng 2-3% dân số nước ta gặp phải tình trạng này. Hơn thế, nếu không có những phương pháp điều trị và xử lý nhanh chóng thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề đến người bệnh.
Trượt đốt sống là gì?

Trượt đốt sống là hiện tượng đốt sống trượt về phía sau hoặc ra đằng trước so với vị trí ban đầu và đối sống dưới. Tình trạng này thường hay xảy ra tại vùng thắt lưng và gây ra các cơn đau ở vùng thắt lưng khiến người bệnh khó đi lại. Các cơn đau thường lan từ thắt lưng xuống một hoặc cả hai chân.
Các nguyên nhân gây ra trượt đốt sống
Trượt đốt sống xảy ra do khá nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có 6 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này đó là:
Bẩm sinh
Trượt đốt sống bẩm sinh xảy ra do sự rối loạn phát triển, xuất hiện từ khi người bệnh còn bé. Tình trạng này liên quan đến vấn đề thiểu sản của phần trên xương cùng. Bệnh bẩm sinh bao gồm 2 nhóm chính đó là:
- Phân nhóm IA: Thiểu sản mấu khớp, định hướng khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng ra sau, thường kèm theo gai đôi.
- Phân nhóm IB: Thiểu sản mấu khớp, định hướng khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng vào trong.
Do khuyết eo
Trượt đốt sống do khuyết eo xảy ra do những tổn thương liên quan đến vùng eo. Các tổn thương này được chia thành 3 loại chính:
- Khuyết eo do gãy mệt.
- Loại trượt này do eo dài quá mức, được giải thích là do sự gãy và liền xương vùng eo xảy ra liên tục.
- Chấn thương gãy eo gây trượt đốt sống.
Do thoái hóa

Khi người bệnh mắc phải tình trạng thoái hóa cột sống (nhất là thoái hóa đĩa đệm) sẽ làm mất tình chắc, bền vững của cột sống và dẫn đến tình trạng trượt
Trượt đốt sống do bệnh lý
Đối với một vài người bệnh khi mắc phải các bệnh lý về ung thư hoặc nhiễm khuẩn làm phá hủy cấu trúc của cột sống và xảy ra tình trạng trượt cột sống.
Trượt đốt sống do chấn thương
Việc bị chấn thương hoặc tai nạn đến cột sống, mấu khớp cũng sẽ làm người bệnh bị trượt đốt sống.
Trượt đốt sống sau phẫu thuật
Trong một vài trường hợp phẫu thuật cắt cung sau hoặc vừa cắt cung sau vừa mở rộng cũng sẽ làm trượt đốt sống.
Trượt đốt sống có mấy mức độ?
Dựa trên mức độ trượt được đánh giá và xác định dựa trên hình ảnh X-quang quy ước ở tư thế nghiêng do tác giả Meyerding công bố, trượt đốt sống được chia làm mức độ bao gồm:
- Độ 1: trượt 0 – 25% thân đốt sống.
- Độ 2: trượt 26 – 50% thân đốt sống.
- Độ 3: trượt 51 – 75% thân đốt sống.
- Độ 4: trượt 76 – 100% thân đốt sống.
- Độ 5: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới.
Các triệu chứng của trượt đốt sống
Khi mắc phải hiện tượng trượt đốt sống ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có những triệu chứng như:
- Đau ở mông
- Đau lưng dưới
- Đau lan tỏa xuống chân (do áp lực lên rễ thần kinh)
- Căng và cứng cơ
- Hắt hơi
- Cơn đau tăng lên khi ho.
- Khi phải vận động như đi đứng, lao động thì các cơn đau sẽ xuất hiện và hết khi nghỉ ngơi.
Khi tình trạng trượt đốt sống bước vào giai đoạn nặng, người bệnh có thể sẽ cảm nhận được co cứng cơ ở thắt lưng, căng cơ mặt trong đùi, vẹo cột sống,… và các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều thêm.
Bên cạnh đó, có thể còn một vài triệu chứng khác không được nhắc đến. Để có thể biết rõ ràng nhất thì người bệnh có thể chủ động tham khảo thêm từ phía bác sĩ.
Phương pháp chẩn đoán trượt đốt sống
Để xác định xem có phải người bệnh mắc phải tình trạng trượt đốt sống hay không, các bác sĩ sẽ sử dụng một số biện pháp chẩn đoán để xác định tình trạng của bệnh.
Chụp X-quang
Khi chụp X-quang, người bệnh sẽ quy ước chụp ở các tư thế: thẳng, nghiêng, cúi tối đa và ưỡn tối đa.
Trong một số trường hợp, cần thiết chụp thêm film chếch 3⁄4 (phải, trái). X quang quy ước giúp chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ trượt.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)
Chụp cắt lớp vi tình là một biện pháp chẩn đoán dựa trên các giá trị đánh giá về cấu trúc xương, xác định vị trí, mức độ trượt và các tổ thương của eo, mấu khớp, hẹp ống sống…
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp MRI là cách tốt nhất để có thể đánh giá tổn thương về mô mềm và sự chèn ép thần kinh trong trượt đốt sống thắt lưng.
Trên phim cộng hưởng từ, có thể phát hiện các nguyên nhân gây chèn ép thần kinh: đĩa đệm thoát vị, dây chằng dày, các tổ chức xơ sẹo, hẹp lỗ ghép…
Phương pháp điều trị trượt đốt sống
Điều trị nội khoa
Đối với người bệnh ở độ tuổi thanh thiếu niên, điều trị nội khoa bằng cách cho người bệnh đeo đai hoặc mặc áo cố định phần đốt sống bị trượt để cải thiện và hạn chế sự tiến triển.
Với người bệnh trên 18 tuổi và đang ở độ tuổi trung niên thì cần phải điều trị theo cách như sau:

- Sử dụng đai hoặc áo để cố định phần bị trượt đốt sống.
- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Có thể sử dụng thêm một vài bài thuốc Đông y để bồi bổ sức khỏe cho người bệnh và hỗ trợ điều trị.
- Điều trị vật lý trị liệu, tập thể dục phục hồi chức năng, tăng cường sức mạnh ở cơ lưng, đùi hoặc bụng
- Giảm cân khi người bệnh có dấu hiệu béo phì
Chữa trị trượt đốt sống bằng cách phẫu thuật
Nếu người bệnh thuốc những trường hợp sau thì có thể các bác sĩ sẽ chỉ định việc phẫu thuật:
- Người bệnh đã được đều trị nội khoa ít nhất hoặc sau 6-12 tháng điều trị mà không thấy sư tiến triển.
- Tần suất cơn đau xuất hiện dày đặc hoặc người bệnh không muốn sử dụng thuốc hoặc các phương pháp khác.
- Bệnh nhân bị biến chứng do trượt đốt sống như liệt vận động một hoặc hai chân, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang (bí tiểu).
- Trượt đốt sống nặng ở trẻ nhỏ do khuyết eo đốt sống.
Trên đây là bài viết về tình trạng trượt đốt sống. Mong rằng, bài viết mang lại cho các bạn độc giả nhiều thông tin bổ ích. Tốt nhất, nếu bạn thấy mình có bất cứ dấu hiệu nào của tình trạng bệnh cổ cần ngay lập tức đến gặp ngay bác sĩ tại các trung tâm y tế và bệnh viện lớn để có những cách điều trị sớm và hiệu quả. Xin cảm ơn!