Trẻ bị viêm họng là tình trạng thường gặp. Do hệ miễn dịch ở trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện nên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về đường hô hấp, viêm amidan, viêm tai giữa,…
Dấu hiệu trẻ bị viêm họng
Các triệu chứng thường gặp khi bé bị viêm họng:
- Biểu hiện đầu tiên thường là quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, có thể ho và sốt 39 độ
- Ho nhiều, khàn tiếng, ho có đờm
- Sốt cao 38-400C, người mệt mỏi, quấy khóc
- Hắt hơi, chảy nước mũi, khò khè, khó thở
- Cổ họng sưng đỏ hoặc có mụn mủ
- Có dấu hiệu mất nước, thường xuyên chảy nước dãi
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ diễn ra như thế nào?
Bệnh viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột thường có biểu hiện như:
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-400C;
- Đau rát họng, môi khô, lưỡi bẩn;
- Ho khan sau đó ho có đờm, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng, đau đầu;
- Trẻ nôn, đi ngoài phân lỏng;
- Có hạch cổ bị sưng đau, khó nuốt nước bọt hoặc nuốt thấy đau, khó mở miệng rộng.
Trẻ bị viêm họng cấp thường sốt mấy ngày
Trẻ bị viêm họng cấp thường diễn biến trong 3-4 ngày và lui bệnh sau 7-10 ngày, các triệu chứng cũng giảm dần, hiện tượng rát họng cũng không còn nữa. Viêm họng cấp có thể tái phát hằng năm nên cha mẹ cần cho trẻ ăn chế độ giàu dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh tốt để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày thì đưa đi khám?
Khi bé bị viêm họng sốt kéo dài trên 7 ngày không khỏi kèm theo các triệu chứng sau thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám:
- Sốt cao liên tục, dùng thuốc hoặc chườm ấm không có hiệu quả, có thể bị co giật
- Trẻ ho nhiều, thở gấp, khó thở hoặc thở nhanh hơn bình thường, đôi khi kèm co rút lồng ngực
- Chảy mủ tai
- Trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
- Bệnh không có tiến triển sau 2 ngày điều trị
Trẻ bị viêm họng sốt cao có nguy hiểm không
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày liên tục chính là biểu hiện của bệnh viêm họng cấp. Viêm họng cấp nếu kéo dài đến tuần thứ hai, thứ ba dễ gây ra các biến chứng như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quả, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm hạch mủ,… nguy hiểm nhất là thấp tim, thấp khớp và nhiễm khuẩn huyết.
Khi bé bị viêm họng cấp sốt cao thì cha mẹ nên đưa con đi khám để tránh gây các biến chứng nguy hiểm:
- Trẻ dưới 3 tháng: Sốt cao từ 380C
- Trẻ từ 3-6 tháng: Sốt cao từ 38,30C
- Trẻ trên 6 tháng: Sốt cao từ 390C
Chữa viêm họng cho bé như thế nào
Giữ ấm vùng cổ họng, ngực, mũi cho trẻ để phòng viêm họng. Khi con bị viêm họng, cha mẹ nên:
- Đo nhiệt độ và chườm ấm hạ nhiệt.
- Đảm bảo nhà cửa, phòng ở của trẻ sạch sẽ, khô thoáng, thường xuyên lau chùi, dọn dẹp.
- Giúp hoặc hướng dẫn trẻ vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ, cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc pha ¼ muỗng cà phê muối với 250ml nước ấm để bảo vệ đường hô hấp của trẻ.
- Không nên để nhiệt độ điều hòa trong phòng trẻ quá thấp, nên duy trì ở mức 25-270C.
- Giúp trẻ duy trì tâm trạng thoải mái, hạn chế trẻ quấy khóc làm bệnh lâu khỏi.
- Khi trẻ đổ nhiều mồ hôi, không nên tắm ngay cho trẻ, nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và hướng dẫn trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ và dùng chung đồ với người khác.
- Có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprotein khi có chỉ định của bác sĩ.
- Có thể dùng thuốc xịt chloraseptic, viên ngậm làm mát họng để có thể giảm đau nhất thời.
Nếu trẻ sốt cao trên 38,50C, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trẻ bị viêm họng nên ăn gì?
Khi trẻ bị viêm họng, nên cho trẻ ăn theo chế độ sau:
- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
- Cho trẻ uống nhiều nước, nhất là cho trẻ uống dung dịch oresol và nước ép hoa quả như nước ép cam, chanh,… để giải nhiệt, kháng viêm.
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn thêm khi trẻ không muốn ăn nữa. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng như kẽm, sắt,… giúp trẻ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
- Có thể cho trẻ uống hoặc ngậm quất, gừng, chanh hấp mật ong, một số loại trà thảo mộc pha với chanh hoặc mật ong… để chữa ho và đau họng. Cần lưu ý nếu trẻ dưới một tuổi thì không nên cho trẻ sử dụng mật ong.
- Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản của bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần nắm bắt được cách biểu hiện và cách xử trí khi trẻ bị viêm họng từ đó giúp phòng tránh xảy ra biến chứng.