Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là hiện tượng thường thấy xảy ra ở trẻ em do hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu. Rối loạn tiêu hóa không chỉ khiến cho cơ thể của các bé luôn trong tình trạng mệt mỏi mà còn khiến ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng phát triển cơ thể. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách chữa trị bệnh ra sao để mang lại hiệu quả, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì?
Do hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non yếu rất dễ khiến trẻ mắc phải các chứng rối loạn tiêu hóa khi chế độ dinh dưỡng thay đổi đột ngột.
Sau đây là những biểu hiện thường thấy của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ:
Nôn trớ
Nôn trớ ở trẻ hay còn gọi là trào ngược dạ dày lên thực quản là dấu hiệu thường thấy nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Theo nghiên cứu gần đây nhất, có tới hơn 2/3 số trẻ ở giai đoạn đầu đời mắc phải chứng nôn trớ do hệ thống tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ. Ở những trẻ lớn hơn khi hệ thống tiêu hóa đã phát triển đầy đủ chứng nôn trớ sẽ dần biến mất.
Bên cạnh đó, khi trẻ có chứng nôn trớ rất dễ dẫn đến những biến chứng như: viêm tai giữa, suy dinh dưỡng, tụt cân nhanh chóng, chậm lớn và thậm chí có thể xảy ra chứng rối loạn hành vi nếu không được điều trị kịp thời.
Táo bón
Táo bón là một trong những triệu chứng thường thấy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.
Điều dễ để quan sát chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ này là khi các bé thường xuyên bỏ bữa, chán ăn, ăn không ngon miệng làm cho cơ thể suy dinh dưỡng, tụt cân, còi xương, suy dinh dưỡng và thường bé hơn những trẻ cùng tuổi.
Tiêu chảy
Triệu chứng tiêu chảy thường được đánh giá là khi trẻ đi ngoài ra phân lỏng gần như nước trên 3 lần trong 1 ngày.
Khi trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài trong suốt một khoảng thời gian mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ bị mất nước, chất khoáng, chất điện giải, nếu như nghiêm trọng hơn trẻ còn có thể tử vong.
Đi ngoài ra phân sống
Đi ngoài ra phân sống là biểu hiện của sự rối loạn đường khuẩn bên trong đường ruột, do tác nhân mất cân bằng giữa lợi khuẩn cùng hại khuẩn.
Thường thấy ở một người có hệ thống đường ruột bình thường sẽ thấy 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn có hại giúp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể cùng với chức năng tiêu hóa, thải chất độc hại ra bên ngoài cơ thể diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, nếu như vi khuẩn có hại tăng lên sẽ gây nên chứng rối loạn vi khuẩn bên trong đường ruột đi kèm với những dấu hiệu như: đi ngoài ra phân lỏng, phân sống và có thể kèm theo đau tức bụng.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể là do nhiều nguyên nhân gây nên, sau đây là một số nguyên nhân cụ thể gây nên chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ:
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá cay nóng, bánh kẹo ngọt, đồ uống nhiều gas, nước ngọt,… khiến hệ thống tiêu hóa non yếu của trẻ không thể hấp thụ hết.
- Môi trường sống không sạch sẽ: Việc phải sống ở những môi trường không được vệ sinh sạch sẽ từ nguồn nước ô nhiễm hoặc nguồn thực phẩm bẩn dễ khiến chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ phát triển mạnh mẽ.
- Ngộ độc: Do hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non yếu sẽ rất dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi ăn những thực phẩm ôi thiu hoặc sử dụng những nguồn nước ô nhiễm để chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Chức năng miễn dịch còn yếu: Do các chức năng miễn dịch của cơ thể còn non yếu, các vi khuẩn có lợi chưa có đủ thời gian hình thành nên những bức tường bảo vệ đường ruột nên dễ dàng để vi khuẩn gây bệnh tấn công, gây nên những chứng rối loạn tiêu hóa thường thấy ở trẻ.
- Thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh có thể là một trong những lý do khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa do khi các chất kháng sinh đi vào trong cơ thể không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn loại bỏ luôn những vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Biến chứng từ bệnh khác: Các bệnh lý trẻ bị mắc trước đó như viêm phổi, viêm phế quản, viêm nhiễm đường hô hấp,… dễ dàng dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Khi trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa mà không được điều trị kịp thời sẽ xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, ngay từ khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh các mẹ cần chữa trị kịp thời bằng những phương pháp đơn giản như sau:
- Cho trẻ uống trà hoa cúc sẽ khiến thuyên giảm những chứng khó chịu trong hệ thống tiêu hóa của trẻ.
- Một ly trà bạc hà khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa tiêu hóa là không thể thiếu do trong bạc hà có chất làm giảm các chứng buồn nôn, đầy bụng.
- Sử dụng 1 đến 2 muỗng giấm táo pha với một ly nước ấm và cho trẻ uống cũng làm giảm chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
- Sử dụng gừng cũng có thể làm cải thiện tình trạng đầy bụng và khó tiêu ở trẻ.
- Tương tự như gừng, ba mẹ cũng có thể sử dụng tỏi để chữa các chứng rối loạn tiêu hóa gây khó chịu cho trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Để ngăn ngừa không cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể của bé, cha mẹ cần nên chú ý một số cách chăm sóc trẻ như sau:
- Không nên cho các bé ngậm mút tay và đưa những đồ chơi không sạch vào trong miệng
- Cho trẻ ăn uống vừa đủ chứ không nên quá ép ăn vượt khẩu phần ăn mỗi ngày
- Những người thân hay tiếp xúc với trẻ cũng cần vệ sinh tay, chân, miệng sạch sẽ
- Thường xuyên rửa tay cho các bé bằng dung dịch vệ sinh diệt khuẩn sau khi bé tiếp xúc với động vật, chơi đồi chơi hoặc sau những lúc đi vệ sinh,…
- Các mẹ cũng nên lưu ý cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời
- Tiêm phòng đầy đủ và theo dõi định kỳ sức khỏe của trẻ
- Bổ sung thêm những thực phẩm có lợi hoặc men tiêu hóa giúp cho chức năng miễn dịch của hệ tiêu hóa được tăng cường sẽ hạn chế tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì?
Bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Sau đây là một số loại thực phẩm an toàn, hiệu quả các mẹ cần chú ý cho con sử dụng vừa giúp con trẻ ăn ngon miệng mà cũng giúp đẩy lùi các chứng đau bụng, đầy hơi,…

- Sữa chua: Chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp cho hệ tiêu hóa luôn trong trạng thái cân bằng cũng như cải thiện rối loạn của đường ruột.
- Rau xanh: Giàu hàm lượng chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và đẩy lùi những tác nhân có hại trong bộ máy tiêu hóa.
- Các thực phẩm từ gạo: Chứa nhiều tinh bột sẽ khiến hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ hơn.
- Chuối: Trong chuối chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các enzyme vô cùng tốt cho đường tiêu hóa khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa đấy bạn nhé.
- Các loại ngũ cốc: Trong ngũ cốc chứa nhiều acid béo, Omega 3 cũng như các loại dầu thực vật từ thiên nhiên giúp cho hệ thống tiêu hóa của trẻ luôn trong tình trạng khỏe mạnh.
Bé bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì ngoài vấn đề ăn gì thì các mẹ cũng nên quan tâm đến vấn đề kiêng khem cho trẻ. Dưới đây là những thực phẩm khi trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa cần kiêng các mẹ nên chú ý nhé:
- Hạn chế những thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột, thực phẩm giàu chất béo dễ khiến trẻ mắc chứng táo bón.
- Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn những đồ ăn nhanh như: xúc xích, pizza, thịt hộp, sandwich,…
- Không nên ăn những thực phẩm chứa quá nhiều dầu mỡ, hoặc những thức ăn quá cay, nóng, những thức ăn chiên xào,…
- Tránh cho trẻ sử dụng những đồ uống quá nhiều gas, nước ngọt cũng dễ khiến trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa.
Với những nguyên nhân, triệu chứng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng như cách chăm sóc khi trẻ mắc chứng rối loạn tiêu hóa an toàn nhất. Mong rằng các mẹ sẽ tìm được phương án hữu ích để chữa bệnh cho con trẻ của mình. Chúc các con thân yêu luôn luôn khỏe mạnh!