Thời tiết thay đổi, sức đề kháng của trẻ nhỏ bị suy yếu rất dễ dẫn đến việc trẻ bị ho khan. Bố mẹ cần nắm được cách giúp giảm ho và chữa bệnh hô hấp cho trẻ. Quý phụ huynh có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để “giải mã” nguyên nhân bé bị ho khan, từ đó có phương án điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân trẻ bị ho khan
Nhiều trẻ ho khan kéo dài hơn 1 tháng, đã áp dụng cả phương pháp dân gian và dùng thuốc nhưng vẫn không khỏi. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài ở trẻ em
- Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài (kéo dài trên 6 – 7 ngày)
- Bệnh nhi có các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi,…
Hen phế quản (hen suyễn)
- Là bệnh lý co thắt và viêm mạn tính đường hô hấp dưới, gây viêm khí quản, hạn chế luồng không khí vào phổi, gây triệu chứng thở rít tái phát.
- Trẻ ho khan nhiều, ho từng cơn tái phát, tức ngực và thở rít. Thường các bé sẽ bị viêm tiểu phế quản trên 3 lần trước 2 tuổi.
Chảy dịch mũi sau
- Khi cơ thể trẻ sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức sẽ gây chảy dịch mũi phía sau cổ họng gây ho kéo dài ở trẻ em, trẻ ho khan về đêm
- Bị nặng hơn vào ban đêm, trẻ sẽ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt và có thể bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng.
Ho gà
- Bệnh do vi khuẩn gây ra, lây lan qua đường hô hấp, có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi.
- Trẻ xuất hiện cơn ho từ 15 – 20 ngày, cơn ho kéo dài, đi kèm sốt, nôn trớ, ngừng thở, tím tái sau cơn ho, chậm nhịp tim,…
Viêm phổi
- Bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
- Triệu chứng bệnh gồm sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở, ho kéo dài.
Dị vật đường thở
- Trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, có cơn ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi, vã mồ hôi,…Trường hợp dị vật đường thở bị bỏ quên, trẻ ho khan lâu ngày và viêm phổi tái phát.
Do thời tiết
- Vào thời điểm giao mùa, trời lạnh khiến cổ họng của trẻ khô tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, cộng với sức đề kháng kém khiến trẻ dễ mắc phải chứng ho khan.
Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?
Chọn thuốc cho trẻ khi bị ho khan
Khi trẻ ho, phụ huynh đừng vội dùng kháng sinh, có thể là triệu chứng ho bình thường, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra. Việc mua thuốc kháng sinh cần có đơn của bác sĩ. Và sử dụng phải tuân theo liều lượng được chỉ dẫn.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, khi bé xuất hiện các triệu chứng của ho khan, mẹ cần cho bé ti nhiều hơn so với bình thường (vì sữa mẹ có nhiều dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh). Tránh tự dùng thuốc kháng sinh hoặc các bài thuốc dân gian để chữa ho khan cho trẻ, vì hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé còn yếu, dễ tổn thương.
Cách chăm sóc chung cho trẻ bị ho khan
Cách đơn giản nhưng hiệu quả trong điều trị là uống nhiều nước. (Do cổ họng thường xuyên bị khô rát, nhất là trong những ngày trời hanh khô). Ngoài ra, việc làm ẩm không khí cũng cần thiết. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đun ấm nước sôi với sả, chanh và gừng.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp để giúp giảm tình trạng trẻ ho khan.
Một số bài thuốc trị ho khan hiệu quả cho trẻ nhỏ
Bài 1: Mật ong + chanh
Mật ong có tính kháng khuẩn, kết hợp với khả năng tăng cường đề kháng từ vitamin C có trong chanh là cách chữa ho khan hiệu quả. Bạn cho hai thành phần này hấp cách thủy trong 10 phút. Sau đó để nguội và cho trẻ uống mỗi ngày từ 3-4 lần.
Bài 2: Lá hẹ + đường phèn
Chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch rồi cắt thành khúc dài 2cm. Sau đó cho lá hẹ vào một chiếc bát, cho thêm khoảng 30g đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong 20-30 phút. Sử dụng nước lá hẹ đường phèn cho trẻ uống khoảng 5 lần trong ngày (mỗi lần 1 thìa ăn cơm) sẽ giúp cơn ho khan giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, để giảm ho khan nhanh hơn, cha mẹ có thể hơ nóng lá hẹ rồi chườm lên ngực khi trẻ ngủ. Lưu ý, hơ lá hẹ ấm vừa phải, bọc trong khăn vải để tránh làm bỏng da bé. Làm liên tục từ 5-7 ngày kể cả khi bé đã khỏi ho để phòng tránh tái phát.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ bị ho khan. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức phòng ngừa và điều trị căn bệnh này cho trẻ nhỏ nhà mình. Trong thời điểm giao mùa, trẻ dễ bị ho do các nguyên nhân khác nhau.
Đặc biệt là yếu tố thời tiết và môi trường không khí. Các bậc phụ huynh cần để ý đến sức khỏe của bé mỗi ngày và có cách xử lý phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì xin hãy liên hệ bác sĩ của website để được tư vấn chi tiết các phương pháp điều trị phù hợp.