Một trong những chấn thương thường gặp ở các vận động viên hoặc những người lao động tay chân là trật khớp cổ tay. Cơn đau cổ tay có thể dấu hiệu của nhiều vấn đề về xương khớp như căng giãn dây chằng, đứt dây chằng, lệch đầu xương trong ổ khớp
Tìm hiểu cấu trúc của xương cổ tay
Cấu trúc ở phần xương cổ tay khá phức tạp chứ không như nhiều người nghĩ chỉ là một khớp nỗi giữa bàn tay và cẳng tay. Xương cổ tay là cấu trúc bao gồm 15 đầu xương riêng biệt, cấu thành bởi nhiều khớp nối phức tạp và hệ thống các dây chằng. Cấu trúc này giúp cho cổ tay hoạt động được linh hoạt hơn

Phần dây chằng là bộ phận rất dễ bị tác động dẫn đến giãn hoặc đứt. Bất kì vận động nào ở cổ tay quá mạnh hoặc sai cách như uốn, vặn, tác động lực mạnh đột ngột để dẫn đến nguy cơ đứt dây chằng làm cho cấu trúc của xương cổ tay bị phá hủy dẫn đến chấn thương trật khớp cổ tay
Trật khớp cổ tay nguyên nhân do đâu
Thường những lực mạnh tác động đến tay là nguyên nhân chính dẫn đến trật khớp. Khi dây chằng bị giãn hoặc đứt thì cổ tay không còn được bảo vệ tốt nữa nên các khớp dễ dàng bị lệch khỏi vị trí cố định tại ổ khớp
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây trật khớp cổ tay
- Do chấn thương bởi ngoại lực: ngã chống tay, bê đồ quá nặng, chơi thể thao…
- Vận động cổ tay không đúng cách
- Các hoạt động gây thương tổn cho dây chằng
- Bệnh nhân có tiền sử bị viêm khớp, hội chứng ống cổ tay
- Biểu hiện khi bị trật khớp cổ tay

Khi mới bị trật khớp, bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội ở cổ tay. Triệu chứng đau sau đó giảm dần rồi chỉ còn lại cảm giác đau nhức khi cử động mạnh. Những ngày tiếp theo, tình trạng này vẫn được duy trì, đau nhức ngày càng nhiều hơn làm cổ tay bị cúng, khó cử động và không thể mang xách đồ vật nặng
Một vài triệu chứng tiêu biểu để bạn nhận biết trật khớp cổ tay
- Đau dữ dội nhiều ngày ở cổ tay
- Cổ tay bị sưng, phù nề
- Cử động cổ tay rất khó thậm chí không cử động được
Trật khớp cổ tay được chia làm 3 mức độ với những biểu hiện khác nhau
- Mức độ 1 nhẹ nhất là tình trạng bong gan khi dây chằng cổ tay có dấu hiệu bị căng, giãn
- Mức độ 2 một vài sợ dây chằng bị giãn, đứt, đau liên tục
- Mức độ 3 dây chằng bị đứt hoàn toàn mất khả năng cố định khớp cổ tay dẫn đến trật khớp
Phải làm gì khi bị trật khớp cổ tay

- Dừng ngay mọi hoạt động đang làm dở, để tay nghỉ ngơi, không cố làm tiếp sẽ khiến cho tình trạng đau và tổn thương nặng hơn, cố gắng giữ tay cố định
- Chườm đá lạnh lên cổ tay để làm dịu đau và sưng
- Cố định khớp tay vào đúng vị trí ban đầu, nếu bạn không biết cách thì phải cần đến bác sĩ, tuyệt đối không tự ý làm
- Dùng băng để cố định vết thương trong quá trình di chuyển đến bệnh viện
Như vậy, trật khớp cổ tay là tình trạng rất dễ gặp phải nếu bạn không chú ý trong quá trình lao động, chơi thể thao cũng như sinh hoạt hàng ngày. Khi bị trật cổ tay bạn nên bình tĩnh, cố gắng nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh để đi đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối không tự ý nắn, bóp khi không biết cách.
Các bài viết của thoatvidiadem.net chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị