Trật khớp là vấn đề mà rất nhiều người đã và đang mắc phải, tình trạng trật khớp do nhiều nguyên nhân gây ra, người bệnh không nên chủ quan khi bị trật khớp bởi nếu như không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng khó lường như rách cơ, dây chằng… Vậy trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi và cách chữa trật khớp như thế nào, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân trật khớp cần phải biết
Đôi khi những nguyên nhân khiến bạn bị trật khớp lại đến từ việc bạn mang vác nặng, xách đồ, xách túi hàng thường xuyên… Theo như chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc thuộc Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội thì trật khớp là sự di chuyển bất thường giữa những đầu xương và làm cho hầu hết các mặt khớp bị lệch lạc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trật khớp khác. Trong đó, trật khớp chủ yếu thường đến từ tai nạn giao thông, thể dục thể thao không khoa học, tai nạn học đường cũng thường hay xảy ra. Không những vậy còn có một số người bị mắc phải những bệnh lý như viêm xương khớp háng, trật khớp vai do bị liệt vùng cơ delta, trật khớp bẩm sinh, từ đó mà cũng lo lắng khi không biết bị trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi?
Trong những tổn thương chủ yếu do trật khớp, thì trật khớp thường hay diễn ra ở vai, chân và các ngón tay là chủ yếu. Những nơi khác cũng xảy ra tình trạng trật khớp là ở bên khuỷu tay, đầu gối và háng. Nếu như được chữa trị đúng cách thì hầu hết tình trạng trật khớp sẽ trở lại bình thường chỉ sau vài tuần nghỉ ngơi và hồi phục nhanh chóng. Nhưng không phải tình trạng trật khớp nào cũng lành lặn hoàn toàn, một số khớp như khớp vai cũng có nguy cơ bị trật trở lại nếu như không được chữa đúng cách.
Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, những triệu chứng dễ nhận biết bạn đã bị trật khớp thường là do các khớp không được như ban đầu, biến dạng hoặc nhô ra khỏi vị trí của khớp, xuất hiện những vết bầm và sưng lên đau nhức, dữ dội, khớp khó chuyển động hoặc không thể chuyển động được. Khi người bệnh bị trật khớp do khớp bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu có thể gây ra cơn đau đột ngột và dữ dội. Cho nên, cần phải sơ cứu nhanh trước khi tới cơ sở y tế.
Nếu không được sơ cứu và điều trị đúng cách khi gặp phải tình trạng trật khớp, bạn rất dễ gặp phải nguy hiểm. Thương tổn tiến triển qua từng giai đoạn: Thời gian đầu là viêm tấy trong khoảng 72 giờ sau khi chấn thương, lúc này nước hoạt dịch và máu sẽ tự ngấm lại vào dây chằng trong bao khớp, có khi tràn cả vào khe lớp.
Vậy khi bị trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi cũng đang là câu hỏi mà nhiều người muốn được trả lời để từ đó biết cách khắc phục và điều trị bệnh hiệu quả.
Bị trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi?
Khi người bệnh bị trật khớp cổ chân, tay, vai quá lâu sẽ làm cho các khớp ở vùng chân, tay và vai bị ảnh hưởng nặng nề và tác động không hề tốt tới sinh hoạt cuộc sống thường ngày.
Thời gian điều trị trật khớp cổ chân còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng nhẹ của cổ chân như thế nào và cách xử lý lúc đầu như thế nào. Thông thường, thời gian từ khi bị bệnh đến khi lành lặn của trật khớp cổ chân có thể dao động trong khoảng từ 2 tuần cho tới 2 tháng. Khi chữa trị tình trạng trật khớp cổ chân có thể áp dụng ngay tại nhà, tuy nhiên bạn cũng cần phải làm đúng thứ tự từng bước và hạn chế sự vận động mạnh để giảm thiểu bệnh nặng hơn và cũng góp phần đạt được hiệu quả khi chữa bệnh trật khớp cổ chân nhanh chóng.
Cách chữa trật khớp chân đúng cách và an toàn
Bó khớp bị trật bằng băng vô trùng:
Khi bị trật khớp thì những bước để ngăn chặn bị nhiễm trùng, viêm nhức là vô cùng quan trọng, nhất là khi có bất kỳ vết thương hở nào xuất hiện tại vùng khớp.
Người bệnh cần chờ nhân viên y tế chuyên nghiệp, không được tự gắng rửa vết thương bằng bất cứ cách nào ( nếu như có vết thương hoặc chẳng may bị rách da). Nếu như cứ cố gắng rửa sạch vết thương đó mà không có kỹ thuật y tế hoặc không có có dụng củ tẩy trùng hợp lý thì sẽ khiến cho vết thương lại càng nhiễm trùng thêm
Trong tình huống này, thì điều cơ bản nhất là băng vùng khớp bị trật là đủ để giảm tình trạng bị nhiễm trùng.
Cố định vùng khớp bị trật
Cố gắng sử dụng loại gạc không dính như Tefal nếu chẳng may có vết thương. Cần lưu ý không được chỉnh lại vị trí của khớp bằng bất cứ cách nào, bởi có thể gây ra tổn thương nhiều hơn. Tốt hơn hết cần giữ cố định vùng khớp đó và tới khi nào được chuyên gia y tế khám xét và điều trị.
- Đầu tiên giữ cố định cả phần trên và phần dưới khớp để đảm bảo vùng khớp bị trật được ổn định nhất trong khi chờ đợi có chuyên gia y tế xem xét
- Nếu như bị trật khớp ở vai, cần phải sự băng đeo để giữ cố định khớp lại. Lưu ý cần đeo băng giữ cho cánh tay áp vào cơ thể.
- Nếu như khớp chân bị trật cần phải sử dụng nẹp là cách tốt nhất. Bạn có thể sử dụng nẹp từ 2 đoạn thanh gỗ, hoặc một dụng cụ chắc chắn khác và băng lại hoặc dùng dây vải để giữ cho thanh nẹp được cố định lại ổn định.
Theo dõi vùng bị trật khớp
Hãy chắc chắn là khi bị trật khớp ở chân của người bệnh không bị mất đi cảm giác vùng chân, thay đổi nhiệt độ ở chân, hoặc mạch chân đập yếu đi. Những dấu hiệu này là bởi tắc mạch máu , hoặc dây thần kinh dẫn xuống tới các chi đều bị tổn thương. Nếu cảm thấy điều này, cần nhờ tới chuyên gia y tế để kiểm tra và điều trị ngay.
Không nên cho người bệnh ăn uống khi đang điều trị trật khớp
Bởi, bác sĩ cần dạ dày của người bệnh phải trống rỗng để điều trị tốt nhất, đặc biệt là trong khi cần phải phẫu thuật là cần thiết
Cần sự giúp đỡ của y tế đúng lúc
Nếu như khi chăm sóc người bệnh mà gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì hãy gọi 115 ngay.
- Tình trạng bị mất nhiều máu
- Xuất hiện những tổn thương trầm trọng khác.
- Ngoài bị trật khớp chân còn thấy xuất hiện chất thương ở vùng đầu, cổ và ở vùng cột sống thì rất có thể bị chấn thương cột sống rất nguy hiểm
- Mất cảm giác tại vùng khớp chân bị trật.
Như vậy với những nguyên nhân trật khớp và trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi, cách chữa trật khớp chân bên trên thì bạn đọc cũng đã có những kiến thức bổ ích bên trên để chăm sóc người bệnh và cũng như giúp người bệnh mau chóng lành bệnh.
Các bài viết của thoatvidiadem.net chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị