Trào ngược dạ dày là một tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm đối với người lớn khi nó ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên hiện tượng bé bị trào ngược dạ dày cũng ngày càng xuất hiện nhiều. Đây được xem là một những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em nhất mà các bậc phụ huynh cần đề phòng cho con em mình.
Phân biệt trào ngược dạ dày ở trẻ em với nôn trớ
Điều này là cực kỳ cần thiết bởi 2 tình trạng có biểu hiện giống nhau nhưng hậu quả thì lại khác nhau. Trong khi bé bị trào ngược dạ dày sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng sau này. Còn nôn trớ không gây bất cứ hậu quả sau này.
- Trước hết là nhận biết bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em dựa trên tuổi của chúng. Khi bé bị nôn trớ chủ yếu là trong khoảng thời gian từ nửa năm đến 1 năm đầu đời. Qua khoảng thời gian này nếu bé vẫn có biểu hiện nôn trớ thì có khả năng là đã mắc bệnh trào ngược dạ dày.
- Biểu hiện thứ 2 chính là các dấu hiệu kèm theo sau đó. Nhất là những bé mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thì các dấu hiệu dưới đây càng dễ dàng nhận biết:
- Đầy bụng có thể quan sát bằng mắt thường khi bụng trẻ căng tròn lên sở vào thấy hơi cứng.
- Ăn ít dẫn đến giảm cân: thường trải qua 1 vài tháng mới có thể nhận ra bệnh lý thông qua dấu hiệu này.
- Bụng trẻ thường xuyên nóng rát là một trong những biểu hiện bé bị trào ngược dạ dày.
- Nôn trớ kéo dài: nếu tình trạng này diễn ra hằng ngày trong mọi bữa ăn thì nên đưa bé đi khám sớm nhất tại các cơ sở y tế.
Nguyên nhân bé bị trào ngược dạ dày
Tác nhân sinh lý
- Đầu tiên phải kể đến là do hệ thống tiêu hóa cũng như dạ dày của trẻ chưa được hoàn thiện. Lúc này vị trí của dạ dày sẽ nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn. Cộng với đó là sự thiếu ổn định của các cơ co thắt nằm ở 2 đầu của dạ dày. Nhiều lúc có thức ăn thì chúng lại mở ra và ngược lại không có thức ăn lại đóng kín.
- Kế đến là do thói quen ăn bú của trẻ, khi các bé dưới 6 tháng tuổi chủ yếu là sử dụng nguồn sữa mẹ hoặc bú sữa bình. Những sản phẩm này đều ở dạng lỏng cho nên chỉ cần có một khe hở nhỏ ở cơ vòng chúng sẽ lọt ra ngoài. Hơn nữa tình trạng bé bị trào ngược dạ dày khi sử dụng sữa bò sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bú sữa mẹ. Lý do là sữa bò lâu tiêu hóa hơn, nằm lại trong dạ dày lâu hơn.
- Tác nhân cuối cùng có thể kể đến chính là do tư thế cho bé bú. Thông thường các mẹ đều cho trẻ bú ở tư thế nằm ngang, nhất là vào lúc ban đêm. Bạn có thể tưởng tượng trẻ là một chai nước nếu để nằm ngang thì khả năng nước bị trào ra ngoài ra khá cao. Tương tự nếu đặt nghiêng chai nước khả năng này sẽ giảm đi.
Tác nhân do bệnh lý
Ngoài tác động khiến bé bị trào ngược dạ dày đã kể trên thì có một số bệnh lý bẩm sinh cũng khiến trẻ mắc phải căn bệnh này. Có thể kể đến như là thoát vị cơ hoành, sa dạ dày ở mức độ nặng làm cho cơ co thắt phần thực quản dưới bị yếu đi
Ngoài ra những bệnh lý nguy hiểm hơn như là bại não, nhiễm trùng, hở van tim cũng khiến cho bé bị trào ngược dạ dày.
Những điều cần lưu ý
Khi bé bị trào ngược dạ dày các mẹ nên nhanh chóng thực hiện những điều sau để hạn chế biến chứng:
- Bế bé lên hoặc cho bé nằm nghiêng nhưng đầu phải quay về 1 bệnh. Mục đích là ngăn cho sữa không chạy vào hệ thống hô hấp để chúng vẫn có thể thở thông qua khí quản.
- Nhanh chóng vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm và mặc quần áo khô, nhưng phải đảm bảo giữ nhiệt cho chúng.
- Trường hợp sữa vẫn còn trong mũi thì phải hút rửa sạch nếu không muốn trẻ bị suy hô hấp.
- Do dạ dày trẻ chưa phát triển nhưng vẫn phải cho ăn dặm sau đó khoảng 1 tiếng tránh bé bị trào ngược dạ dày lại.
- Khi da bé trở lại hồng hào kèm khóc lớn, trương lực cơ tốt là tình trạng đã được giải quyết
- Tương tự là biểu hiện da tím tái, trẻ không khóc, khó thở thì cần nhanh chóng chuyển đến các cơ ở y tế tiến hành dùng các biện pháp cấp cứu.
Biện pháp phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Làm đặc thức ăn
Đối với trẻ đang trong thời gian ăn sữa thì nên dùng khoảng 100ml khuấy đều đun chín với 1 thìa bột gạo. Từ đó mà tạo độ đặc nhất định cho sữa cũng như bổ sung thêm một lượng lớn calo. Khi ăn hỗn hợp này thì sữa đặc sẽ được cố định trong dạ dày giảm thiểu khả năng bé bị trào ngược dạ dày.
Hơn nữa nếu trẻ đã có thể ăn bột thì cũng nên đun sao cho có đặc sếnh vừa phải. Đừng sợ trẻ bị khó tiêu mà không thực hiện. Điều này sẽ giúp bé ngủ sâu giấc và phát triển nhanh hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Không giống như người lớn trẻ nhỏ cần được chia nhỏ bữa ăn hằng ngày và phải cách đều nhau. Đối với những bé dưới 4 tuổi có thể áp dụng cách tính lượng sữa hằng ngày cho bé như sau: lấy cân nặng tại thời điểm đó nhân với 150 rồi chia cho 12 là ra số lượng sữa cần thiết cho bé.
Để ý sau khi bé bú hết khoảng 50ml sữa thì ngừng lại. Đợi 1 khoảng thời gian ngắn cho chúng giải lao và nghe thấy tiếng ợ thì tiếp tục hạn chế bé bị trào ngược dạ dày.
Tư thế của trẻ sau khi ăn
- Sau khi cho trẻ ăn no các mẹ nên bế chúng thẳng đứng trong khoảng 20 đến 30 phút.
- Khi chúng ngủ phải kê gối cao lên sao cho cổ gập 1 góc khoảng 30 độ. Tuy nhiên cần tránh cho bé nằm ngay sau khi vừa mới ăn xong. Thời gian tối thiểu là từ 1 đến 2 tiếng
- Quần áo cũng phải rộng rãi tránh bó chặt, bí bách ở vùng bụng.
Đó là thông tin mà các mẹ cần biết về tình trạng bé bị trào ngược dạ dày. Đây có thể chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường hoặc tiến triển thành giai đoạn nguy hiểm tùy vào nhận thức của các mẹ. Hãy cho các con mình nhận được sự bảo vệ tốt nhất.