Trào ngược dạ dày khi mang thai không phải là tình trạng quá hiếm gặp ở những phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, gây ra nhiều cảm giác vô cùng khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của nhiều mẹ bầu. Do đó, những mẹ bầu cần tìm hiểu những thông tin chính xác về tình trạng này để có hướng điều trị phù hợp giúp thời gian thụ thai diễn ra thuận lợi nhất!
Bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai hay còn được gọi là trào ngược acid dạ dày khi mang thai, là tình trạng trào ngược acid bên trong dạ dày theo từng lúc hay liên tục lên trên thực quản.
Trào ngược dạ dày ở bà bầu thường xảy ra nhiều sau những bữa ăn chính, trong một khoảng thời gian ngắn và thường khá hiếm vào những lúc sau khi ngủ.
Tuy nhiên, không nên chủ quan vì chính những cơn trào ngược tưởng chừng như vô cùng bình thường này lại chính là tác nhân chính gây nên căn bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai làm cho các mẹ bầu vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày khi mang thai là gì?
Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản do khi mang thai, hormone progesterone làm van giữa dạ dày và thực quản bị giãn ra không thể ngăn acid từ dạ dày ộc ngược lên trên thực quản.
Khi đang trong giai đoạn mang thai, do van giữa thực quản và dạ dày bị giãn nở ra khiến tần suất trào ngược tăng cao, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho acid chạy ngược lên thực quản và kích thích trực tiếp vào niêm mạc của thực quản.
Bên cạnh đó, lúc đang trong giai đoạn thai kỳ, lượng hormone relaxin tăng đột ngột và mạnh mẽ làm cho chức năng co bóp thức ăn của dạ dày suy giảm, lắng đọng. ứ trệ gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai.
Một điều quan trọng hơn cả, bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai thường kéo dài trong suốt cả chu kỳ thứ 3 bởi giai đoạn này thai nhi bắt đầu phát triển lớn dần và đè ép trực tiếp lên ruột và dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho những thực phẩm không kịp tiêu hóa ứ ngược lên trên thực quản.
Không chỉ những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản khi có bầu mà một số lý do sau cũng gây ra tình trạng này như:
- Stress, lo âu, căng thẳng trong giai đoạn thai kỳ
- Béo phì, thừa cân
- Ăn quá nhiều
- Sinh hoạt không điều độ, thức quá khuya trong thời gian mang bầu
- Ăn quá no ngay trước khi ngủ
- Mặc những bộ đồ quá chật và bó sát vào cơ thể
- Sử dụng những đồ uống có gas và chứa nhiều caffein
- Ăn những thực phẩm dễ gây ra chứng trào ngược dạ dày khi mang thai như: socola, thực phẩm quá cay hoặc quá nóng, bạc hà, cam, quýt, bạc hà, thực phẩm thừa chất đạm, chất béo,…
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai ra
Triệu chứng khi bà bầu bị trào ngược dạ dày có thể kéo dài trong suốt quá trình mang thai sang đến tận tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 và dần nặng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, sau khi sinh xong thì chứng trào ngược dạ dày ở các mẹ bầu sẽ tự khỏi hẳn.
Các mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy những biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày khi mang thai đặc trưng như sau:
- Nóng, rát đặc trưng ở cổ họng.
- Ợ hơi, ợ chua.
- Khi nuốt gặp khó khăn như có vật mắc trong cổ họng.
- Viêm họng.
- Cảm thấy cổ họng có vị mặn hoặc chua vô cùng khó chịu.
- Chán ăn, ăn kém.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Đau ngực, rát vùng ngực đặc biệt là trong khi ăn, khi nằm hoặc khi phải vận động thường xuyên.
- Khi ăn đôi khi cũng cảm thấy thức ăn vướng mắc giữa ngực và thực quản.
- Ho, khó thở hoặc thở khò khè.
- Khàn giọng.
- Cảm giác nóng rát chính giữa ngực ngay sau khi ăn kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ ở những bà bầu mắc bệnh trào ngược nặng hơn.
Những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến xấu đi và gây thương tổn nghiêm trọng đến niêm mạc của thực quản.
Một số trường hợp, khi mắc bệnh còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm phổi, viêm họng, viêm xoang, loét dạ dày, thậm chí là bệnh ung thư dạ dày,…
Không những thế, những triệu chứng của tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai được liệt kê trên đây không được điều trị nhanh chóng còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi khiến trẻ bị suy dưỡng nặng nề. Do đó, khi thấy các triệu chứng trên xuất hiện cần đi thăm khám và có hướng điều trị ngay lập tức.
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày của mẹ bầu
Phương pháp Tây Y
Những nhóm thuốc các mẹ bầu có thể được bác sĩ chỉ định dùng để trị chứng trào ngược dạ dày khi mang thai như sau:
- Nhóm thuốc chống oxy hóa
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton
- Nhóm thuốc bảo vệ lớp dịch nhầy của niêm mạc dạ dày
- Nhóm thuốc chống histamin
- Nhóm thuốc kháng acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc Tây nào cũng cần hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước chứ không nên tự ý sử dụng thuốc.
Các phương pháp chữa chứng trào ngược dạ dày khi mang thai tại nhà
- Ăn thành từng bữa nhỏ trong ngày: Trong giai đoạn thai kỳ, thay vì ăn 3 bữa chính đều đặn như thường ngày, các mẹ bầu nên chia ăn thành từng bữa nhỏ để tránh tình trạng dạ dày phải làm việc quá tải khiến chứng trào ngược dạ dày bùng phát
- Uống thêm nhiều nước: Ưu tiên sử dụng nước lọc, trà gừng, sữa chua, sữa đậu nành, sữa hạt óc chó,… thay vì những thức uống nhiều gas để hạn chế bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai co cơ hội xuất hiện.
- Tuyệt đối không ăn quá no trước khi ngủ: Các mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn quá no ngay trước khi ngủ mà cần phải ăn ít nhất khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ
- Tập những bài tập nhẹ nhàng: Một số bài tập thể dục đơn giản sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn hẳn đấy bạn nhé.
- Kê cao gối khi nằm: Khi nằm hoặc ngủ, 1 chiếc gối được kê cao sau gáy giúp nâng cao giữa ngực và đầu giúp cho acid nằm yên bên trong dạ dày
- Sử dụng những trang phục rộng rãi: Các mẹ khi mang thai nên sử dụng những trang phục rộng rãi, không quá bó sát vào cơ thể khiến tình trạng trở nên ngày càng trầm trọng hơn
- Thoải mái tinh thần: Trong thời gian mang thai, các mẹ nên có 1 tinh thần thoải mái, lạc quan, giữ bình tĩnh trước mọi vấn đề từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai.
Những thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai trên đây, mong rằng sẽ giúp các mẹ bầu hạn chế những khó chịu bệnh mang lại và thoải mái để đón chờ thành viên mới. Chúc các mẹ và con luôn mạnh khỏe, luôn vui vẻ!