Tiểu buốt ở nữ giới là một trong những triệu chứng phổ biến, nhất là khi phụ nữ mang thai, thậm chí có trường hợp tiểu buốt đau ra máu. Tình trạng này cũng có thể gặp ở nam giới và xảy ra với mọi lứa tuổi. Vậy tiểu buốt là bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa thế nào cho hiệu quả
Tiểu buốt là gì?
Tiểu buốt là triệu chứng nóng rát, khó chịu kèm theo đau buốt khi bạn đi tiểu. Tình trạng tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ thường phổ biến hơn so với nam giới. Nó có thể xuất hiện trong thời gian mang thai, sau sinh thường hoặc sinh mổ kèm đau bụng dưới hoặc ra máu, ra mủ.
Tiểu buốt tiểu rắt thường do viêm ở niệu đạo hoặc bàng quang. Ở phụ nữ, viêm âm đạo hoặc viêm vùng xung quanh âm đạo có thể gây đau khi đi tiểu. Tình trạng viêm dẫn đến đau buốt, rùng mình khi đi tiểu
Tiểu buốt là bệnh gì?
Có 3 bệnh chính gây nên chứng tiểu buốt ở nữ giới bao gồm
- Viêm bàng quang
- Viêm niệu đạo
- Viêm âm đạo
Viêm bàng quang
Đây là tình trạng viêm rất phổ biến ở phụ nữ trong những ngày đèn đỏ. Nhiều phụ nữ bị lặp đi lặp các đợt viêm bàng quang do niệu đạo ngắn và vị trí nằm gần âm đạo, hậu môn nơi thường có vi khuẩn xâm nhập.
Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân gây viêm bàng quang. Kích thích mạnh bạo tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và di chuyển lên phía bàng quang. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị viêm bàng quang nên thường có hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt ra máu.
Ngoài tiểu buốt buốt ra thì bệnh nhân thường bị đi tiểu nhiều lần, cảm giác nóng rát, đau đớn khi đi tiểu. Những triệu chứng này thường tiến triển trong vài giờ hoặc 1 ngày. Điều này có thể gây mất nước tiểu không kiểm soát được, nhất là ở người cao tuổi. Thông thường, viêm bàng quang được điều trị bằng kháng sinh.
Viêm niệu đạo
Niệu đạo là một ống cho phép nước tiểu đi ra khỏi bàng quang. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm niệu đạo là nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây có thể là do bệnh lậu và các bệnh liên quan đến đường tình dục khác. Ngoài ra kích ứng xà phòng, kem dưỡng da, chất khử mùi…cũng có thể gây viêm
Sau khi mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố có thể xảy ra cũng có thể gây viêm niệu đạo. Bệnh có triệu chứng là tiểu buốt có mủ ở nữ, tiểu nhiều, đau bụng dưới, đau khi quan hệ. Viêm niệu đạo do vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh
Viêm âm đạo
Ở phụ nữ tiền mãn kinh, nhiễm trùng là nguyên nhân gây viêm âm đạo phổ biến nhất. Sau khi mãn kinh, nồng độ estrogen thấp thường dẫn đến teo âm đạo. Viêm âm đạo cũng có thể là kết quả của phản ứng dị ứng với một hóa chất gây kích thích, chẳng hạn như chất diệt tinh trùng, thụt rửa hoặc xà phòng tắm.
Biểu hiện của viêm âm đạo là tiểu buốt tiểu rát, ngứa âm đạo hoặc đau nhức, có dịch nhầy, đau bụng dưới, đau khi quan hệ.
Tiểu buốt khi mang thai
Khi mang thai, bạn dễ dàng bị nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn đến các triệu chứng của viêm bao gồm tiểu buốt ra máu, đi tiểu thường xuyên. Đôi khi nhiễm trùng có thể lan từ bàng quang lên thận. Trong trường hợp này phụ nữ mang thai có thể bị đau vùng lưng dưới ở 1 bên kèm theo buồn nôn.
Nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ
Ngoài những nguyên nhân tiểu buốt là bệnh gì kể trên thì còn có rất nhiều các yếu tố khác gây ra tình trạng này bao gồm
- Đặc thù cấu tạo của cơ quan sinh dục của phụ nữ rất phức tạp, vị trí gần hậu môn nên đây là vùng rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
- Trong những ngày hành kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục nếu bộ phận sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ viêm nhiễm
- Tiểu buốt do ra nhiều mồ hôi khi trời nóng nhưng tiểu ít
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh
- Mặc đồ lót không phù hợp với kích cỡ cơ thể, quá chật sẽ khiến nhiệt độ vùng kín tăng lên. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sống và phát triển
- Do sự kích ứng của một số dung dịch vệ sinh, tổn thương khi thụt rửa…
- Do các bệnh liên quan đến đường tình dục
- Thiếu nội tiết tố như khô âm dạo ở phụ nữ mãn kinh
- Sỏi tiết niệu, đặc biệt là khi chúng đang đi xuống niệu quản
Triệu chứng tiểu buốt
Không phải tất cả mọi người bị tiểu buốt đều phải cần đi khám bác sĩ ngay. Các dấu hiệu cảnh bảo dưới đây giúp bạn quyết định khi nào cần đánh giá y tế
- Sốt
- Đau lưng và đau bên sườn
- Gần đây bạn có đặt ống thông bàng quang hoặc các dụng cụ khác
- Rối loạn hệ thống miễn dịch
- Nhiễm trùng tái đi tái lại thường xuyên
- Bất thường ở đường tiết niệu
Những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch và phụ nữ mang thai có dấu hiệu tiểu buốt kèm theo các dấu hiệu cảnh bảo trên nên đi khám càng sớm càng tốt vì nếu để lâu không được điều trị thì các biến chứng do nhiễm trùng đường tiết niệu có thể nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
Xét nghiệm, chẩn đoán
Xét nghiệm nước tiểu thường được sử dụng để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm và xác định loại kháng sinh nào phù hợp để điều trị. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mà không biết mình có thai hay không thì hãy thử thai
Nội soi bàng quang và chụp chiếu đường tiết niệu có thể cần thiết để kiểm tra các bất thường về giải phẫu hoặc các vấn đề khác gây hiện tượng tiểu buốt, nhất là khi kháng sinh điều trị không hiệu quả. Nam giới, người già hoặc phụ nữ mang thai có thể cần chú ý nhiều hơn và điều tra thêm
Cách chữa tiểu buốt ra máu ở nữ giới
Mục tiêu của điều trị là chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây tiểu buốt là bệnh gì. Tập trung thực hiện các biện pháp, phác đồ điều trị các bệnh đó hiệu quả thì triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt sẽ tự hết.
Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa tiểu buốt dưới đây tại nhà rất an toàn và hiệu quả
- Dùng kim tiền thảo kết hợp với kim ngân hoa giúp thanh nhiệt, kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Bạn có thể sắc với nước uống giúp lợi tiểu, thông niệu, sạch vi khuẩn, điều trị viêm đường tiết niệu gây ra chứng tiểu buốt
- Dùng bí xanh: Bí xanh có tác dụng chữa tiểu buốt ở phụ nữ mang thai. Xay nhuyễn bí xanh sau đó vắt lấy nước uống hàng ngày. Bạn cũng có thể luộc bí để ăn
- Dùng bột sắn hòa với đường cũng là cách chữa tiểu buốt cực hiệu quả. Hơn nữa bột sắn rất ngon, dễ uống giúp thanh nhiệt.
- Bài thuốc đông y: sắc rễ cỏ tranh, bông mã đề, râu ngô, đậu đen, củ sả phơi khô với nước uống hàng ngày
Cách phòng tránh
Các biện pháp phòng ngừa tiểu buốt rất cần thiết, bạn có thể làm điều này bằng cách
- Uống nhiều nước
- Đi tiểu trước khi ngủ và sau khi quan hệ tình dục
- Không nhịn tiểu quá lâu
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là cơ quan sinh dục
- Tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm nào gây kích ứng vùng kín