Khi lưng đau do các bó cơ ở lưng bị căng cứng sẽ khiến người bệnh bị hạn chế vận động. Trong trường hợp này, việc sử dụng các loại thuốc giãn cơ lưng sẽ giúp các cơ được thư giãn từ đó làm giảm nhanh chóng các cơn đau. Những thông tin cơ bản về thuốc trong bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.
Các loại thuốc giãn cơ lưng thường dùng
Các loại thuốc giãn cơ lưng hiện đang được sử dụng gồm có 2 nhóm chính:
- Thuốc chống co thắt
- Thuốc chống co cứng.
Thuốc chống co thắt
Thuốc giãn cơ tác động lên thần kinh trung ương (SMRs)
Nhóm SMRs bao gồm các thuốc có tác dụng thư giãn và giảm co thắt cơ bắp, hoạt động thông qua cơ chế ức chế thần kinh trung ương, ngăn chặn cơ quan dẫn truyền gửi tín hiệu đau lên não qua đó làm mất cảm giác đau.
Hiện chưa có nghiên cứu về tác dụng lâu dài của nhóm thuốc này và các nguy cơ có thể xảy ra do đó các chuyên gia khuyến cáo người bệnh chỉ nên sử dụng các thuốc SMRs tối đa trong vòng 2 – 3 tuần.
Một số đại diện: Sirdalud, Robaxin, Soma, Fexmid, Norflex,…
- Thuốc giãn cơ: Robaxin 500mg

- Dạng bào chế: viên nén.Hoạt chất: Methocarbamol
- Chỉ định: Đau lưng cấp tính trong các trường hợp co thắt cơ.
- Một số bệnh lý co thắt cơ do chấn thương, phẫu thuật; viêm cơ,….
- Liều dùng: Liều khởi đầu 3 viên/lần, 4 lần/ngày; liều duy trì 2 viên/lần, 4 lần/ngày.
- Cách dùng: Uống thuốc với nước, không phụ thuộc vào bữa ăn, dùng đúng liều lượng khuyến cáo hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp nghỉ ngơi, vật lí trị liệu và các biện pháp giảm đau khác.
- Tác dụng không mong muốn: Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp phải khi sử dụng thuốc bao gồm động kinh, co giật, vàng da. Khi đó, người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc và đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện thường gặp khác như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn và nôn,…
- Thuốc: Décortractyl 250 mg
- Dạng bào chế: viên nén bao phim
- Hoạt chất: Mephenesin
- Chỉ định: Dùng trong các bệnh lý thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế: đau cơ thắt lưng, vẹo cột sống và một số tình trạng co thắt cơ kèm theo.
- Liều dùng, cách dùng: 2 – 4 viên/lần, ngày uống 3 lần; uống thuốc với nước.
- Tác dụng không mong muốn: Khi sử dụng thuốc kéo dài, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện: run rẩy, vã mồ hôi, co cứng cơ bụng. Một số tác dụng phụ khác thường xuyên hơn như mệt mỏi, khó thở, yếu cơ,…
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thành phần của thuốc, người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrine, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc giãn cơ lưng chống co cứng
Bao gồm các thuốc làm giãn cơ, giảm cứng cơ bằng cách ngăn chặn tín hiệu thần kinh từ tủy sống gây ra co cứng hoặc tác động trực tiếp lên cơ xương.
Đại diện: Novo-baclofen, Dantrolene, Diazepam…
- Thuốc giãn cơ lưng Novo-baclofen

- Dạng bào chế: viên nén 10mg, 20mg
- Hoạt chất: Baclofen
- Tác dụng: giảm co thắt cơ và cứng khớp, phục hồi chức năng vận động.
- Liều dùng:
- Người lớn: 3 ngày đầu 5mg x 3 lần/ngày, tăng liều thêm 5mg sau mỗi 3 ngày, tối đa 100mg/ngày. Liều dùng của trẻ em thay đổi theo cân nặng.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân mẫn cảm với Baclofen, người bị loét dạ dày tá tràng.
- Tác dụng không mong muốn tường gặp khi sử dụng thuốc: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,…
Lưu ý khi sử dụng thuốc giãn cơ lưng
Một thuốc giãn cơ lưng tốt, hiệu quả cần đáp ứng được các tiêu chí:
- Thuốc tác động lên cơ làm giảm co cứng, co thắt cơ hiệu quả nhưng không được làm các cơ bị yếu đi.
- Tác dụng lên thần kinh một cách chọn lọc, không gây rối loạn hệ thần kinh thực vật.
- Ít xảy ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, không gây độc cho gan, thận.
- Tác dụng giãn cơ trong thời gian ngắn làm giảm nhanh cơn đau cho người bệnh.
Với các thuốc giãn cơ trung ương, khi sử dụng thuốc kéo dài sẽ xảy ra hiện tượng dung nạp thuốc, người bệnh phải tăng liều để có được tác dụng như ban đầu. Một số thuốc khác khi dùng lâu lại gây hiện tượng nghiện thuốc như Diazepam, Benzodiazepin,…
Với những thuốc này, người bệnh lưu ý phải giảm dần liều trước khi ngừng thuốc, việc ngừng thuốc đột ngột sẽ dẫn đến hội chứng cai thuốc với nhiều tai biến nghiêm trọng.
Do đó, khi lựa chọn thuốc giãn cơ lưng, người bệnh cần chú ý:
- Khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bản thân để lựa chọn thuốc cho phù hợp, không được tự ý điều trị thuốc.
- Dùng thuốc tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp phải các triệu chứng cảnh báo: Buồn nôn, mẩn ngứa, vã mồ hôi, co giật,…cần ngừng thuốc và lập tức liên hệ với bác sĩ điều trị.
- Nên kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp vật lý trị liệu, tập luyện phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.
Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm thuốc giãn cơ lưng khá đa dạng và phong phú về hoạt chất, hàm lượng hay dạng bào chế. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh sẽ nắm được một số thông tin cơ bản liên quan đến thuốc, từ đó có được lựa chọn phù hợp cho bản thân để điều trị bệnh hiệu quả nhất.