Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm là vị cứu tinh cho những cơn đau nhức khó chịu của người bệnh. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại thuốc khác nhau, người bệnh nên dùng loại nào mới tốt. Để biết về các loại thuốc giúp giảm nhanh những cơn đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả, bạn có thể tham khảo các thông tin sau!

Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm Tây y
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc tây giảm đau thoát vị đĩa đệm. Các loại thuốc này có tác dụng là giúp giảm đau và hạ sốt (nếu có).
Công dụng của thuốc sẽ đến rất nhanh chóng, giúp cho người bệnh có thể thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Các loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm Tây y thường được kê chung cùng đơn với các loại thuốc đặc trị khác.
Thuốc giảm đau sẽ giảm các triệu chứng đau đớn cho người bệnh, sau đó các loại thuốc đặc trị sẽ thẩm thấu để điều trị chấm dứt căn bệnh này.
Hầu hết trên các đơn thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ hay kê toa các loại thuốc sau. Chúng đều là những loại thuốc phổ biến được bán trên tất cả các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc:

- Thuốc giảm đau Aspirin: Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm và chống kết tụ máu. Thuốc thường được dùng với liều lượng thấp giảm các cơn đau nhẹ.
- Thuốc giảm đau Paracetamol: Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt mạnh hơn Aspirin, tuy nhiên không có tính kháng viêm như loại thuốc trên. Thuốc chỉ nên dùng ở những người trưởng thành, không nên dùng ở trẻ nhỏ hoặc người già.
- Thuốc điều trị viêm Diclofenac: Thuốc này có thể dùng đường uống, tiêm hoặc bôi. Phần lớn sẽ dùng bằng đường uống có dạng viên nén. Hàm lượng trung bình từ 25mg đến 50mg. Liều dùng ở người lớn từ 70mg đến 150mg trên một ngày. Mỗi ngày cần chia làm nhiều lần uống. Liều dùng đối với trẻ em phải dưới 10mg trong một ngày.
- Thuốc giảm đau Meloxicam: Thuốc có thể dùng dạng uống ,tiêm hoặc đặt viên tại bộ phận trực tràng. Liều dùng của thuốc nên dùng từ 5 – 7,5 mg trong một ngày. Thuốc chỉ nên dùng ở người trưởng thành, người già và trẻ con tuyệt đối không nên dùng.
Thuốc làm giảm đau tức thời ngay lúc đó, không hề có tác dụng mãi mãi. Chính vì vậy bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số đối tượng sau tuyệt đối không nên dùng các loại thuốc Tây y giảm đau thoát vị đĩa đệm:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Phụ nữ trong giai đoạn cho con bú.
- Bệnh nhân đang bị các bệnh về gan.
- Bệnh nhân đang bị các bệnh về thận.
- Bệnh nhân đang bị các bệnh về viêm, loét hệ tiêu hóa.
- Trẻ em và người già cần có chỉ định của bác sĩ.
Một số lưu ý cần thiết của dùng thuốc giảm đau tây y bạn cần nắm vững:
- Uống đúng liều lượng trong kê đơn, không quá lạm dụng có thể gây nhờn với thuốc.
- Cần đi khám, mua thuốc tại các cơ sở uy tín.
- Dùng đúng thuốc trong đơn thuốc bác sĩ cho, không tự ý dùng chung với nhiều loại thuốc khác.
- Nếu có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào cần đến ngay bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Bài thuốc dân gian giảm đau thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh những phương thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm từ Tây y có thể mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian giảm đau để điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Phương thuốc từ lá lốt:
Lá lốt là một nguyên liệu thiên nhiên vừa rẻ vừa dễ kiếm. Ngoài việc chế biến các bữa ăn, lá lốt còn có thể chữa một số bệnh về xương khớp, phong thấp,….
Để giảm đau thoát vị đĩa đệm bạn có thể kết hợp lá lốt với một trong số các nguyên liệu sữa bò, đinh lăng, trinh nữ, rau dền, ngải cứu, lá cây chó đẻ,…
Đây đều là các nguyên liệu dân gian rất phổ biến và vô cùng lành tính. Có nhiều cách chế biến lá lốt như chắt nước uống, rang nóng lên để đắp ngoài da hoặc có thể nấu thành món ăn.

- Phương thuốc từ ngải cứu:
Ngải cứu từ lâu đã được ông cha ta sử dụng để bồi bổ sinh lực, tăng cường sức khỏe.
Ngải cứu có vị đắng hơi khó ăn, nhưng nếu biết cách chế biến đây sẽ trở thành một món ngon khoái khẩu cho bạn.
Trong chất đắng của ngải cứu có những tinh chất làm cơ thể ấm hơn, giảm thiểu các cơn đau nhức.
Các nguyên liệu có thể dùng cùng với ngải cứu bao gồm: Rượu, muối, dấm, vỏ bưởi, vỏ chanh, mật ong,…
Cách điều chế ngải cứu chủ yếu là chắt lấy nước nước, một số phương pháp có thể dùng để đắp ngoài ra hoặc chế biến thành món ăn.

- Phương thuốc từ cây xương rồng:
Cây xương rồng có tính mát, có thể dùng đắp lên dùng đang bị đau nhức để giảm đau.
Cách điều chế xương rồng điều đem sao trên chảo nóng hoặc nướng, sau đó sẽ đắp lên vùng bị đau của bệnh nhân.
Các nguyên liệu có thể kết hợp với xương rồng bao gồm: Muối, dây tơ hồng…. Khi dùng nguyên liệu này chủ yếu sẽ dùng phương pháp nhiệt làm nóng vùng bị đau và giảm thiểu cơn đau.
Bệnh thoát vị đĩa đệm mang lại những cơn đau nhức dai dẳng vô cùng khó chịu. Điều này làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, nhiều người đã dùng các loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm kết hợp với những bài thuốc dân gian trong quá trình điều trị để nhanh chóng giảm thiểu tình trạng bệnh.