Thoát vị đĩa đệm L3 – L4 thuộc một trong các vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đĩa đệm ở vị trí này đóng vai trò chính trong việc nâng đỡ trọng lượng cơ thể nên chịu nhiều sức ép và dễ bị thoát vị. Cùng tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị thoát vị đĩa đệm l3 l4 trong bài viết này.

Thoát vị đĩa đệm L3 L4 là gì?
Thoát vị đĩa đệm L3 L4 là tình trạng đĩa đệm nằm giữa đốt sống thắt lưng thứ 3 và thứ 4 trượt khỏi vị trí mặc định chuẩn của nó. Đĩa đệm bị thoát vị có thể bị trượt ra trước, sau hoặc hai bên của cột sống. Mức độ thoát vị đĩa đệm nặng hay nhẹ phụ thuộc vào trượt đĩa đệm một phần hay hoàn toàn và có gây chèn ép vào dây thần kinh tọa hay không.
Cột sống thắt lưng bao gồm 5 đốt sống (L1 – L5), trong đó 3 đốt sống cuối là l3 l4 l5 có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất.
L3, L4 là hai đốt sống thuộc cột sống thắt lưng cùng với khớp, đĩa đệm, dây thần kinh tọa, mô mềm giữ chức năng hỗ trợ nâng đỡ những cơ quan bên trong cơ thể. Đồng thời có tác dụng chi phối chuyển động theo các hướng khác nhau của cơ thể.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L3 – L4
Những cơn đau nhức vùng thắt lưng khó chịu ảnh hưởng đến hông, đùi, cẳng chân là những biểu hiện điển hình của thoát vị đĩa đệm l3 l4. Ngoài ra bệnh nhân thường cảm thấy đau, tê cứng tại vị trí thắt lưng kèm khó vận động.
Nếu bị tổn thương gây thoát vị đĩa đệm l3 l4 sẽ có nguy cơ phát sinh các triệu chứng nguy hiểm:
- Bại liệt chân: Đây là một biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm l3 l4. Nó có thể xảy ra trong trường hợp bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị sai cách kéo dài.
- Biến dạng khớp: Triệu chứng này thường hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Nếu phát hiện cần báo ngay cho bác sĩ.
- Teo cơ: Thường xuất hiện khi bệnh xảy ra trong một thời gian dài không được điều trị.
- Cơn đau nhức dây thần kinh dai dẳng: thoát vị đĩa đệm l3 l4 chèn ép lên các rễ dây thần kinh (dây thần kinh tọa) gây ra đau nhức. Những cơn đau nhức thường lan rộng theo hệ thống dây thần kinh, gây ra cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ trong thời gian dài.
- Hạn chế khả năng vận động: Vùng thân dưới gồm cẳng chân và hông bị kìm hãm một số vận động.
- Rối loạn cảm giác: Vùng cơ xương khớp, da ở vị trí rễ dây thần kinh tổn thương thường xuyên rơi vào trạng thái mất cảm giác với các tác động bên ngoài môi trường (xúc giác, nóng, lạnh).
- Rối loạn cơ thắt: khi xuất hiện dấu hiệu này thì có nghĩa là tình trạng thoát vị đĩa đệm l3 l4 của bạn đã rất nghiêm trọng.
- Bí tiểu, rối loạn tiểu tiện
- Thường xuyên xuất hiện những cơn đau vùng mông, xương chậu,…
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm l3 l4
- Di truyền bẩm sinh: một số người khi mới sinh ra đĩa đệm đã có độ đàn hồi kém, ống sống hẹp, bao xơ dễ bị rách rất dễ bị thoát vị nhân tủy.
- Cột sống phải gánh chịu nhiều áp lực vì những hoạt động của cơ thể
- Tuổi tác: Độ tuổi càng lớn thì xương khớp dễ bị lão hóa gây ra cấu trúc vòng sợi bị biến đổi dẫn đến lồi phình, xẹp đĩa đệm.
- Tai nạn, chấn thương: Những tác động mạnh đột ngột từ ngoại lực tới cột sống thắt lưng do ngã, tai nạn giao thông,… có thể gây trật khớp, nứt vỡ và thoát vị đĩa đệm.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Sử dụng điện thoại nhiều khi nằm, gối quá cao khi ngủ, lười vận động là những thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống. Nếu những thói quen này diễn ra trong nhiều năm sẽ có nguy cơ thoát vị đĩa đệm l3 l4 rất cao.
- Chế độ ăn uống thiếu chất: Xương khớp rất cần được cung cấp các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất canxi, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Việc ăn uống thiếu chất trong thời gian dài làm xương khớp yếu đi và gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Tư thế làm việc sai cách: một số nghề nghiệp đặc thù cần phải ngồi nhiều hoặc cúi gập người, bê vác vật nặng trong thời gian dài. Nếu như các tư thế làm việc không được thực hiện đúng cách sẽ có thể gây ra các dị tật cột sống và lâu dần dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn khiến xương cột sống phải gánh chịu áp lực trong thời gian dài dễ gây tổn thương đĩa đệm.
Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm l3 l4
Những cách điều trị thường được sử dụng hiện nay bao gồm uống thuốc Tây y, thuốc Đông y, thuốc dân gian, phẫu thuật, trị liệu bảo tồn, vật lý trị liệu, bấm huyệt châm cứu. Mỗi cách chữa trị có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của từng bệnh nhân mà sẽ áp dụng một hoặc một số biện pháp kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trị liệu bảo tồn kết hợp vật lý trị liệu và châm cứu đồng thời tập vận động tích cực:
- Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, chụp X-Quang để xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương của đĩa đệm, dây thần kinh xung quanh.
- Kéo giãn hoặc nắn chỉnh cột sống bằng máy kéo giãn cột sống DTS hoặc bằng tay tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Bước này có tác dụng kích thích đĩa đệm l3 l4 hồi phục, giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm đau, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, điều chỉnh sai lệch ở cột sống.
- Chườm sóng, siêu âm, điện xung kích thích, chiếu tia laser cường độ lớn, chiếu sáng hồng ngoại IR. Bước này giúp bệnh nhân đẩy nhanh tiến độ hồi phục, kích thích tế bào và các cơ tự phục hồi, chống viêm, giảm đau.
- Châm cứu theo hướng dẫn của bác sĩ
- Thực hiện các bài tập vận động phù hợp để hạn chế bệnh tái phát, giúp cho xương cột sống khỏe và linh hoạt hơn.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L3 L4. Lưu ý khi bị bệnh này bạn hãy nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị bệnh càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.