Thoát vị đĩa đệm có uống được glucosamin không? Đây là thắc mắc mà rất nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm đặt ra vì hiện nay, rất nhiều các loại thuốc chữa trị thoát vị đĩa đệm đều có thành phần chính được cấu tạo từ Glucosamin.
Glucosamine là chất gì?

Glucosamin là một hợp chất được tổng hợp tự nhiên từ glucose. Hợp chất này có mặt ở hầu hết tất cả các mô trong cơ thể.
Glucosamin có vai trò rất quan trọng đối với đĩa đệm và sụn khớp.
- Glucosamin giúp cầu thành nên đĩa đệm và sụn khớp.
- Glucosamin có tác dụng duy trì độ dẻo dai và sức khỏe của đĩa đệm và sụn khớp
- Chữa trị đĩa đệm và sụn khớp khi 2 bộ phận này bị tổn thương do tác động vật lý hoặc bệnh lý
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có uống được Glucosamin không?
CÓ. Người mắc phải tình trạng thoát vị địa đệm NÊN sử dụng Glucosamin vì hợp chất này là một trong những chất quan trọng để cấu thành, bảo vệ độ dẻo dai của sụn khớp và đĩa đệm.
Cụ thể hơn, theo thời gian, khi tuổi càng cao, khả năng tổng hợp Glucosamin trong cơ thể sẽ bị suy giảm và dẫn tới việc bảo vệ sức khỏe của đĩa đệm bị giảm sút.
Thêm vào đó, khi mắc phải thoát vị đãi đệm sẽ làm người bệnh bị mất đi một lượng mô sụn và đĩa đệm.
Thế nên, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải có những biện pháp bổ sung Glucosamin từ bên ngoài vào để góp phần cấu tạo lại mô sụn, làm hạn chế thời gian thoái hóa xương khớp, ngăn ngừa đau nhức,…

Liều lượng sử dụng Glucosamin
Đối với người từ 18 tuổi trở lên: Sử dụng Glucosamin để điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp thì dùng tối đa 1500mg/ 1 ngày. Tốt nhất, chỉ nên sử dụng 500mg/ ngày và chia ra làm 3-4 lần sử dụng.
Đối với trẻ chưa đủ 18 tuổi thì tốt nhất không nên sử dụng vì những loại thuốc này được nhà xuất khuyến cáo là không nên cho trẻ sử dụng.
Chưa kể, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của Glucosamin đối với trẻ nhỏ.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Glucosamin cho người bệnh thoát vị đĩa đệm
Để hạn chế tối đa của việc xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn và để đảm bảo cho sức khỏe của chính bản thân, người bệnh cần phải chú ý một vài những điều sau khi sử dụng Glucosamin:

- Chỉ sử dụng Glucosamin khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
- Thận trọng khi sử dụng Glucosamin đối với những người bị cảm cúm, nhiễm khuẩn tai – mũi họng.
- Người bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết cần phải có sự đồng ý của bác sĩ mới có thể sử dụng.
- Khi sử dụng Glucosamin có thể dẫn tới nguy cơ rối loạn chảy máu đối với những người bệnh rối loạn chảy máu hoặc đang sử dụng một số loại thuốc điều trị.
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi là những đối tượng không nên sử dụng Glucosamin.
- Trên thị trường hiện nay, Glucosamin được bào chế chủ yếu từ tôm, cua thế nên người bị dị ứng với hải sản cũng không nên sử dụng loại thuốc này.
- Glucosamin có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ như mất ngủ, đau đầu, dị ứng, buồn ngủ, tăng huyết áp,…
- Trong quá trình sử dụng Glucosamin, người bệnh nên tập thói quen xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như Omega-3, vitamin D, vitamin C, vitamin K,…. và các loại khoáng chất như Magie, Calci, Glucosamin,…
Một số loại hợp chất mà người bệnh nên bổ sung ngoài Glucosamin
Bên cạnh Glucosamin, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng nên bổ sung các chất sau đây để đẩy lùi và giúp cho bệnh mau khỏi hơn.
Vitamin C
Vitamin C là một trong những thành phần cực kỳ cần thiết để cấu tạo nên collagen. Một loại chất đóng vai trò chủ yếu của việc hình thành đĩa đệm.
Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ vitamin C còn giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể vì vitamin C là một chất chống oxy hóa cực kỳ tốt.
Các bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C từ tự nhiên, bên trong các loại quả như bưởi, cam, chanh, ổi, ớt,…
Vitamin A

Nghe thì có vẻ hơi vô lý vì vitamin A là một hợp chất rất có lợi cho mắt chứ không phải cho xương.
Tuy nhiên, trong trường hợp này thì khác, vitamin A giúp hình thành xương sống và hỗ trợ điều trị cho các đĩa đệm bị tổn thương do thoát vị.
Thịt bò, sữa, bơ, trứng, cà tốt, bí đỏ,… là những loại thực phẩm có chứa cực kỳ nhiều vitamin A. Lưu ý, không nên sử dụng quá 2000mg vitamin A trong một ngày vì việc này sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương.
Axit béo Omega-3
Omega-3 là một loại axit béo có tác dụng làm giảm viêm và giảm đau ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.
Axit béo Omega-3 có thể được tìm thấy rất nhiều trong các loại thực phẩm như như các loại quả hạt như hạt óc chó, macca, hạt hạnh nhân,… hoặc trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ,… Bạn cũng có thể tìm thấy axit béo omega-3 trong dầu cá hoặc thực phẩm bổ sung.
Trên đây là bài viết trả lời cho thắc mắc “Thoát vị đĩa đệm có uống được Glucosamin không?”. Hy vọng, bài viết đã mang lại cho các bạn những thông tin cần thiết và hữu dụng. Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải lưu ý không nên tự ý sử dụng Glucosamin hay bất cứ loại thuốc nào khác mà không nhận được sự chỉ định của bác sĩ. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.