Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? có lẽ đang là thắc mắc của rất nhiều người bệnh trong xã hội hiện đại ngày nay. Vậy, liệu khi đi xe đạp có ảnh hưởng gì tới bệnh không? hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ tiến triển theo từng giai đoạn vào từng thời điểm khác nhau.
Ở giai đoạn đầu, do bệnh mới phát tác nên chỉ có những cơn đau không kéo dài quá lâu khiến người bệnh tưởng chừng như là căn bệnh đau lưng thông thường hoặc đau lưng do tuổi tác.
Bệnh thoát vị nếu không phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời bệnh sẽ biến chuyển sang giai đoạn sau làm cho người bệnh phải chịu những cơn đau mãnh liệt, đột ngột ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Với vấn đề thắc mắc của nhiều người là liệu khi bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? thì theo các chuyên gia, đi xe đạp có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng thoát vị đĩa đệm.
Do khi đạp xe cơ thể phải uốn cong thành hình cung khiến cho cột sống thắt lưng là nơi ảnh hưởng trực tiếp từ những tải trọng của việc đạp xe.
Bên cạnh đó, việc đạp xe cũng có thể làm chấn thương cột sống cổ, cột sống thắt lưng,… gây ra những cơn đau lưng từ nhẹ đến nặng, suy nhược xương cột sống, tê và ngứa ran ở chân,…
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo ngại với vấn đề đạp xe đạp gây thoát vị. QUAN TRỌNG bạn cần phải đi đúng kiểu và nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên ngành xương khớp trước khi tiến hành đạp xe.
Bởi bản chất của tư thế cúi người khi đạp xe là rất tốt giúp chữa nhiều chứng bệnh xương khớp nhưng nếu không lựa đúng xe và đạp xe đúng cách còn khiến cho bệnh tình ngày càng xấu đi.
Và cũng xin khẳng định thêm 1 điều là: Tất cả những bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, bơi lội, đi bộ,… đều là những bộ môn rất tốt với những người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Nhưng QUAN TRỌNG hơn cả là, với tất cả những môn thể thao bạn đều phải thực hiện đúng cách với những động tác khoa học chứ tuyệt đối không nên tự ý tập luyện.
Công dụng của việc đạp xe đối với người bệnh thoát vị
Bên cạnh quan tâm về vấn đề bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? người bệnh cũng nên biết đến những công dụng của việc đạp xe đối với người mắc bệnh thoát vị tốt ra sao.
Một số công dụng của việc đạp xe đối với những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Việc đi xe đạp đúng cách sẽ giúp lưu thông máu huyết đến tứ chi tốt hơn đồng thời làm chậm khả năng lão hóa của cơ thể
- Nếu như người bệnh tập luyện đúng cách, đúng kiểu; việc đạp xe hoàn toàn giúp cải thiện các cơ xương khớp, giãn gân cốt đồng thời làm hạn chế tình trạng căng cứng các cơ.
- Đi xe đạp cũng giảm chứng béo phì, giúp chức năng tiêu hóa được cải thiện tốt hơn
- Việc đạp xe ở những nơi trong lành cũng làm hạn chế mắc những chứng bệnh về đường hô hấp đồng thời giúp các chức năng của hệ thống hô hấp được cải thiện hiệu quả hơn.
- Bên cạnh đó, khi đạp xe cơ thế sẽ tiết ra hormone endorphins – 1 loại hormone giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều lần.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhắc lặp lại QUAN TRỌNG nhất người bệnh cần tập luyện đúng cách, đúng kiểu, tập luyện với cường độ vừa phải thì mới có thể mang lại công dụng tốt nhất được.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đạp xe nên Chú Ý
Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh vẫn có thể đi xe đạp những cũng cần chú ý đến một số điều quan trọng sau đây:
- Tuyệt đối không nên đạp xe với cường độ quá cao mà cần đạp xe đúng cách, đi từ từ, thư giãn nhẹ nhàng
- Lựa chọn 1 lộ trình bằng phẳng để đạp xe, không nên đạp xe ở những nơi mấp mô, dốc đá vì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho bệnh, chưa kể còn tiềm tàng nhiều nguy cơ gây tai nạn
- Nếu không thể đạp xe bên ngoài, người bệnh cũng hoàn toàn có thể luyện tập với những loại xe được đặt tại nhà riêng
- Bạn cũng nên sử dụng những loại đai lưng hỗ trợ để giúp giảm áp lực lên những vùng bị thoát vị nếu chẳng may phải đi qua những đoạn đường xấu
- Khi bắt đầu, người bệnh chỉ nên lựa chọn đạp xe với đoạn đường ngắn từ 1 – 2km, sau mới tăng dần tùy thuộc vào tình trạng bệnh cùng mức độ sức khỏe
- Sử dụng những mẫu xe có chiều cao vừa phải, phần tay lái có thể điều chỉnh được, yên ngồi thoải mái
- Khi đạp xe, người bệnh cũng nên điều hòa việc hít thở bằng mũi đảm bảo cơ thể không bị quá sức khi tập luyện
- Khi đạp xe, cần giữ lưng luôn thẳng, tránh cúi đầu quá thấp hoặc lưng vẹo hay ngồi với tư thế hông bị lệch
- Khi mắc chứng thoát vị người bệnh cần kiên trì tập luyện những bài đạp xe nhẹ nhàng trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng chứ không nên nóng vội
- Sau những lúc đạp xe, nếu thấy xuất hiện những cơn đau mỏi kéo dài quá lâu, cần nghỉ ngơi và hỏi thăm ý kiến chính xác của các bác sĩ chuyên ngành.
Vậy với những quan tâm của người bệnh về vấn đề khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi đã giải đáp bằng những thông tin bên trên. Mong rằng bạn đọc sẽ thực hiện việc đi xe đạp đúng cách để mang lại những hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn luôn vui và nhiều sức khỏe!