Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa kèm theo một số phản ứng viêm làm giảm dịch nhày giúp bôi trơn ở các khớp. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau nhức và hội chứng cứng khớp.
Đây là một căn bệnh mãn tính, thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Tác nhân cơ bản dẫn tới thoái hóa khớp được các nhà khoa học xác định là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Ngoài ra những người trong cuộc sống hay phải chịu áp lực quá tải kéo dài cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.
Triệu chứng thoái hóa khớp
Các triệu chứng của thoái hóa khớp rất đa dạng và không giống nhau ở tất cả bệnh nhân, một số biểu hiện thường hay gặp nhất là:
- Đau nhức quanh khớp: Những cơn đau thường âm ỉ, đôi lúc phát triển thành đau cấp tính khi bệnh nhân vận động mạnh. Thời gian đầu người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ biến mất. Sau khi mắc bệnh trong một khoảng thời gian nếu không có biện pháp cải thiện thì cơn đau sẽ xuất hiện liên tục. Khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, độ ẩm cao và áp suất giảm sẽ khiến xương khớp đau nhức dữ dội.
- Cứng khớp: thường hay xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bệnh nhân khó cử động được các khớp đamg bị tổn thương, sau khi nghỉ ngơi 10 – 30 phút đau sẽ giảm dần.Nếu như bệnh thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng thì cứng khớp sẽ kéo dài hơn.
- Nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi cử động mạnh: vì phần sụn và đệm giữa hai đầu xương bị hao mòn, nếu người bệnh di chuyển, phần đầu xương sẽ sát vào nhau, chạm vào phần sụn bị bào mòn gây tiếng lạo xạo. Dấu hiệu triệu chứng viêm khớp này sẽ nghe rất rõ khi vận động mạnh. Kèm theo là những cơn đau nhức dữ dội.
- Hạn chế vận động các khớp: khó có thể thực hiện được các động tác như cúi sát đất, quay cổ…
- Teo cơ, khớp sưng đau hoặc biến dạng: Các khớp xương bị sưng tấy, đau, biến dạng, cơ xung quanh bị yếu và mỏng dần, teo đi. Đầu gối bị di lệch khỏi trục, các ngón tay bị u cục và gồ ghề, ngón chân thì cong vẹo,…
Nguyên nhân
Bệnh thoái hóa khớp thường hay xảy ra một khi sự tái tạo hoặc thoái hóa sụn khớp bị mất đi cân bằng. Tình trạng này diễn ra nhanh khiến cho phần sụn và đệm giữa các khớp bị hao mòn, hai đầu khớp xương sát lại gần và chạm vào nhau gây ra tổn thương kèm theo đau nhức.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây thoái hóa khớp
- Tuổi tác: Thoái hóa khớp bắt nguồn từ lão hóa xương, chính vì thế tuổi tác càng cao thì sẽ càng dễ mắc bệnh. Thông thường thoái hóa khớp thường xuất hiện sau 40 tuổi.
- Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì dễ khiến cho trọng lượng cơ thể chèn ép lên các khớp và dẫn đến thoái hóa, đặc biệt là khớp gối.
- Khớp bị tổn thương: Khớp xương bị tổn thương do tai nạn hoặc hoạt động quá sức.
- Dị tật bẩm sinh ở khớp: người mắc các dị tật bẩm sinh ở khớp hoặc xảy ra lúc còn trẻ thì có nguy cơ bị thoái hóa khớp rất lớn và nghiêm trọng.
- Di truyền: Người trong gia đình có bố hay mẹ mắc bệnh thì cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Các loại bệnh thoái hóa khớp
Dựa vào vị trí của khớp bị thoái hóa mà người ra chia thành các loại khác nhau và mỗi loại sẽ có những đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa khác nhau. Gần như thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào, sau đây sẽ là những loại thường hay gặp.
- Khớp gối
- Khớp vai
- Khớp háng
- Bàn tay, ngón tay
- Cột sống thắt lưng
- Thoái hóa cột sống cổ
- Bàn chân
- Gót chân

Chẩn đoán
Khi bạn có bất cứ biểu hiện bất thường nào ở khớp, hãy nên đến bệnh viện để thực hiện thăm khám và chẩn đoán.
Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp dựa trên những triệu chứng đau cũng như các dấu hiệu kèm theo.
Một số xét nghiệm sẽ được các bác sĩ yêu cầu thực hiện như:
- Chụp X–quang ở vị trí các khớp có dấu hiệu bị thoái hóa, đau nhức
- Xét nghiệm máu
Dựa vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị
Vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu giúp cho bệnh nhân thoái hóa khớp giảm đau rất hiệu quả như: Chườm nóng, chườm lạnh, chiếu đèn hồng ngoại, sử dụng máy phát sóng ngắn, siêu âm, xung điện…
Ngoài ra khi xuất hiện các cơn đau nhức thì người bệnh cần phải nghỉ ngơi, hạn chế tối đa để khớp phải hoạt động.
Chữa thoái hóa khớp bằng bài thuốc dân gian
Lá lốt
Cách thực hiện:
Sử dụng 15 – 30g lá lốt tươi (nếu lá lốt khô thì 5 – 10g).
Sắc lá lốt cùng với 2 bát nước cho đến khi cô cạn lại chỉ còn 1 bát thì hãy chắt ra lấy nước để uống. Uống thuốc sau mỗi bữa ăn tối. Bạn hãy kiên trì sử dụng liên tục đều đặn trong khoảng 10 ngày bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh giảm hẳn.
Lá lốt cũng có thể kết hợp lá lốt với một số loại thảo dược khác. Các vị gồm có: cỏ xước, lá lốt cỏ vòi voi, bưởi bung.
Hạt mè
Sử dụng hạt mè đen để chữa thoái hóa khớp rất đơn giản. Chuẩn bị 100g hạt mè rồi rang lên sao cho vàng thơm. Thực hiện giã nát hạt mè rồi cho vào ngâm cùng với 1 lít rượu trắng.
Sau khoảng thời gian 10 ngày là bạn có thể sử dụng được. Nếu như bạn ngâm càng lâu thì hiệu quả chữa trị bệnh càng tốt. Bệnh nhân chỉ cần uống 2 lần/ngày, mỗi lần 10ml.
Lá mơ lông
Sử dụng 30 – 50g lá mơ lông cùng 1 củ gừng. Rửa sạch các vị thuốc nguyên liệu trên và đem sắc với nước. Chia phần thuốc đã sắc thành 2 phần. Một phần cho thêm đường rồi hòa tan để uống. Phần thứ hai sử dụng để xoa bóp vùng khớp đau nhức.
Rượu tỏi
Chuẩn bị 40g tỏi đem bóc vỏ rồi thái nhỏ và đem ngâm cùng với 1 lít rượu trắng. Sau khi cho vào bình hãy lắc đều để các dịch tỏi được tiết ra nhanh hơn. Sau khoảng 1-2 tuần rượu chuyển sang màu vàng là bạn có thể sử dụng được.
Hãy uống thuốc 2 lần/ngày vào buổi sáng 20 giọt và buổi tối trước khi ngủ 40 giọt. Nếu như cảm thấy khó uống thì có thể pha cùng với nước ấm.
Thuốc tân dược
Nếu như bệnh nặng bạn nên sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc chống viêm, giãn cơ, giảm đau
- Thuốc chondroitin, glucosamine
- Tiêm acid hyaluronic
Phòng tránh
Thoái hóa khớp là một phần của bệnh tuổi già theo quy luật tự nhiên nên khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu như bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây thì có thể kéo dài thời gian và giảm mức độ nghiêm trọng khi bị thoái hóa khớp.
- Sau tuổi 40 cần đặc biệt tuân thủ một chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập kết hợp ăn uống khoa học, hợp lý.
- Tránh những tư thế không phù hợp, động tác đột ngột, quá mạnh trong khi làm việc, sinh hoạt.
- Giữ cân nặng ổn định, tránh tình trạng thừa cân để giảm áp lực lên khớp xương.
- Nếu có bất cứ dấu hiệu đau bất thường nào ở khớp thì hãy đi khám ngay
- Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho xương, sụn để cân bằng quá trình thoái hóa, tái tạo tế bào.
Thoái hóa khớp vai là gì?
Không chỉ là bệnh lý thường gặp ở những người mang vác nặng, chơi thể thao nhiều… thoái hóa khớp vai có nguy cơ gây bệnh đối với bất kì đối tượng nào. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp vai là cần thiết đối với người bệnh để phòng tránh và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, thường xuyên được sử dụng trong vận động hằng ngày nên rất dễ bị tổn thương. Cấu tạo khớp vai gồm năm khớp nhỏ là khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay, khớp mỏm cùng xương đòn, khớp ức đòn và khớp bả vai – lồng ngực. Nếu hệ thống dây chằng, bao khớp và gân cơ không ổn định hoặc tổn thương thì sẽ gây lỏng lẻo khớp.
Thống kê cho thấy, nguyên nhân làm xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp vai là do chấn thương vùng đốt sống cổ, hoặc sử dụng khớp vai quá nhiều, từ đó gây hao mòn sụn khớp. Theo thời gian theo tiến trình tuổi tác thì khả năng dinh dưỡng cho sụn, cũng như sự lỏng lẻo khớp dần dần đưa đến thoái hóa khớp vai xảy ra.
Thoái hóa khớp vai là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương có kèm theo phản ứng viêm và giảm sút lượng dịch nhầy giúp bôi trơn, do đó gây đau và cứng khớp.
Triệu chứng thoái hóa khớp vai
Nhận biết sớm triệu chứng thoái hóa khớp vai hỗ trợ quá trình điều trị dễ dàng và tránh khỏi những biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra. Theo các bác sĩ, có những dấu hiệu thoái hóa khớp vai mà người bệnh cần đề phòng:
- Đau khớp: Đây là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất của bệnh thoái hóa khớp vai. Cơn đau thường âm ỉ và có thể thành cơn đau cấp khi người bệnh vận động ở tư thế bất lợi. Việc vận động nhiều cũng khiến người bệnh bị đau thêm. Mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động và sẽ hết đau sau khi nghỉ ngơi nhưng sau đó có thể đau liên tục ngay cả khi tiếp tục vận động.
- Cứng khớp: Cứng khớp là triệu chứng đi kèm theo các cơn đau, nhất là vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, người bệnh sẽ thấy không thể cử động được các khớp bị đau.
- Tiếng kêu trong khớp khi cử động: khi di chuyển, đầu xương sẽ tiếp tục gần sát vào nhau, tiếp xúc với phần sụn bị bào mòn tạo ra tiếng kêu lạo xạo. Triệu chứng thoái hóa khớp vai này dễ nhận biết nhất sau khi vận động mạnh. Lúc đó kèm theo tiếng kêu là cơn đau dữ dội.
- Khó vận động các khớp: Khi bị thoái hóa khớp vai, người bệnh có thể không làm được một số động tác như quay cổ hay không cúi được sát đất….
- Khớp bị sưng tấy biến dạng: Các khớp bị đau có thể bị sưng tấy hoặc thậm chí biến dạng. Đồng thời, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi.
Nguyên nhân thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp vai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị rút ngắn và dùng thuốc chính xác:
- Quá trình lão hóa tự nhiên: Khi con người trưởng thành, các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo. Khi già đi, các tế bào sụn dần dần giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccharide, làm cho chất lượng sụn kém dần, nhất là tính đàn hồi và dẫn đến thoái hóa khớp vai.
- Bẩm sinh: Các dị dạng bẩm sinh cũng là một trong các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp vai. Chúng làm thay đổi diện tì nén bình thường của khớp hay cột sống khiến một số khớp không chịu được áp lực, để lâu gây ra thoái hóa.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh thoái hóa khớp sớm thì những người con cháu sau này cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh.
- Các biến dạng thứ phát: Có các tổn thương do các bệnh lý xương khớp khác, các chấn thương do tai nạn, nghề nghiệp, làm thay đổi mối tương quan, hình thái của khớp và cột sống… đồng thời dẫn đến thoái hóa khớp vai.
- Béo phì hay sự tăng cân quá nhanh: Điều này sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nội tiết: Thiếu hormon ở nữ chính là một trong những yếu tố gây nên tình trạng này.
Điều trị thoái hóa khớp vai
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng các loại thuốc tây y là phương pháp được đa số người bệnh sử dụng sau khi khám bác sĩ. Với những bệnh nhân sau bao ngày chịu đựng cơn đau đớn dữ dội thì những cách tác động nhanh và rõ rệt như Tây y sẽ luôn cần thiết vì có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Thuốc Tây y thường dùng để trị thoái khớp thường là những thuốc giảm đau hoặc khám viêm. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh hay giảm đau dùng trong thời gian dài sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch trong cơ thể, khiến nó dần trở nên suy yếu. Hơn thế, điều trị nội khoa bằng Tây y lại chỉ có thể tác động vào triệu chứng, không thể trị dứt điểm. Chính vì vậy, khi chọn phương pháp này, bạn phải hết sức suy xét theo từng trường hợp.
Ngoài ra, điều trị thoái hóa khớp vai trong không ít trường hợp buộc phải dùng đến phẫu thuật. Đó có thể là trường hợp được thực hiện khi khớp bị hư hỏng nặng nề và ảnh hưởng đến chức năng khớp, đe dọa nguy cơ liệt.
Hiện nay, phẫu thuật nội soi có thể thực hiện được những trường hợp khâu gân chóp xoay cho bệnh nhân. Phương pháp vừa giảm nhiễm trùng vừa giúp bệnh nhân bớt đau đớn và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc chỉ định phẫu thuật cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý làm theo hoặc uống thuốc tại nhà.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin về bệnh thoái hóa khớp vai. Chủ động xác định tình trạng bệnh và điều trị là cách giúp người bệnh tránh khỏi những rủi ro khó lường. Tuy nhiên, việc điều trị thoái hóa khớp vai cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn đọc luôn khỏe.
Chữa thoái hóa khớp dứt điểm nhờ An Cốt Nam
An Cốt Nam nhận được sự tin tưởng từ hàng nghìn bệnh nhân trên khắp Tổ quốc, được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Tại chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y – Bệnh viện 108) đã nói về An Cốt Nam trong việc điều trị thoái hóa khớp.
An Cốt Nam được bào chế ở dạng sắc truyền thống nhưng cân bằng 2 yếu tố tiện lợi và hiệu quả.
Theo kết quả, hơn 80% bệnh nhân chữa khỏi thoái hóa khớp chỉ sau 1 liệu trình (10 ngày) sử dụng. Những trường hợp bệnh nặng chỉ mất khoảng 2 – 3 liệu trình là bệnh thuyên giảm đến 90%.
Cơ sở Hà Nội: Đông y Tâm Minh Đường
Địa chỉ: Nhà số 138 đường Khương Đình, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline : 0983.34.0246 – 02462.9779.23
Cơ sở Sài Gòn: Đông y An Dược
Địa chỉ: Nhà số 325/19 đường Bạch Đằng, P.15, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903.876.437 – 028.6683.1025
Theo : thoatvidiadem.net