Thoái hóa khớp gối ở người già là một hiện tượng về xương khớp rất thường gặp. Hiện tượng này là quá trình thoái hóa, lão hóa theo thời gian của các tế bào, sụn khớp.
Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi nếu không được điều trị đúng đắn và kịp thời thì có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vậy thoái hóa khớp gối ở người già là gì? Những cách chữa trị tình trạng này ra sao?
Xin mời các bạn hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để có những thông tin bổ ích nhất nhé!
Thoái hóa khớp gối ở người già xảy ra do nguyên nhân nào?

Thoái hóa khớp gối ở người già là một bệnh lý về xương khớp xảy ra khá phổ biến ở người cao tuổi.
Dựa theo thống kê của bộ Y tế, cứ 10 người cao tuổi là lại có 1 người bị thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng lớp xương dưới sụn và sụn bị mất cân bằng và bị phá hủy.
Điều này sẽ làm cho những đầu xương chạm trực tiếp và tác động vào nhau gây ra tình trạng đau nhức cho người bệnh.
Thoái hóa khớp gối ở người già xảy ra do các nguyên chính sau đây:
- Độ tuổi
- Di truyền
- Chấn thương ở khớp gối khi lao động, chơi thể thao,…
- Mắc phải các bệnh lý về xương khớp
- Thay đổi thời tiết
- Ăn uống thiếu chất
- Thừa cân, vận động ít
- Bệnh gút
Triệu chứng thoái hóa khớp gối ở người già

Khi người cao tuổi mắc phải thoái hóa khớp gối thì triệu chứng dễ dẫn biến nhất đó là các cơn đau âm ỉ, kéo dài ở đầu gối.
Bên cạnh đó, khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh cũng có thể có những dấu hiệu điển hình dưới đây:
- Các cơn đau sẽ xuất hiện ngay sau khi phải vận động mạnh và giảm dần khi nghỉ ngơi.
- Khớp bị sưng tấy, nóng lên. Thâm chị, nếu chạm tay vào sẽ thấy đầu gối bị đau dữ dội.
- Tê bì chân, tay. Khi mắc phải thoái hóa khớp, lực chân của người bệnh sẽ yếu dần do các dây thần kinh bị đè nến và khả năng đi lại bị giảm đi.
- Co cứng các khớp. Hầu hết những trường hợp mắc phải thoái hóa khớp thì phần sụn khớp sẽ liên kết vô cùng kém. Điều này gây ra tác động trực tiếp để khả năng vận động của khớp. Nhiều lúc còn có thể nghe thấy tiếng lạo xạo ở đầu gối khi phải đi lại hoặc leo cầu thang.
- Khớp bị biến dạng do các cơn đau khớp kéo dài dẫn đến đầu gối bị hóp vào.
Bên cạnh những dấu hiệu trên, người bệnh còn có thể còn có các biểu hiện khác đi kèm như bàn chân, cẳng chân luôn bị xanh xao, khi sờ vào sẽ thấy lạnh.
Những biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp gối ở người già là một tình trạng bệnh lý khá nghiêm trọng và được các bác sĩ khuyến cáo nên đến các cơ sở y tế lớn hoặc các bệnh viện uy tín để có biện pháp điều trị hợp lý.
Nếu cứ chần chừ, không chữa trị sớm thì sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:
- Teo cơ
- Bại liệt
- Khớp bị biến dạng
Các biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối ở người già

Hiện nay, để chẩn đoán xem người bệnh có bị mắc phải thoái hóa khớp hay không thì các bác sĩ thường dùng hai cách chẩn đoán chính đó là:
- Chẩn đoán quá triệu chứng bệnh. Dựa vào những biểu hiện của bệnh và cộng thêm những biện pháp kiểm tra thì các bác sĩ sẽ kết luận xem người bệnh có bị thoái hóa khớp gối hay không.
- Chẩn đoán bằng phương pháp thăm dò hình ảnh. Cách chẩn đoán này sẽ dựa vào các hình ảnh được chụp bằng X Quang, MRI, siêu âm,… ở khu vực vùng gối.
Thoái hóa khớp gối ở người già điều trị như thế nào?
Để điều trị tình trạng thoái hóa khớp gối ở người già, các bác sĩ có thể sử dụng khá nhiều phương pháp điều trị.
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị thường xuyên được sử dụng nhất bao gồm:
Điều trị bằng cách sử dụng thuốc

Các bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhân sử dụng 2 nhóm thuốc chính để điều trị đó là:
- Nhóm thuốc giảm đau (thường có chứa acetaminophen)
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen, Naproxen, thuốc ức chế COX-2,…
- Nhóm thuốc tiêm có steroid hoặc axit hyaluronic.
Lưu ý đối với người bệnh, hãy sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra.
Chữa trị bằng biện pháp châm cứu và vật lý trị liệu
Phương pháp này thường được áp dụng đối với người bệnh bị thoái hóa khớp ở dạng nhẹ:
- Châm cứu: Bác sĩ sẽ châm cứu vào các kinh mạch và huyệt đạo để đả thông kinh mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn và làm giảm các cơn đau ở người bệnh.
- Các bài tập vật lý trị liệu.
Phẫu thuật
Phương pháp này thường được sử dụng khi mà tình trạng thoái hóa khớp gối đã trở nên quá nặng và khớp gối lúc này đã bị tổn thương vô cùng nghiêm trọng.
Điều trị thoái hóa khớp gối ở người già bằng thuốc Nam
Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Nam để điều trị thoái hóa khớp gối. Điều đặc biệt là các bài thuốc này cho hiệu quả không thua kém gì so với việc dùng thuốc Tây mà lại không hề có tác dụng phụ.
Một vài bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam mà người bệnh hoàn toàn có thể tham khảo như: hạt gấc, mật gấu, ngải cứu, lá lốt,…
Phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở người già ra sao?
Thoái hóa khớp gối ở người già từ lâu được coi là một nỗi ám ảnh với rất nhiều người cao tuổi vì bệnh lý này khá phổ biến và gây ra rất nhiều tác động xấu đến cuộc sống của người bệnh.
Do đó, người cao tuổi cần phải chú ý tới một vài điều sau để có thể ngăn ngừa bệnh lý này:
- Hạn chế các động tác có hại cho khớp gối
- Không nên mang vác vật quá nặng
- Tập luyện để cơ thể có trọng lượng hợp lý giúp giảm các áp lực lên khớp gối.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
Trên đây là bài viết về tình trạng thoái hóa khớp gối ở người già. Hy vọng, với những thông tin mà bài viết mang lại, các bạn sẽ có thể có được những biện pháp điều trị và phòng ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, các bài viết cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, người bệnh hãy đến ngay những trung tâm y tế và các bệnh viện lớn để có những phương hướng điều trị kịp thời và hợp lý.