Bệnh thoái hoá khớp gối là căn bệnh về xương khớp rất phổ biến với tần suất bệnh tăng theo đội tuổi. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn hết sức chủ quan coi thường bệnh. Trong đó, đa số người bệnh không nắm rõ thoái hóa khớp gối nên ăn gì để mau lành bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này và trả lời những thắc mắc liên quan đến thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn. Từ đó sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm thiểu dịch khớp gối.
Sụn khớp gối đóng vai trò như lớp đệm che chắn, bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Khi xảy ra tình trạng thoái hóa khớp gối, sụn khớp bị hao mòn dần tới mức chúng không thể che phủ toàn bộ đầu xương dẫn đến tình trạng cọ sát giữa xương đùi và xương chày gây bất tiện trong sinh hoạt và đau đớn nhiều cho người bệnh.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Theo các bác sĩ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát và giảm những biến chứng từ bệnh.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối thường gặp
Trước khi giải đáp vấn đề thoái hóa khớp gối nên ăn gì, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân của bệnh từ đó xác định đúng căn nguyên gây ra bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh triệt để. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra thoái hóa khớp gối như sau:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa xương khớp diễn ra càng mạnh, lúc này các khớp xương bị bào mòn, cọ xát với hệ dây thần kinh, dây chằng gây ra thoái hóa khớp gối. Nguyên nhân này thường xuất phát từ đối tượng người bệnh trên 40 tuổi.
- Yếu tố nội tiết: Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối hơn do nội tiết nữ bị suy giảm, làm giảm khả năng cung cấp chất dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp.
- Chấn thương: Khớp đầu gối bị tổn thương do tai nạn, ngã, va chạm,… nhưng không được điều trị triệt để sẽ gây bệnh. Khắc phục nguyên nhân này, người bệnh cần điều trị dứt điểm thoái hóa khớp gối.
- Sinh hoạt không đúng tư thế: Ngồi, đứng quá lâu tại một chỗ hoặc ngủ nghỉ sai tư thế sẽ gây áp lực và dẫn đến thoái hóa khớp gối.
- Lao động quá sức: Thường xuyên khuân vác đồ nặng, không nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến các khớp xương thoái hóa nhanh hơn, trong đó có thoái hóa khớp gối.
- Tập luyện sai cách: Tập quá sức, tập không đúng động tác sẽ gây tổn thương khớp gối là thói quen nên tránh của người bệnh.
Triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình
Nhận biết sớm triệu chứng thoái hóa khớp gối là vấn đề cấp thiết giải trừ nguy cơ biến chứng, được nhiều bạn đọc quan tâm bên cạnh việc thoái hóa khớp gối nên ăn gì. Một số triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Xuất hiện những cơn đau âm ỉ tại khớp gối, cường độ đau tăng dần theo thời gian khi người bệnh vận động hoặc di chuyển.
- Khi chân co duỗi sẽ phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở đầu gối.
- Cơ cứng khớp đầu gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Lúc này người bệnh không cử động được bình thường, phải mất khoảng 15 – 20 phút để khớp giãn ra.
- Việc di chuyển trở nên khó khăn, khó duỗi, gập, nhấc chân thẳng.
- Đầu gối của người bệnh thoái hóa khớp gối bị sưng tấy.
- Đau khi đứng lên ngồi xuống. Nhất là khi đứng lên rất khó khăn và nhiều trường hợp người bệnh phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác mới đứng dậy được.
- Đau khi leo cầu thang và thường có tiếng kêu lục cục, răng rắc. Ở giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn, bệnh nhân không thể bước lên cầu thang vì quá đau hoặc không co được chân đủ để bước lên bậc.
- Khớp gối bị sưng lên do bị tràn dịch khớp. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu thực hiện chọc hút dịch sẽ làm giảm đau và sưng đầu gối.
- Khớp gối bị biến dạng, teo ổ khớp. Đây là biểu hiện khi bệnh thoái hóa khớp gối đã phát triển nặng và sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Bên cạnh đó, có thể bị lệch đầu gối, rất khó gập hoặc duỗi gối ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động.
Khi có một trong những biểu hiện trên, người bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng có thể xảy đến. Việc điều trị cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, thoái hóa khớp gối nên ăn gì là tốt nhất cũng là vấn đề không thể bỏ qua. Điều này sẽ được bài viết giải đáp ngay dưới đây.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị bệnh. Có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa nguy cơ quay lại. Một số nhóm thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn:
- Các loại cá nước lạnh: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích…. là những thực phẩm có chứa nhiều axit béo Omega 3 có tác dụng kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần.
- Nước hầm xương ống: Các loại nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê cung cấp rất nhiều glucosamin và chondroitin, là những hợp chất cấu thành sụn. Bên cạnh đó, bổ sung lượng canxi dồi dào, tốt cho xương khớp.
- Về thực vật: Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, một số thực vật như đậu nành, rau xanh, hạt mầm…. Cũng được khuyên dùng nhờ đặc tính tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa tích cực.
Như vậy, bài viết đã trả lời giúp bạn đọc câu hỏi thoái hóa khớp gối nên ăn gì. Chế độ ăn uống và sinh hoạt luôn đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh về xương khớp. Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa thì thoái hóa khớp gối nên ăn gì cũng là vấn đề cần được quan tâm. Chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe.
Theo : thoatvidiadem.net