Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa cột sống cổ là căn bệnh phổ biến và không chỉ dừng lại ở đối tượng là những người cao tuổi, hiện nay bệnh đang có nguy cơ gia tăng đặc biệt là ở giới trẻ.
Việc nắm bắt được rõ nguyên nhân, triệu chứng và những thông tin chi tiết về bệnh sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để có thể dễ dàng phòng tránh hiệu quả.
Cấu tạo đốt sống cổ
Xương cột sống cổ có 7 đốt xương được kí hiệu từ C1 đến C7 xếp thành đường cong ưỡn ra phía trước. Đốt C1 không có thân đốt và đốt C7 có mỏm gai dài nhất. Có thể sờ hoặc nhìn rõ mỗi khi cúi cổ. – Dịch từ Wikipedia.org
Ngoài các đốt xương, cột sống cổ còn được cấu tạo từ các thành phần chính: Đĩa đệm, dây chằng và các dây thần kinh, mạch máu.
Đốt sống cổ là nơi dễ gặp phải tổn thương nhất, những bệnh lý liên quan mà nhiều người mắc phải đó là:
- Thoái hóa đốt sống cố
- Thoát vị đĩa đệm cổ
- Gai đốt sống cổ
Trong đó, thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến nhất, nguy hiểm nhất.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì
Theo Wikipedia – Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ

Có nhiều nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ khác nhau trong công việc, hoạt động, tuổi tác.
Nó là quá trình bệnh lý xảy ra ở các đốt sống cổ, bắt nguồn từ những hiện tượng hư khớp tại các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng.
Dần dần theo thời gian về sau sẽ xuất hiện hiện tượng thoái hóa ở những đốt sống, gây đau vùng cổ, vai gáy, đặc biệt là mỗi khi cử động vùng cổ.Hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ đang dần trở nên phổ biến, rất nhiều người mắc phải, đặc biệt bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Các biểu hiện thoái hóa đốt sống cổ dễ nhận biết nhất đó là cổ cứng, không linh hoạt. Có tình trạng đau cổ, lan dần xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, đôi lúc đau đầu không rõ nguyên nhân…Thoái hóa cột sống cổ gây cho người bệnh rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Nam nữ có tỷ lệ mắc bệnh như nhau.
10 cấp độ
Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh thoái hóa đốt sống cổ được chia thành 10 mức độ, hãy đọc và xác định tình trạng bệnh của mình đang ở cấp độ mấy để kịp thời xử lý. (soha.vn)
- Cấp độ 1: Ngửa đầu nhìn lên thì có cảm giác bị cứng và đau ở cổ.
- Cấp độ 2: Thường xuyên đau mỏi cổ, có thể còn lan sang cả vai và lưng.
- Cấp độ 3: Khi tỉnh dậy có cảm giác vận động cổ khó, đau, khó chịu ở cổ.
- Cấp độ 4: Cánh tay có dấu hiệu tê, đôi lúc có cảm giác mờ mắt.
- Cấp độ 5: Dáng đi mất tự nhiên, xiêu vẹo, thậm chí thị lực giảm, khó có thể đi trên một đường thẳng.
- Cấp độ 6: Cánh tay và vùng cổ, vai bị hạn chế hoạt động. Thậm chí không thể cầm bút viết như bình thường được.
- Cấp độ 7: Gặp trở ngại rất lớn trong việc cầm đũa.
- Cấp độ 8: Đi lại không sức lực, cảm giác không trọng lượng.
- Cấp độ 9: Mất khả năng kiểm soát đại tiện, tiểu tiện.
- Cấp độ 10: Cấp độ cuối là cấp độ nguy hiểm nhất, người bệnh chỉ có thể nằm yên một chỗ.
Vị trí thoái hóa
Đốt sống cổ có phạm vi hoạt động rất lớn và liên tục nên có nguy cơ chịu tổn thương lớn. Tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ làm cho các đốt sống cổ bị suy giảm chức năng, dẫn đến thoái hóa.
Trong đó, các đốt sống gặp phải tổn thương nhiều nhất đó là ở các vị trí C4 C5 và C6.
Để hiểu kỹ hơn nữa về bệnh thoái hóa đốt sống cổ, hãy tiếp tục theo dõi các phần dưới đây.
Đối tượng
Nhóm người nguy cơ cao mắc bệnh
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hay gặp phải nhất ở nhóm đối tượng thường xuyên phải cử động vùng cổ với cường độ cao
Nhân viên văn phòng cũng là một trong những đối tượng đó vì tính chất công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít có thời gian nghỉ ngơi, lười vận động
Những người già, tuổi tác cao thì việc xương khớp bị thoái hóa là điều không thể tránh khỏi. Theo HelloBacsi thì cứ có 100 người trên 60 tuổi thì có hơn 85 người sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cổ.
Xu hướng trẻ hóa
Tuy nhiên, ngày nay bệnh đang có xu thế trẻ hóa. Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ thực sự đang là một tình trạng đáng báo động.
Đây không phải điều gì quá khó hiểu bởi nhịp sống, xu thế hiện đại khiến cho rất nhiều bạn trẻ đang có thói quen ngồi sai tư thế, ngồi quá nhiều và không chịu vận động.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Khi mắc bệnh, triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ gặp phải ở hầu hết mọi người là có chung các biểu hiện là sự đau, nhức và khó vận động ở vùng cổ

Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng luôn gặp phải những triệu chứng sau:
- Các động tác cổ bị vướng, không linh hoạt, đôi khi còn bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán
- Đau từ gáy đi xuống bả vai, cánh tay ở một bên hoặc là ở cả hai bên.
- Trường hợp hiếm gặp là mất đi cảm giác khéo léo của tay, và bàn tay có thể bị tê liệt.
- Cứng cổ mỗi khi trở trời. Ho hoặc hắt hơi cũng gây ra đau đớn.
- Dấu hiệu Lhermitte: Đây là cảm giác khó chịu đột ngột gây ra như một luồng điện đi xuống cổ, xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Cơn đau nặng hơn khi bạn cúi cổ về trước.
Khi nào nên đi khám
Bạn sẽ cần đến sự can thiệp của y tế khi gặp phải triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ như:
- Đau và cứng khớp cổ xảy ra liên tục, uống thuốc giảm đau cũng không khỏi
- Yếu cơ hoặc tê cơ cổ, cơ vai đột ngột
- Gặp khó khăn trong việc di chuyển
- Không thể cử động tay chân
Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có được sự chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Lúc này, vùng xương và sụn ở cổ bị thoái hóa và yếu dần do 4 nguyên nhân chính sau:
- Thoát vị đĩa đệm
- Đĩa đệm cổ giữa các đốt sống bị co lại và khô vì mất nước
- Dây chằng xơ cứng do lão hóa.
- Tủy sống và dây thần kinh bị chèn do xương phát triển bị lệch
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ bao gồm:
- Do tuổi tác
- Thường xuyên làm những công việc tác động xấu đến cổ
- Chấn thương ở cổ
- Yếu tố di truyền
Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu là 1 trong biến chứng của bệnh
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ để lâu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân cần phải biết để từ đó có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe chính bản thân.
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu
Biến chứng này gây ra do đốt sống cổ là nơi tập trung dây thần kinh quan trọng, khi đốt sống cổ thoái hóa sẽ xuất hiện gai chèn ép lên dây thần kinh hoặc gây hẹp động mạch. Những điều này điều khiến làm giảm quá trình tuần hoàn máu lên não. Chính vì vậy, khiến não không đủ máu để hoạt động, sẽ gây ra
Biến chứng này thường xuất hiện ở bệnh nhân sau một thời gian bị bệnh. Bệnh nhân sẽ bắt gặp những cơn đau từ phía sau lan đến đỉnh đầu, hoặc lan rộng sang hai bên.
Những cơn đau đầu này sẽ không thể trị dứt điểm nếu người bệnh không chữa khỏi thoái hóa cột sống cổ.
Chèn ép dây thần kinh
Cột sống cổ tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu có vai trò giúp cung cấp dưỡng chất và oxy nuôi dưỡng não bộ, đồng thời truyền và nhận tín hiệu từ não.
Khi bị thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh sẽ khiến quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn, gây rối loạn tuần hoàn máu.
Lúc này, người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, mất thăng bằng.
Các biến chứng khác
- Hạn chế hoạt động của vùng cổ: Tuy nhiên ban đầu vùng cổ sẽ khó quay ngang, quay dọc, đau tê, cứng cổ, ảnh hưởng đến việc vận động của người bệnh.
- Rối loạn tiền đình: Biến chứng do thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra như rối loạn tiền đình, bởi vì do thoái hóa làm tổn thương vào lỗ tiếp hợp (đau đầu, chóng mặt, buôn nôn, nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm) (TTƯT.PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU, suckhoedoisong.vn)
- Bại liệt: Rối loạn cảm giác tứ chi, gây bại liệt 1 hoặc cả 2 bên cánh tay.
- Gây tê tay: Người bệnh còn cảm thấy bàn tay bị đau, nhức, tê, hoặc gặp khó khăn khi cử động.
- Gây thiếu máu não: Đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ khiến cho các mạch máu bị chèn ép, làm cho lượng máu lên não suy giảm, lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng của não và cơ quan khác.
- Gây ù tai: Ù tai còn khiển giảm khả năng nghe của người bệnh, lâu dần có thể ảnh hưởng đến thính giác của người bệnh.
- Gây mất ngủ: Những cơn đau kéo dài sẽ khiến người mắc bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy không thể thoải mái, và luôn trong trạng thái thèm ngủ, hoặc thiếu ngủ.
Thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm không?
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Với các trường hợp ở giai đoạn đầu thì nó không gây nguy hiểm hay rất ít tác động đến cơ thể con người.
Ở giai đoạn muộn bệnh ngày càng nặng hơn nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ gây những triệu chứng khủng khiếp. Những cơn đau với những cường độ khác nhau từ âm ỉ tới dữ dội, rồi quặn từng cơn đau nhói.

Tình trạng này xảy ra liên tục và diễn ra trong những khoảng thời gian không thể lường trước.
Những cơn đau hành hạ cơ thể trong một thời gian dài, sau đó phần cổ sẽ bị hạn chế hoạt động, tức là tại phần cổ lúc này rất “đơ”, mọi cử động đều thực hiện rất khó khăn, nhiều động tác cổ không thể thực hiện được như trước.
Người bệnh lúc này sẽ không thể cúi, ngửa hay xoay trái, xoay phải, nghiêng đầu được nữa. Các cơn đau không dừng lại ở đó mà sẽ lan tỏa ra những vùng xung quanh cổ gây sái cổ, vẹo cổ.
Một số trường hợp thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng xuống tay khiến cả cánh tay tê mỏi, các ngón tay không còn được linh hoạt, việc cầm lắm rất khó khăn.
Cổ thì như bị tê liệt đặc biệt là khi bị cảm cúm hoặc ho thì các cơn đau sẽ càng nặng hơn. Trong bài viết 7 tác hại nghiêm trọng của thoái hóa đốt sống cổ của baomoi.com chỉ ra rằng người bệnh có thể sẽ rơi vào trạng tê liệt tạm thời. Sau khi toàn bộ cơ thể bị ngã xuống mặt đất sẽ tỉnh táo lại rất nhanh mà không hề cảm thấy bị trở ngại hoặc hậu di chứng gì.
Thường thì khi cơ thể đang ở trong tư thế đứng hoặc là đi bộ mà đột nhiên xoay đầu sẽ khiến cơ thể mất đi lực đỡ khiến cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt nhất thời, sau khi toàn bộ cơ thể bị ngã xuống mặt đất sẽ tỉnh táo lại rất nhanh mà không hề cảm thấy bị trở ngại hoặc hậu di chứng gì.
Thoái hóa cột sống cổ có thể gây rối loạn tiền đình khi các động mạch bị chèn ép khiến máu lưu thông lên não gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng này biểu hiện là hay bị ngất, hay cảm thấy bồi hồi, lo lắng, mắt mờ, khả năng giữ thăng bằng kém.
Nguy hiểm hơn nữa là khi bệnh gây thoát vị đĩa đệm rồi ảnh hưởng đến tủy sống gây bại liệt cả 2 tay, ảnh hưởng đến cả tứ chi.
Chẩn đoán
Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ thông qua khám lâm sàng biểu hiện ban đầu và dựa vào kết quả hình ảnh X-quang cột sống cổ.
Xét nghiệm điện cơ này giúp bác sĩ chẩn đoán được mức độ tổn thương của các dây thần kinh do thoái hóa gây ra nhằm xác định bệnh.
Phòng ngừa và điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Điều trị
Bác sĩ thường sử dụng nẹp cổ để có thể hạn chế chuyển động ở cổ và có tác dụng giảm đau.
Tuy nhiên, lưu ý rằng việc sử dụng nẹp cổ quá lâu khiến cho cơ cổ bị yếu đi. Bạn không được tự ý nẹp cổ nếu như không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bị đau đột ngột, người bệnh cần nghỉ ngơi và dùng thuốc theo toa (thuốc gây tê và các loại thuốc kháng viêm). Bác sĩ có thể kê thêm thuốc giãn cơ nhưng chỉ với liều lượng ít và trong thời gian ngắn.
Khi hết đau, bạn có thể thực hiện các bài tập đốt sống cổ luân phiên khi sử dụng nẹp cổ. Các bài tập để tăng sức chuyển động và sức dẻo dai. Bạn cũng nên nhớ rằng, nắn chỉnh cột sống không phải là phương pháp được khuyến nghị cho bệnh lý này.
Thoái hóa đốt sống nói chung sẽ rất ít khi phải nhờ đến phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ là liệu pháp cuối cùng khi mà các phương pháp khác không đem lại hiệu quả nữa. Lúc này mới cần đến phẫu thuật để giảm áp lực lên các dây thần kinh và tủy sống.
Phòng ngừa
Tất nhiên việc phòng ngừa bệnh cần bắt nguồn từ nguyên nhân, nhưng tôi cũng không thể khuyên các bạn bỏ công việc được vì đặc thù ngành nghề phải như vậy. Những biện pháp bạn cần thay đổi là sửa lại các tư thế ngồi, đứng, nằm sao cho đúng bắt đầu từ chính những sinh hoạt hàng ngày.

- Tư thế khi ngủ cần đa dạng, không nên chỉ nằm một tư thế.
- Bổ sung nhiều canxi trong chế độ ăn của bạn.
- Ngồi thẳng lưng, thẳng cổ khi làm việc trước máy tính.
- Không vặn vẹo cột sống khi mỏi.
- Không mang vác, đội đầu quá nặng.
- Không giữ một tư thế nào trong khoảng thời gian quá dài.
- Năng vận động bằng các môn thể thao, thể dục mỗi ngày.
Kết Luận
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ, giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh.
Việc sớm phát hiện ra nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh ngay hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
HẠ GỤC THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ NHỜ BÀI THUỐC ĐÔNG Y TOÀN DIỆN
Để giải quyết triệt để các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ, đồng thời đẩy lùi và kiểm soát bệnh, các chuyên gia YHCT khuyên bệnh nhân nên sử dụng bài thuốc An Cốt Nam.
PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên ĐH Y Dược HCM) cho biết, các bài thuốc Đông Y chữa bệnh thoái hóa cột sống cổ có nhiều, tuy nhiên An Cốt Nam lại ấn chứa những sự khác biệt ưu việt và đặc biệt.
“Sự khác biệt ưu việt” mà bác sĩ Nghĩa vừa nhắc đến ở trên chính là tinh túy có trong thành phần và phác đồ của bài thuốc.
An Cốt Nam nổi bật với 100% nguyên liệu từ thảo dược tự nhiên. Trong đó, đáng chú ý nhất là các vị thảo mộc quý như: Bí Kì Nam, Sâm Ngọc Linh, Trư Lủng Thảo… Đây đều là cây cỏ nước Nam, được các bác sĩ gia giảm từ 2 phương dược gia truyền: Độc hoạt tang ký sinh – Quyên tý tang. Quan trọng hơn, để các thảo dược hiệp đồng sức mạnh tốt nhất, An Cốt Nam đã được gia giảm theo một TỶ LỆ VÀNG bí truyền. Nhờ đó, từng vị thuốc phát huy công dụng tối đa, đi sâu vào cơ thể, bồi bổ từ cơ quan chủ quản của xương khớp đến cột sống.
Cùng quan điểm với bác sĩ Nghĩa, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông Y Viện 108) cũng đánh giá cao An Cốt Nam khi biết tận dụng sức mạnh của các liệu pháp khác để bổ trợ cho hiệu quả cuối cùng. Tại chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của đài VTV2, ông cũng giới thiệu An Cốt Nam với bệnh nhân trên khắp cả nước và cho rằng, đây là một phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ nói riêng và bệnh xương khớp nói chung hiệu quả và toàn diện.
Theo đó, để hạn chế việc sử dụng quá nhiều thuốc tân dược, bệnh nhân khi điều trị bằng An Cốt Nam sẽ được hướng dẫn dán cao sau khi uống thuốc khoảng 15p. Toàn bộ dược chất trong cao dán sẽ thẩm thấu qua da, tác động trực tiếp vào vị trí thoái hóa giúp giảm đau nhanh chóng, đồng thời định vị điểm đau để các hoạt chất của thuốc đi đến đúng vị trí cần điều trị.
Không dừng lại ở đó, các bác sĩ còn đưa ra hệ thống bài tập chuyên biệt, được ghi lại trong đĩa VCD để bệnh nhân dễ dàng thực hiện. “Bài thuốc uống + Cao Dán + Luyện tập thể dục”, 3 yếu tố này phối hợp với nhau giúp lớp sụn bị bào mòn dần hồi phục trở lại, cột sống dẻo dai và dự phòng tái phát bệnh.
Ưu điểm vượt trội của An Cốt Nam:
- 100% từ thảo dược, không tân dược, hóa chất => Không lo tác dụng phụ
- Nguyên liệu được kiểm nghiệm gắt gao, đạt chứng nhận CO – CQ. Đặc biệt, dược liệu được lấy tại vườn trồng riêng tại TT nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, đơn vị chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện dược liệu – Bộ y tế.
- Có nguồn gốc từ bài thuốc Nam gia truyền nổi tiếng, được các lương y sử dụng chữa trị bệnh từ ngàn đời nên thuốc hoàn toàn có căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Được cung cấp bởi nhà thuốc Đông y uy tín hàng đầu do Sở Y tế cấp phép hoạt động.
- Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm về chữa các bệnh cột sống thăm khám và theo sát quá trình điều trị với An Cốt Nam của bệnh nhân.
- Bệnh nhân KHÔNG CẦN SẮC THUỐC: An cốt nam được sắc và đóng gói sẵn theo tiêu chuẩn.
- Đặc biệt: MIỄN PHÍ 100% quá trình bấm huyệt, kéo giãn cột sống, xoa bóp bằng thuốc nam, châm cứu… khi bệnh nhân điều trị trực tiếp tại Nhà thuốc Tâm Minh Đường.
Sự khác biệt trong phương pháp điều trị của An Cốt Nam đã giúp hàng nghìn bệnh nhân chiến thắng căn bệnh thoái hóa cột sống. Họ chính là bằng chứng sống minh chứng cho hiệu quả của bài thuốc.
Bạn đọc có thể xem thêm video về hành trình chữa thoái hóa cột sống cổ bằng An Cốt Nam của anh công nhân Bình Dương:
Liên hệ vào số hotline để được tư vấn chi tiết về tình trạng thoái hóa đốt sống cổ của bạn!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc để bạn đọc tiện liên hệ:
Theo : thoatvidiadem.net