Thoái hóa cột sống ở phụ nữ luôn là tình trạng gây ra nhiều nỗi lo lắng cho rất nhiều chị em ở các độ tuổi khác nhau. Nhất là với chị em phụ nữ đang ở thời kỳ tiền mãn kinh, tình trạng thoái hóa cột sống này xảy ra ngày một nhiều hơn. Vậy đâu là lý do khiến chị em phụ nữ dễ dàng bị thoái hóa cột sống? Xin mời bạn tham khảo bài viết sau đây để có được câu trả lời dành riêng cho bản thân mình nhé.
Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống được coi là một căn bệnh mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa. Những thay đổi này có thể khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó khăn khi vận động do các dây thần kinh vùng cột sống bị chèn ép bởi các gai xương ở đốt sống.
Tình trạng này thường hay xảy ra tại vùng thắt lưng, vùng lưng trên hoặc giữa lưng và cuối cùng ở vùng cổ. Trong đó, thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng là hai tình trạng xảy ra nhiều nhất.
Các triệu chứng phổ biến của thoái hóa cột sống là ăn không ngon; các cơn đau ập đến bất chợt; khó khăn khi vận động hoặc khi cúi, gập;…
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống như:
- Tuổi tác, tuổi tác cao thì xương khớp sẽ bị thoái hóa nhần
- Thói quen sinh hoạt không tốt
- Chấn thương, tai nạn
- Di truyền
- Do công việc
- Do biến chứng của nhiều bệnh lý khác.
Tại sao thoái hóa cột sống ở phụ nữ là thường xảy ra hơn so với nam giới?
Theo các nhà khoa học và các bác sĩ chuyên gia, bắt đầu từ sau tuổi 30, tình trạng thoái hóa cột sống ở phụ nữ thường gấp đôi so với đàn ông.

Lý giải cho tình trạng này, các bác sĩ cho biết, hầu hết chị em phụ nữ từ sau độ tuổi 30 thì xương khớp bắt đầu bước vào tình trạng thoái hóa. Sau đó, đến thời điểm 40-50 tuổi, lượng hoocmon nội tiết tố estrogen suy giảm mạnh làm cho tình trạng xương khớp bị thoái hóa xảy ra nhanh hơn.
Cụ thể hơn, khi nồng độ nội tiết tố nữ estrogen suy giảm mạnh sẽ dẫn tới sự thiếu hụt collagen – thành phần chính của sụn khớp, cơ, và dây chằng; khiến các đốt sống bị bào mòn và thoái hóa. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt estrogen còn làm giảm lượng canxi và phospho, gây giảm khối lượng xương của cơ thể.
Chưa kể, nhiều chị em phụ nữ cũng có những thói quen sinh hoạt, tư thế ngồi làm việc không đúng, bê vác quá nặng,… cũng khiến cho tình trạng thoái hóa cột sống trở nên nhanh hơn.
Thoái hóa cột sống ở phụ nữ chữa trị như thế nào?
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ biện pháp chữa trị hay phương thuốc nào có thể chữa trị hoàn toàn và dứt điểm căn bệnh thoái hóa cột sống ở phụ nữ nói riêng và tất cả người bệnh nói chung.
Hầu hết các phương pháp chữa trị hiện nay chỉ có công dụng đối với những vùng cột sống thương tổn, giảm đau và giúp người bệnh hoạt động dễ hơn. Một vài phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thường xuyên được các bác sĩ sử dụng như:
Sử dụng thuốc Tây y

Để điều trị thoái hóa cột sống, các bác sĩ có thể cho chị em phụ sử dụng một số loại thuốc giảm đau để hạn chế tình trạng đau nhức khó chịu và bất chợt do thoái hóa cột sống mang lại như:
- Các loại thuốc giảm đau
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc chống viêm
Chị em cần lưu ý, không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc giảm đau nào nếu như chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng có thể sẽ khiến cho chị em bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ nguy hiểm hoặc bị nhờn thuốc về sau
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được sử dụng cho người mắc bệnh ở mức độ nhẹ hoặc đang ở giai đoạn đầu. Phương pháp này được hiểu chủ yếu là xoa bóp, châm cứu và cho người bệnh tập luyện một vài bài tập để giãn xương cốt.
Phẫu thuật
Nếu như việc sử dụng thuốc, vật lý trị liệu không đạt được hiệu quả hoặc tình trạng thoái hóa cột sống ở phụ nữ đã quá nặng thì có thể các bác sĩ sẽ khuyên chị em nên phẫu thuật để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, việc phẫu thuật thường có chi phí khá cao nên hầu hết các bác sĩ cũng ít khi chỉ định người bệnh sử dụng phương pháp này trừ khi bệnh đã quá nặng,
Dùng các bài thuốc Nam
Nếu hiện tượng thoái hóa cột sống ở phụ nữ đang ở mức độ vừa và nhẹ thì chị em hoàn toàn có thể thử sử dụng các bài thuốc Nam để điều trị bệnh lý này. Mặc dù hiệu quả đến không quá nhanh nhưng việc dùng các bài thuốc Nam sẽ không mang đến tác dụng phụ và giá thành thì lại rất rẻ.
Các chị em có thể tham khảo thêm một số bài thuốc chữa trị thoái hóa cột sống như:
- Ngải cứu: Chuẩn bị 200g ngải cứu phơi khô, 2 vỏ quả bưởi, 1kg hạt chanh khô sao vàng hạ thổ. Sau đó ngâm trong 200g đường phèn và 1 lít rượu trắng. Để khoảng 15 ngày đến 1 tháng, uống 1 chén mỗi ngày sẽ có hiệu quả giảm đau khá hiệu quả.
- Lá lốt: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt rửa sạch, giã nhỏ lọc lấy nước. Hòa nước lá lốt với 300ml sữa bò tươi đun sôi, uống 2 lần trong ngày. Sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả đạt được.
Như vậy, bài viết đã mang đến cho các bạn thông tin về tình trạng thoái hóa cột sống ở phụ nữ. Hy vọng, bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Xin cảm ơn.