Vấn đề thoái hóa cột sống có di truyền không đang được rất nhiều người bệnh cũng như thân nhân thắc mắc mà chưa có lời giải đáp chính xác. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi trên chính xác nhất!
Bệnh thoái hóa cột sống có di truyền không?

Để có câu trả lời bệnh thoái hóa có di truyền không trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh là gì?
Nguyên nhân chủ quan từ những yếu tố bên ngoài
– Lý do đầu tiên gây thoái hóa cột sống là do người bệnh gặp phải các thương tổn tại cột sống do tai nạn hoặc những chấn thương trong khi lao động.
– Chế độ dinh dưỡng không khoa học, đồ ăn thiếu canxi, dưỡng chất, vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh.
– Công việc quá nặng nhọc, tư thế làm việc không đúng đắn, lao động vất vả,… cũng là những yếu tố từ bên ngoài tác động gây nên tình trạng thoái hóa cột sống gây nhiều bất tiện cho người bệnh.
– Phương pháp tập luyện thể dục thể thao ở cường độ quá cao, khiến cột sống phải chịu tải áp lực vô cùng lớn.
– Những người thừa cân, béo phì hay những phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai lâu dài sẽ gây một áp lực rất lớn đến cột sống khiến dễ mắc phải bệnh
Nguyên nhân khách quan do bản thân người bệnh
– Tuổi tác quá cao khiến đĩa đệm bị lão hóa, suy yếu khiến khả năng nâng đỡ cột sống sẽ kém đi.
– Ngoài ra, phần đĩa đệm bị hao mòn, thương tổn, xẹp lún khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên các rễ thần kinh khiến cho người bệnh thường xuất hiện những cơn đau thường trực ợ cột sống.
– Những bệnh lý bẩm sinh như: gai đôi cột sống, gù vẹo,… cũng là một trong những yếu tố thuận lợi hàng đầu gây bệnh.

Bên cạnh những nguyên nhân gây ra bệnh như trên, YẾU TỐ DI TRUYỀN cũng đóng góp một phần nhỏ gây nên tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, nguyên nhân di truyền thường rất ít nên người bệnh không thể xác định là do yếu tố này gây nên tình trạng bệnh được.
Trong trường hợp bạn bị mắc bệnh thoái hóa cột sống từ khi còn sớm phần nhiều là do yếu tố chủ quan tác động từ bên ngoài gây nên.
Như vậy, vấn đề mắc bệnh thoái hóa cột sống có di truyền không? người bệnh chắc hẳn đã nắm rõ được phần nào rồi đúng không.
Quan trọng hơn cả, nếu bạn mắc phải tình trạng bệnh quá sớm, thì cần chú ý hơn đến các nguyên nhân chủ quan gây bệnh để có hướng điều trị cần thiết.
Cách điều trị bệnh thoái hóa cột sống an toàn, hiệu quả
Thuốc Tây
- Thuốc kháng viêm không chứa steroids sẽ cần dựa vào cơ chế hạn chế lọc men COX-2 giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ ở thận và đường tiêu hóa của người bệnh.
- Các loại thuốc giúp giảm cơn đau nhanh chóng, tức thì: Paracetamol hoặc acetaminophen…
- Thuốc Tây bôi ngoài da: Profenid gel, Voltaren Emulgel, Gelden,… giúp người bệnh giảm đau ngay lập tức và không ảnh hướng đến cơ thể nhiều như các loại thuốc uống trực tiếp
- Thuốc chống trầm cảm: Amitryptilin, Dogmatil… cần được các bác sĩ thăm khám kĩ càng và chỉ định sử dụng
- Nhóm thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal… giúp giải tỏa các phần cơ xương co cứng, ngăn ngừa cột sống tê cứng khiến người bệnh nhức mỏi
- Thuốc tiêm: Tiêm phần bề ngoài màng cứng được chỉ định sử dụng cho người bệnh thoái hóa cột sống lâu ngày, mỗi đợt cần tiêm 3 mũi cách nhau khoảng 5 đến 7 ngày.
Bài thuốc nam trị bệnh thoái hóa cột sống

- Hương nhu tía: Rửa sạch 20g hương nhu tía, để ráo, giã nát rồi nấu lấy nước uống đều đặn mỗi ngày. Cần kiên trì trong khoảng 15 đến 20 ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm.
- Cây xương rồng: Xương rồng tiến hành cắt bỏ gai, nướng qua lửa đến khi nóng rồi áp trực tiếp lên phần cột sống thoái hóa và cũng có thể kết hợp luộc loại cây này ăn đều đặn mỗi ngày.
- Cây dền gai: Tiến hành rửa sạch, để ráo, giã nát trộn cùng một chút muối và đắp lên vùng cột sống thương tổn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng loại cây này sắc với nước uống đều đặn mỗi ngày cũng có thể trị bệnh thoái hóa vô cùng hiệu quả.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp giải đáp thắc mắc bệnh thoái hóa cột sống có di truyền không đang khiến rất nhiều người bệnh băn khoăn. Mong rằng với những thông tin trên đây, người bệnh sẽ áp dụng hiệu quả vào trong đời sống thường ngày của bản thân!