Thoái hóa cột sống bẩm sinh hay hội chứng thoái hóa cột sống bẩm sinh là một tình trạng cực kỳ hiếm gặp. Hội chứng này gây ra rất nhiều khó khăn cộng thêm khó chịu cho người bệnh do bị vẹo cột sống. Vậy thì liệu rằng hội chứng thoái hóa cột sống bẩm sinh này có thể chữa trị dứt điểm được hay không?
Thoái hóa cột sống bẩm sinh là gì?

Thoái hóa cột sống bẩm sinh (tên khoa học là Caudal Regression Syndrome) là một hội chứng rối loạn bẩm sinh cực kỳ của cột sống của thai nhi. (Theo Wikipedia).
Hội chứng rối loạn này có thể gây ra rất nhiều các vấn đề cho thai nhi như thiếu một phần của xương đuôi cột sống hay nghiêm trọng hơn là sự biến dạng của xương chậu và phần ở dưới cột sống.
Hội chứng này có thể không gây ra bất cứ tác động nào đến cơ thể của thai nhi nhưng điều này chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Với trường hợp nghiêm trọng, thai nhi khi chào đời có thể sẽ đi kèm với tình trạng thiếu 1 chân (khuyết tật) và thậm chí có thể là liệt.
Thoái hóa cột sống bẩm sinh gây ra rất nhiều tác động và khó khăn cho cuộc sống của trẻ nhỏ và người không may mắc phải căn bệnh này. Chính vì thế, việc chú ý đến sức khỏe của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ là rất quan trọng.
Hội chứng thoái hóa cột sống bẩm sinh có phổ biến không?
Theo thống kê, số lượng người mắc phải hội chứng thoái hóa cột sống bẩm sinh là vô cùng vô cùng ít.
Tỷ lệ trẻ mắc phải tình trạng này chỉ là 0.00001 – 0,00005% tức là chỉ có 1-5 trẻ mắc phải căn bệnh này trong số 100.000 trẻ được sinh ra.
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc phải thoái hóa cột sống bẩm sinh
Trong quá trình mang thai, nếu người phụ nữ bị tiểu đường thì đây chính là một trong những yếu tố tăng cao nguy cơ mắc phải tình trạng thoái hóa cột sống bẩm sinh ở thai nhi.

Việc lượng đường trong máu tăng cao và xuất hiện các vấn đề khác khi trao đổi chất đối với các mẹ bầu bị tiểu đường có thể dẫn đến sự tổn thương trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi.
Triệu chứng của thoái hóa cột sống bẩm sinh là gì?
Các triệu chứng của thoái hóa cột sống bẩm sinh sẽ phụ thuộc khá nhiều vào phần cơ thể bị ảnh hưởng. Một vài triệu chứng chủ yếu của hội chứng này như sau:

- Cột sống có hình dạng bất thường hoặc có thể xuất hiện tình trạng thiếu đốt ở vùng dưới của cột sống.
- Không có các đốt sống cuối cùng.
- Thiếu mất một phần tủy sống
- Các đốt sống ở cùng thấp không đóng hoàn toàn
- Gặp các vấn đề khó khăn về hô hấp do ngực có hình dạng bất thường.
- Xương cẳng chân và xương hông nhỏ hơn so với bình thường
- Bàn chân bị khoèo lên.
- Cẳng chân và lưng bị suy giảm cảm giác.
- Mất kiểm soát bàng quang
- Gặp phải các vấn đề bất thường ở hậu môn và âm đạo
- Không có hậu môn
- Ruột bị xoắn
- Táo bón
- Không có bộ phận sinh dục
- Thoát vị.
Ngoài ra, có thể sẽ có thêm một số triệu chứng khác không được nhắc tới do căn bệnh này ở mỗi người mỗi khác, Chính vì vậy, nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi gì về bệnh thì bạn nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thoái hóa cột sống bẩm sinh
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa cột sống bẩm sinh trong nhiều trường hợp sẽ không rõ ràng.
Hội chứng này được coi là một hiện tượng rối loạn đa yếu tố (các yếu tố môi trường và di truyền sẽ có khả năng tương tác với nhau và dẫn đến hiện tượng thoái hóa cột sống bẩm sinh).
Một vài chuyên gia cho rằng, hội chứng này có thể xuất hiện do việc gián đoạn sự phát triển trung bì ở thai nhi. Điều này làm cho quá trình hình thành bị suy yếu, gây ảnh hưởng cho sự phát triển bình thường của xương khớp và các hệ thống khác của trẻ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có nhà khoa học nào tìm ra được nguyên nhân cụ thể của hội chứng thoái hóa cột sống bẩm sinh.
Điều trị thoái hóa cột sống bẩm sinh như thế nào?
Để điều trị hội chứng thoái hóa cột sống bẩm sinh thì phải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng, triệu chứng của bệnh.
Thêm vào đó, việc điều trị cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp và nỗ lực của các chuyên gia đầu ngành về thần kinh, tiết niệu, chỉnh hình, thận, tiêu hóa,….
Phát hiện càng sớm để có biện pháp can thiệp điều trị hợp lý là cách để bảo đảm việc điều trị hiện tượng thoái hóa cột sống bẩm sinh có hiệu quả cao.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, các bậc cha mẹ cần bổ sung một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ các loại khoáng chất, vitamin cùng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Một điều khá đáng buồn đó là hầu như các trẻ sơ sinh khi được sinh ra với hiện tượng thoái hóa cột sống bẩm sinh thì không thế sống quá lâu. Với những trẻ còn sống thì cần phải thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật để có thể điều chỉnh và can thiệp các triệu chứng do bệnh gây ra.
Chính vì lý do này, để có thể tăng cao khả năng sống sót của trẻ, các bậc cha mẹ cần phải thường xuyên thăm khám và kiểm tra thai nhi và kèm theo đó là thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Trên đây là bài viết giới thiệu các thông tin cơ bản về hội chứng thoái hóa cột sống bẩm sinh. Mong rằng, bài viết có thể đem lại cho các bạn những kiến thức hữu ích để nhận thấy được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. XIn cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi!