Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý hiếm gặp, xảy ra ngay khi còn ở trong bụng mẹ và cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về bệnh này, các mẹ hãy theo dõi thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Tình trạng thận ứ nước độ 1 khi mang thai
Bể thận của thai nhi có kích thước <4mm trước 18 tuần, <5mm trước 28 tuần, <7mm sau 30 tuần. Do vậy, nếu chỉ số này lớn hơn mức bình thường thì thai nhi bị thận ứ nước.
Bệnh thận ứ nước được chia làm 4 cấp độ từ mức độ nhẹ đến nặng. Bà bầu bị thận ứ nước độ 1 được coi là mức độ nhẹ nhất nhưng không vì thế nó mà các mẹ có thể chủ quan.
Bệnh này khiến thận bị giãn hoặc sưng to do chứa nhiều nước bên trong, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thận, đồng thời làm mức lọc cầu thận bị giảm đi gây viêm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Do vậy, trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ chuẩn đoán thai nhi đang bị thận ứ nước ở mức độ 1 cần được theo dõi và nếu tình trạng nặng hơn buộc sẽ chấm dứt thai kỳ.
Nguyên nhân thai nhi bị thận ứ nước
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến thận ứ nước ở thai nhi là do:
- Giãn thận sinh lý: Tình trạng này xảy ra trong quá trình mang thai, có thể phát hiện khi đi siêu âm. Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo lắng quá, vì nó sẽ không tăng lên và dần được cải thiện sau sinh.
- Giãn thận do tắc nghẽn niệu quản: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất do vị trí nối giữa bể thận và niệu quản với tỉ lệ gặp ở 1/1.000 trẻ. Vị trí quản đổ vào bàng quang với tỉ lệ 1/2.000 trẻ mắc phải.
- Tắc nghẽn niệu đạo: Do việc tắc nghẽn niệu đạo lâu ngày làm bàng quang căng, không co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài, về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến bể thận và niệu quản.
- Thận đa nang: Hiện tượng này xảy ra khi có sự tắc nghẽn hoàn toàn của niệu quản trong quá trình mang thai. Thận đa nang không bài tiết được nước tiểu dẫn tới phát triển không bình thường.
- Trào ngược niệu quản – bàng quang: Có đến 5% trường hợp mắc phải ứ thận nước ở trẻ sơ sinh trước khi sinh. Sự trào ngược kéo dài này làm giãn bàng quang, niệu quản và bể thận khiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Đối với trẻ nhỏ, việc chú ý chăm sóc hệ bài tiết và hệ tiêu hóa rất quan trọng. Nếu bạn thấy trẻ có dấu hiệu bất thường như cảm thấy khó chịu, khóc thét khi đi tiểu, hãy đưa trẻ đi khám. Bởi các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh thận ứ nước ở trẻ em.
Tình trạng thận ứ nước ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào tuổi thai. Vì nếu trẻ sơ sinh bị thận ứ nước ở mức độ 1, 2 thì chỉ cần phát hiện và điều trị kịp thời là khỏi. Nếu tình trạng thận ứ ở mức độ nặng sẽ để lại biến chứng sau:
- Suy thận: Đây là biến chứng đầu tiên và nguy hiểm nhất của bệnh thận ứ nước ở trẻ sơ sinh. Khi thận yếu sẽ dẫn đến chức năng thận giảm dần, mất khả năng bài tiết và đào lọc chất thải ra khỏi cơ thể, về lâu ngày gây bệnh.
- Mức lọc cầu thận giảm: Thận cần phải lọc các chất thải nếu mức lọc cầu giảm sẽ khiến chức năng thận suy giảm theo.
- Biến chứng viêm cầu thận: Khi tình trạng bệnh không được cải thiện dẫn đến viêm cầu thận, đe dọa sức khỏe của trẻ.
Bệnh thận ứ nước ở trẻ sơ sinh tùy vào mức độ khác nhau sẽ có cách điều trị:
- Nếu mắc trẻ sơ sinh bị thận ứ nươc mức độ 1, bệnh được phát hiện sớm thì quá trình điều trị khá dễ dàng và hoàn toàn sẽ khỏi khi được thường xuyên thăm khám dưới sự theo dõi của bác sĩ. Lúc này, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể cho đến khi trẻ được khoảng 1 tuổi.
- Nếu thận ứ nước ở trẻ sơ sinh với mức độ 3, 4, tình trạng bệnh nặng thì bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật. Trong trường hợp trẻ không mắc thêm bất cứ bệnh bẩm sinh nào, quá trình phẫu thuật sẽ đơn giản, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn. Trường hợp trẻ mắc thêm bệnh bẩm sinh khác thì quá trình phẫu thuật sẽ rất nguy hiểm.
Có thể thấy, bệnh thận ứ nước ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh hiếm gặp. Vì vậy, ngay từ giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần đi siêu âm, khám thai định kỳ theo sự chỉ định để nhằm phát hiện và can thiệp sớm những biến chứng có thể xảy ra. Chúc bé yêu nhà bạn lớn nhanh, khỏe mạnh và được chăm sóc toàn diện.