Tại sao suy thận gây tăng huyết áp? là câu hỏi đang được khá nhiều nhiều người quan tâm và thắc mắc. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải chính xác cho vấn đề này!
Tại sao suy thận gây tăng huyết áp?
Thận là 1 trong những cơ quan quan trọng đóng vai trò ổn định huyết áp bên trong cơ thể con người.
Khi thận bị tổn thương sẽ khiến các chức năng thận bị suy giảm và khả năng điều hòa huyết áp cũng bị ảnh hưởng, làm cho huyết áp tăng cao.
Những người mắc bệnh suy thận càng nặng, càng có khả năng mắc chứng cao huyết áp càng lớn.
Do đó, có thể khẳng định rằng cao huyết áp là 1 trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh suy thận mãn tính.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh tăng huyết áp kéo dài cũng khiến cho các mạch máu bên trong cơ thể bị phá hủy.
Do các mạch máu chính bên trong cơ thể bị tổn thương và phá hủy khiến cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan khác, đặc biệt là thận.
Mặt khác, khi mắc bệnh cao huyết áp sẽ khiến phá hủy cầu lọc thận, làm cho thận không thể loại trừ những tạp chất có hại ra bên ngoài cơ thể.
Tình trạng nước dư thừa và các chất độc hại ứ đọng lại trong mạch máu do thận không thể lọc khiến cho nguy cơ dẫn đến chứng đột qụy ngày càng tăng cao.
Hai tình trạng cao huyết áp và suy thận bổ sung sang nhau hình thành 1 vòng lặp nguy hiểm, lâu dài không được kiểm soát dẫn đến tình trạng suy thận mãn tính ngày càng nguy hiểm.
Những trường hợp người bệnh suy thận kèm theo tình trạng tăng huyết áp vô cùng nguy hiểm, làm cho tình trạng bệnh ngày càng diễn biến phức tạp hơn.
Lúc này, người bệnh cần hoàn toàn tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ để có hướng phòng ngừa và điều trị nhằm kiểm soát được tình trạng bệnh hiệu quả nhất.
Triệu chứng đặc chưng của tăng huyết áp gây suy thận
Thông thường, những người mắc chứng tăng huyết áp trong giai đoạn đầu không có triệu chứng bệnh rõ rệt nên người bệnh thường chủ quan.
Tuy nhiên, ở giai đoạn sau chứng tăng huyết áp nặng hơn khiến người bệnh có thể xuất hiện 1 số biểu hiện đặc trưng như sau:
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Hoa mắt
Nếu chứng tăng huyết áp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh suy thận mãn tính gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người bệnh.
Ngoài ra, bệnh suy thận mãn ở giai đoạn đầu cũng không có mấy triệu chứng rõ rệt.
Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, chứng suy thận sẽ tiến triển mãnh liệt và gây ra nhiều dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Phù nề xuất hiện ở các chi, thường thấy ở bàn chân hoặc trải rộng cả chân.
- Mất cảm giác thèm ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng
- Buồn ngủ
- Cơ thể mệt mỏi
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Không thể tập trung
- Khó thở
- Tiểu tiện liên tục
- Ngứa ran ở tay, chân
- Giảm cân
- Đau nhức đầu
- Chuột rút
Do đó, khi thấy các biểu hiện được nêu trên đây, người bệnh cần chủ động thăm khám để có hướng điều trị chính xác nhất tránh những nguy hiểm không mong muốn xảy ra cho cơ thể.
Hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị chứng suy thận
Khi người bệnh bị tăng huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh suy thận là khá cao.
Do đó, ngay sau khi chẩn đoán mắc chứng cao huyết áp, người bệnh nên làm thêm các xét nghiệm để đánh giá chính xác tình trạng của thận cùng mức độ thương tổn của các cơ quan lân cận.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ của các bác sĩ đề ra và cần liên tục theo dõi quá trình huyết áp vào trong sổ theo dõi để phát hiện ra những bất thường.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên thăm khám định kỳ cũng như đánh giá chức năng của thận và thực hiện các xét nghiệm chính xác nhất để xác định mức độ thương tổn của thận.
Để có thể phòng ngừa và điều trị tình trạng suy thận hiệu quả nhất, người bệnh cần tuân thủ theo những điều sau đây:

- Thay đổi lối sống 1 cách khoa học.
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm ít chất béo,… vào mỗi bữa ăn chính hàng ngày
- Tuyệt đối không nên sử dụng những thực phẩm chứa quá nhiều chất béo, những đồ ăn cay nóng, đồ ăn được chế biến sẵn,…
- Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe, đẩy lùi chứng bệnh suy thận hiệu quả.
- Với những người béo phì, cũng nên có những liệu pháp giảm cân hợp lý để giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Không nên sử dụng những chất kích thích, thuốc lá, những đồ uống chứa quá nhiều cồn, đồ uống chứa cafein.,…
- Người bệnh cũng nên giảm thiểu muối ăn, ăn nhạt sẽ không tăng áp trực tiếp đến thận của bạn.
Điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp gây ra suy thận
Với những trường hợp mắc bệnh tăng huyết áp biến chứng sang bệnh thận mãn tính, mục tiêu các bác sĩ mong muốn đạt được là kiểm soát huyết áp đồng thời làm giảm quá trình thương tổn của thận.
Mức huyết áp cần được kiểm soát phải dưới 130/80mmHg để có thể hạn chế các nguy mắc các bệnh tim mạch.
Để thực hiện được những điều kiện này, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ và 1 số yêu cầu sau đây:
- Người mắc bệnh suy thận độ 1 – 2
Cần thực hiện chế độ ăn kiêng và lối sống lành mạnh.
Bổ sung nhiều loại rau củ, hoa quả tươi, các thực phẩm chứa nhiều bơ sữa vào mỗi bữa ăn chính.
- Người mắc bệnh suy thận độ 2 – 3
Cần ăn những thực phẩm ít muối, nhạt.
Hạn chế ăn những thực phẩm chứa quá nhiều chất béo để không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Người bị bệnh suy thận giai đoạn 3 – 4
Không nên sử dụng những chất kích thích, những thức uống chứa nhiều cồn, thức uống chứa nhiều cafein.
Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa quá nhiều photpho.
Không được tự ý bỏ thuốc, cần tuân thủ theo đúng liều lượng được đề ra chứ không nên tự ý sử dụng thuốc theo ý của bản thân.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về vấn đề tại sao suy thận gây tăng huyết áp? mà nhiều người đang thắc mắc. Mong rằng bạn đọc có thể áp dụng được những thông tin trên đây hiệu quả vào trong cuộc sống thường ngày. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!