
Suy thận mạn là gì?
Bệnh suy thận mạn hay còn gọi là suy thận mạn tính, bệnh thận mạn tính, nói lên sự mất dần chức năng hoạt động của thận. Thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Khi bệnh suy thận mạn tính đến giai đoạn phát triển, chất lỏng chất điện giả và chất thải trong cơ thể bạn có thể được tích tụ.
Trong thời gian ban đầu của bệnh suy thận mạn, bạn có thể có một số những triệu chứng nhưng thường không rõ ràng. Những triệu chứng của bệnh suy thận mạn không rõ ràng cho đến khi chức năng thận của bạn bị suy giảm một cách đáng kể.
Quá trình điều trị suy thận mạn tập trung vào điều trị làm giảm quá trình tiến triển của bệnh, thường bằng cách kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh. Bệnh suy thận mạn có thể tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối nếu như không được phát hiện và tích cực điều trị.
Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận mạn là gì?
Bệnh suy thận mạn là tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của thận, gây ra tổn thương thận trong khoảng thời gian dài, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm.
Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn tính bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Huyết áp cao
- Viêm thận kẽ
- Viêm cầu thận
- Bệnh thận đa nang
- Tắc nghẽn đường tiết niệu, từ các tình trạng như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,…
- Phản ứng trào ngược
- Viêm bể thận
- Rối loạn tự miễn dịch lupus ban đỏ hệ thống
Triệu chứng bệnh suy thận mạn
Các triệu chứng của bệnh suy thận mạn sẽ được phát triển theo thời gian, nếu tổn thương thận tiến triển chậm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cần chú ý.
- Lượng nước tiểu thay đổi
- Buồn nôn
- Ăn không ngon
- Cơ thể yếu đuối và mệt mỏi
- Co giật cơ bắp và chuột rút
- Phù nề chân và mắt cá chân
- Ngứa dai dẳng
- Ngủ không ngon giấc
- Khó thở nếu chất lỏng tích tụ ở phổi
- Huyết áp tăng cao khó kiểm soát
- Đau ngực nếu chất lỏng tích tụ quang lớp lót của tim
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, có nghĩa là chúng cũng có thể là do căn bệnh khác gây ra. Bởi vì thận của bạn có khả năng thích ứng cao và có thể bù đắp chức năng đã mất, các dấu hiệu và triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi chức năng của thận bị suy giảm đáng kể.
Nếu có những dấu hiệu và triệu chứng như trên cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị bệnh một cách kịp thời, tránh những biến chứng xấu của bệnh có thể xảy ra.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận mạn bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Những bệnh liên quan tới tim mạch
- Béo phì
- Hút thuốc lá
- Cao huyết áp
- Tiền sử gia đình mắc bệnh thận
- Cấu trúc thận bất thường
- Người cao tuổi
Biến chứng bệnh suy thận mạn
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể giúp duy trì sự sống. Nếu thận bị ảnh hưởng thì mọi bộ phận trên cơ thể của bạn cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh bạn cần chú ý:
- Sự gia tăng đột ngột Kali trong máu có thể gây ra những cơn đau tim và có thể đe dọa tới tính mạng.
- Cơ thể của bạn giữ nước, dẫn tới phù nề ở cánh tay và chân, huyết áp cao hoặc dịch trong phổi
- Mật độ canxi giảm dẫn tới xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương
- Thiếu máu
- Giảm khả năng tình dục, rối loạn cương dương hoặc suy giảm chức năng sinh sản
- Giảm đáp ứng miễn dịch khiến cho bạn dễ mắc nhiễm trùng hơn
- Biến chứng xảy ra trong quá trình mang thai ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi đang phát triển
- Hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, khiến bạn không tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật
- Chức năng thận bị hỏng hoàn toàn ở giai đoạn cuối, gây nguy hiểm đến tính mạng. Bắt buộc phải lọc máu hoặc ghép thận mới có thể duy trì được sự sống.
Chẩn đoán và điều trị bệnh suy thận mạn
Chẩn đoán suy thận mạn
Trước tiên muốn điều trị bệnh thì bác sĩ sẽ làm một số những thủ tục xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Bác sĩ sẽ thực hiện một số những xét nghiệm như:
Chỉ số creatinin trong suy thận có ý nghĩa gì?
- Xét nghiệm nước tiểu. Phân tích mẫu nước tiểu của bạn để bác sĩ có thể thấy những bất thường dẫn tới suy thận mạn và giúp xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu giúp bác sĩ kiểm tra nồng độ creatinin, ure, natri, kali trong máu của bạn.
- Xét nghiệm hình ảnh. Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện siêu âm hoặc CT cắt lớp vi tính để có thể đánh giá được cấu trúc và kích thước của thận. Các xét nghiệm bằng hình ảnh khác có thể được thực hiện trong một số những trường hợp nhất định.
- Sinh thiết thận. Bác sĩ sẽ đề nghị sinh thiết thận để lấy mẫu mô thận đưa tới phòng thí nghiểm để kiểm tra, xác định nguyên nhân gây ra vấn đề về thận của bạn.
Điều trị suy thận mạn
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh nên bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị bệnh khác nhau khi đã tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
Lọc máu điều trị suy thận mạn
Điều trị suy thận mạn thường bao gồm những biện pháp kiểm soát những triệu chứng của bệnh, giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nếu thận của bạn bị hư hại nghiêm trọng thì cần phải cần đến phác đồ điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối.
Điều trị nguyên nhân gây bệnh
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị để làm chậm hoặc kiểm soát nguyên nhân gây bệnh suy thận của bạn. Các lựa chọn điều trị khác nhau còn phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như tình trạng huyết áp cao phải được kiểm soát.
Điều trị biến chứng suy thận mạn
Nếu bệnh xuất hiện những biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị để có thể kiểm soát được các biến chứng trong quá trình điều trị bệnh:
- Điều trị thiếu máu: Trong một số những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng bổ sung hormone erythropoietin, đôi khi bổ sung thêm cả chất sắt. Erythropoietin bổ sung để hỗ trợ sản xuất nhiều tế bào hồng cầu.
- Điều trị cao huyết áp. Người bệnh suy thận mạn có thể bị huyết áp cao khiến cho tình trạng bệnh trở lên xấu đi. Bác sĩ sẽ chỉ định sự dụng thuốc điều trị hạ huyết áp cho bạn. Thuốc thường được chỉ định sử dụng là thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II.
- Điều trị phù nề. Những người bệnh suy thận mạn chất lỏng trong cơ thể sẽ bị tích tụ. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng sưng ở chân và tay. Các loại thuốc được bác sĩ sử dụng để kê đơn là thuốc lợi tiểu có thể giúp người bệnh duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể của bạn.
- Điều trị tăng mật độ canxi cho xương. Bác sĩ sẽ bổ sung canxi và vitamin D để giúp người bệnh có thể ngăn ngừa xương yếu và giảm thiểu nguy cơ gãy xương.
- Điều trị giảm mức cholesterol. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc statin để giảm cholestrol trong cơ thể. Những người mắc bệnh suy thận mạn tính thường có mức cholesterol xấu ở mức cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về tim mạch.
Điều trị bệnh suy thận giai đoạn cuối
Nếu thận của bạn không còn đủ khả năng để đào thải chất độc, chất thải, lượng chất lỏng dư thừa của cơ thể thì có nghĩa là bạn đang ở giai đoạn cuối của bệnh suy thận. Tại thời điểm này bạn bắt buộc phải chạy thận hoặc ghép thận mới có thể duy trì được sự sống.
- Lọc máu. Lọc máu nhân tạo được áp dụng để điều trị suy thận giai đoạn cuối, lọc máu nhân tạo loại bỏ các chất thải và chất lỏng dừa thừa trong cơ thể của bạn ra bên ngoài khi thận của bạn không còn đủ khả năng để thực hiện điều này nữa. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, một máy lọc đặc biệt lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu của bạn và đồng thời giữ lại những chất cần thiết để có thể nuôi sống được cơ thể.
- Ghép thận. Quá trình này được thực hiện bằng việc thay thế một quả thận mới khỏe mạnh của một người hiến tặng. Thận được hiến có thể đến từ những người sống hoặc những người hiến tạng. Ghép thận thành công bạn sẽ không phải lọc máu nữa. Nhưng bạn phải sử dụng thuốc trong suốt phần đời còn lại để giúp cho cơ thể của bạn không loại bỏ cơ quan mới này.
Đối với một số người bệnh suy thận mạn giai đoạn đầu thì không bắt buộc chỉ định lọc máu và ghép thận. Lúc này, người bệnh có thể điều trị bệnh suy thận mạn bằng phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên, khi suy thận ở giai đoạn cuối nếu bạn không được điều trị thì sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh suy thận mạn
Chế độ ăn uống
Suy thận mạn nên ăn gì? Là câu hỏi của rất nhiều người bệnh quan tâm. Đây là một trong những yếu tố cũng vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh suy thận mạn, bác sĩ sẽ chỉ định một chế độ ăn uống để làm sao có thể giảm thấp nhất khả năng gây áp lực cho thận và nên hạn chế làm việc.
Thực phẩm tốt cho người bệnh suy thận mạn
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, chức năng thận, chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyên bạn nên:
- Hạn chế sử dụng protein từ động vật. Người bệnh suy thận mạn cần phải có một chế độ ăn uống đặc biệt. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ ước tính số lượng protein thích hợp cần tiêu thụ mỗi ngày và đưa ra cho bạn những khuyến cáo dựa trên những con số đó. Các loại thực phẩm giàu vitamin như các loại thịt, trứng, sữa, các loại hải sản, nội tạng động vật… Những loại thực phẩm chứa hàm lượng protein thấp như rau, hoa quả, bánh mì, ngũ cốc,…
- Sử dụng những loại thực phẩm ít Kali. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh những loại thực phẩm có hàm lượng Kali cao như chuối, cam, khoai tây, củ cải, dưa hấu, cà chua,… Những loại thực phẩm chứa hàm lượng Kali thấp như táo, bắp cải, cà rốt, nho, dâu tây,… Bạn cần tránh những thực phẩm có nhiều Kali vì nó có thể gây nguy hiểm đến tim mạch.
- Tránh sử dụng những thực phẩm có chữa nhiều muối. Giảm lượng natri của bạn mỗi ngày bằng cách tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều muối, nên có chế độ ăn nhạt. Tránh những loại thực phẩm như đồ ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh, các loại thực phẩm đóng hộp,…
Sinh hoạt hằng ngày
- Duy trì tốt thói quen sinh hoạt khoa học. Cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt thường ngày của bạn, làm những gì bạn cảm thấy thích, tiếp tục làm việc nếu tình trạng sức khỏe bạn cho phép. Điều này giúp bạn tránh được cảm giác buồn bã hoặc những suy nghĩ tiêu cực mà bạn có thể gặp phải sau chẩn đoán và trong quá trình điều trị.
- Tập thể dục đều đặn các ngày trong tuần. Bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút trong này để tập thể dục và thực hiện tất cả các ngày trong tuần. Điều này giúp bạn có thể vượt qua mệt mỏi và căng thẳng.
- Tâm sự với những người mà bạn tin tưởng. Bạn có thể tìm đến những người thân trong gia đình, bạn bè mà bạn cảm thấy là họ có thể nghe và thấu hiểu những gì mình nói. Để họ có thể giúp bạn đưa ra những lời khuyên. Giúp bạn giải tọa được muộn phiền, để bạn có thể sẵn sàng với quá trình điều trị bệnh.
Bệnh suy thận mạn là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nên người bệnh cần hết sức chú ý. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng nêu trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được sự thăm khám và điều trị của bác sĩ một cách kịp thời.
Bài thuốc chữa suy thận mạn hiệu quả được các chuyên gia khuyên dùng
Nhận định về bệnh suy thận mạn và các phương án điều trị, PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (ĐH Y dược HCM) cho biết: “Để chữa dứt điểm suy thận mạn, hướng điều trị an toàn là:
- Kích thích đào thải độc tố ra khỏi thận
- Bồi bổ hoạt huyết và phục hồi chức năng thận
- Kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường đã giải quyết rất tốt điều đó.”
Không chỉ có bác sĩ Nghĩa, BS Hoàng Thị Lan Hương (HV YHCT) cũng dành cho Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường rất nhiều lời khen.

Thành phần Cao Bổ Thận bao gồm
- Cỏ Xước, Xích Đồng: Tiêu thũng độc, hoạt huyết, loại bỏ viêm nhiễm, thông tắc ứ trệ.
- Tơ Hồng Xanh, Tục Đoạn: Lợi tiểu, kích thích đào thải độc tố.
- Cẩu Tích, Dây Đau Xương: Dưỡng thận, bổ huyết, hồi phục tế bào thận hư.
Lộ trình điều trị suy thận mạn bằng Cao Bổ Thận
5-10 ngày: Các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tăng huyết áp, đau lưng, mất ngủ,.. thuyên giảm nhanh chóng.
2-3 tuần: Giảm tới 90% các triệu chứng do suy thận mạn gây ra.
Sau 2-3 tháng: Chức năng thận được phục hồi hoàn toàn, người bệnh khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon.
Những ưu điểm vượt trội khác của Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường

Chữa dứt điểm suy thận mạn phòng ngừa tái phát!
Liên hệ ngay!
(Bấm trực tiếp vào số để gọi)
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: (Bấm trực tiếp vào số để gọi): 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: (Bấm trực tiếp vào số để gọi): 0903.876.437