Suy thận giai đoạn cuối (suy thận độ 5) sống được bao lâu là lo lắng của nhiều bệnh nhân bởi đây là căn bệnh nguy hiểm. Nó không những khiến chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng mà còn gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận lân cận khác. Để điều trị tốt suy thận giai đoạn 5, hãy tìm hiểu kỹ những thông tin về căn bệnh này.
Tỷ lệ suy thận mạn ở Việt Nam
Với nhịp sống hối hả như hiện nay, con người liên tục tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, không khí bụi bẩn, thức ăn nhiều chất bảo quản. Thế nên, tỷ lệ người mắc suy thận mỗi năm tăng mạnh, lên đến khoảng 8 triệu người, chiếm khoảng gần 8,1% dân số Việt Nam tính đến năm 2018. Đây là một con số không hề nhỏ và đáng lo ngại trong đời sống hiện nay.
Bệnh suy thận đã tiến triển gia tăng không hề có dấu hiệu giảm. Tỷ lệ bệnh nhân bị suy thận mạn đã gần bằng các bệnh phổ biến như tiểu đường, huyết áp. Con số này báo động người dân phải biết rèn luyện thân thể để có lối sống lành mạnh và coi trọng sức khỏe hơn nữa.
Bệnh suy thận giai đoạn cuối là gì?
Chức năng của thận không chỉ tạo nước tiểu mà còn lọc máu, cân bằng nước trong cơ thể, đào thải các chất độc ra ngoài,… Chính vì vậy khi thận mất dần chức năng sẽ làm suy giảm sức khỏe nhanh chóng và giảm kháng thể đi rất nhiều.
Khi chức năng của thận bị giảm xuống chỉ còn một phần tư so với bình thường thì bệnh nhân đã bị suy thận giai đoạn cuối.
Lúc này, thận sẽ không thể đảm bảo các chức năng của nó nữa, người bệnh sẽ cũng không thể thực hiện được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Những người mắc bệnh suy thận độ 5 hầu hết đã từng bị các bệnh đặc biệt như huyết áp, tiểu đường cấp.
Khi có tiền sử mắc bệnh này sẽ ảnh hưởng đến vi khuẩn kháng thể của bản thân người bệnh. Điều này dễ kéo theo ảnh hưởng chức năng của thận và dẫn tới suy thận mãn tính giai đoạn cuối hơn những người bình thường.
Bệnh suy thận giai đoạn cuối sẽ có những triệu chứng vô cùng đặc trưng như sau:
- Nôn ói, nấc nhiều lần trong ngày.
- Buồn nôn, nhạt miệng dẫn tới chán ăn.
- Đầu óc và cơ thể yếu sức và mệt mỏi.
- Khó ngủ, thiếu ngủ.
- Thay đổi lượng nước tiểu.
- Giảm sút tinh thần.
- Co giật cơ bắp và chuột rút.
- Sưng bàn chân và mắt cá chân.
- Ngứa dai dẳng do thận giảm chức năng tiết các chất cần thiết cho da.
- Đau ngực, nếu tràn dịch màng tim.
- Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi.
- Cao huyết áp rất khó để kiểm soát.
Trên đây là một số triệu chứng của cơ thể cho thấy đã bị suy thận giai đoạn cuối. Ngoài ra còn kéo theo một số biến chứng liên quan ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm:
- Ngứa lâu dẫn tới nhiễm trùng da.
- Xương yếu, hay bị đau xương khớp
- Thần kinh không ổn định.
- Lượng đường trong máu không ở mức trung bình.
- Nồng độ điện giải không ở mức trung bình.
- Suy gan, thiếu máu, tăng tuyến cận giáp.
- Suy dinh dưỡng, dễ co giật.
- Đau dạ dày, chảy máu ruột
- Các vấn đề về tim và mạch máu
Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu
Suy thận mãn tính giai đoạn cuối không thể chữa khỏi hoàn toàn mà sẽ cần các biện pháp duy trì hoạt động hỗ trợ cho thận. Các phương pháp trị liệu sẽ hỗ trợ bù vào phần chức năng thận không thể làm việc được nữa. Quá trình này sẽ tùy thuộc vào người bệnh có thích nghi tốt và phù hợp với các phương pháp trị liệu hay không.
Tùy thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh sớm hay muộn và tốc độ phát triển của nó mà chẩn đoán thực trạng, sau đó tiến hành điều trị. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần giữ được tinh thần lạc quan, thoải mái.
Điều này sẽ giúp não tạo ra các hóc môn tốt hỗ trợ phục hồi sức khỏe tốt hơn nhiều. Có những trường hợp bệnh nhân vẫn sống được 10 đến 20 năm nếu tuân thủ liệu trình trị bệnh và có tinh thần lạc quan vui vẻ.
Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối
Để điều trị đúng hướng cho bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Bệnh nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết từ sách báo và từ những người am hiểu. Và điều tiên quyết khi phát hiện có bệnh cần tạo cho bản thân có lối sống lành mạnh: Tập thể thao điều độ, chế độ ăn uống theo chỉ định bác sĩ, tuân thủ điều trị bệnh định kỳ, kiêng các hoạt động không tốt cho sức khỏe…v…v.
Khi đã mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ được điều trị một trong ba phương pháp sau: Ghép thận, thận nhân tạo và lọc màng bụng.
Ghép thận
Đây là liệu pháp phẫu thuật thay thế thận đã yếu bằng thận khỏe mạnh của người khác. Tuy nhiên xác suất thành công chưa phải là 100% ở tất cả các lần thay thế thận. Nếu là thận của người cùng huyết thống và cùng nhóm máu khả năng phù hợp với người bệnh sẽ cao nhất.
Khi đó thận sẽ hoạt động bình thường sau cấy ghép. Nếu là thận của người hoàn toàn lạ thì sẽ tùy thuộc vào cơ thể bệnh nhân có tiếp nhận được hay không. Ngoài ra để hỗ trợ cho thận mới hoạt động tốt với cơ thể bệnh nhân sẽ cần thêm một vài loại thuốc hỗ trợ.
Chạy thận nhân tạo
Thực chất đây là quá trình hỗ trợ từ máy móc giúp lọc máu cho bệnh nhân. Đây là phương pháp khá phổ biến được nhiều bệnh nhân sử dụng nhất. Người bệnh sẽ cần đến bệnh viện lọc máu khoảng 3 lần/ tuần. Quá trình lọc máu mỗi ngày sẽ mất khoảng 3 đến 6 tiếng tùy vào thể trạng của bệnh nhân.
Lọc màng bụng
Đây là phương pháp ít được sử dụng nhất trong ba phương pháp. Đúng như cái tên của phương pháp này, màng bụng ở vùng bụng dưới cơ thể có khả năng đặc biệt với tính bán thấm các chất thải và nước có thể hòa tan đi qua vùng này. Phương pháp này sẽ không nhất thiết đi tới bác sĩ mà bệnh nhân có thể điều trị tại nhà.
Suy thận giai đoạn cuối hiện nay là một loại bệnh nặng vô cùng khó điều trị, không chỉ làm giảm sút sức khỏe trầm trọng mà còn ảnh hưởng vô cùng lớn với tinh thần người bệnh.
Vậy nên đừng vội xem nhẹ mà hãy chuẩn bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để phòng ngừa chẳng may mắc phải. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã phần nào giúp cho các bạn hiểu biết rõ hơn về căn bệnh này.