Siêu âm khớp gối là một trong những kĩ thuật được sử dụng để chẩn đoán rất nhiều các bệnh lý về xương khớp, nhất là thoái hóa khớp gối.
Hơn nữa, biện pháp chẩn đoán này rất đơn giản, chi phí lại rẻ, có thể chẩn đoán nhiều lần và trên hết là phù hợp với hầu hết người bệnh.
Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người vẫn chưa biết siêu âm khớp gối có những kỹ thuật gì?
Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc trên hãy theo dõi ngay bài viết của chúng tôi dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.
Một vài kỹ thuật siêu âm khớp gối

Siêu âm khớp gối là một biện pháp chẩn đoán vô cùng giá trị đối với các bác sĩ trong việc chẩn đoán và xác định các bệnh lý xung quanh vùng gối.
Tuy nhiên, vùng khớp gối là một vùng khớp vô cùng phức tạp vì khớp gối là vùng khớp có cấu tạo cực kỳ phức tạp nên bác sĩ cấn có được kỹ thuật và nắm vững những kiến thức về giải phẫu khớp gối để có thể nắm bắt và đưa ra những nhận định chuẩn xác nhất.
Thông thường, quá trình siêu âm khớp gối sẽ được thực hiện với tần số dao động từ 5-10Hz.
Các kỹ thuật siêu âm khớp gối chính thường được sử dụng như:
Mặt cắt dọc qua gân cơ tứ đầu đùi
Với kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ siêu âm gân cơ tứ đầu đùi và túi hoạt dịch nằm trên xương bánh chè.
Trong đó, cơ tứ đầu đùi được cấu tạo bởi 4 loại cơ bao gồm, cơ thẳng đùi, cơ rộng giữa, cơ rộng ngoài và cơ rộng trong. Động tác chính của cơ tứ đầu đùi là gập và duỗi đùi.
Túi nang dịch thì nằm ở vị trí giữa gân cơ tứ đầu đùi và xương đùi. Túi dịch này sẽ thông với ổ khớp nên thường được các bác sĩ dùng để phát hiện xem người bệnh có bị tràn dịch khớp gối hay không.
Khi dùng kỹ thuật siêu âm túi hoạt dịch và gân cơ tứ đầu đùi, các bác sĩ sẽ cho người bệnh nằm ngửa, đầu gối sẽ tạo thành một góc 300 độ. Đầu dò của máy siêu âm sẽ đặt ở vị trí ngay sát với xương bánh chè.
Mặt cắt qua ròng rọc xương đùi
Kỹ thuật này thường được dùng để đánh giá xương khớp và đo bề dày sụn khớp.
Khi thực hiện, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm ngửa với đầu gối gấp tối đa, đầu dò đặt vuông góc với xương đùi ở vị trí sát với xương bánh chè khi đó sụn khớp được bộc lộ.
Túi hoạt dịch trước xương bánh chè
Để thực hiện kỹ thuật này, người bệnh sẽ nằm ngửa và đầu gối gấp 1 góc 300 độ. Sau đó đầu dò sẽ đặt ngay phía trên của xương bánh chè.
Dây chằng bánh chè
Dây chằng bánh chè là phần gân cơ tứ đầu đùi đi từ lồi củ trước xương chày đến đỉnh xương bánh chè.
Để siêu âm, người bệnh được nằm ngửa, đầu gối co lại tạo 1 góc 300 độ. Đầu dò đặt ở vị trí dọc trên đường nối từ xương bánh chè đến lồi củ chày.
Dây chằng bên chày và sụn chêm
Dây chằng bên chày là dây chằng đi từ lồi cầu bên trong xương đùi đến mặt trong đầu trên xương chày.
Khi siêu âm, bác sĩ sẽ đặt đầu dò dọc thêm đường nối giữa xương chày và xương đùi.
Ngoài những kỹ thuật trên, các bác sĩ còn có thể thực hiện thêm một số kỹ thuật khác để việc chẩn đoán có thể chính xác nhất. Qua đó, đưa ra những cách điều trị hợp lý cho bệnh nhân.
Vai trò của siêu âm khớp gối

Vai trò chính của siêu âm khớp gối là để xác định các bệnh lý và chấn thương có liên quan đến vùng khớp gối như:
- Viêm gân cơ tứ đầu đùi (hình ảnh trên siêu âm cho thấy gân cơ tứ đầu đùi không đồng nhất và có thể tăng sinh mạch)
- Rách gân cơ tứ đầu đùi (hình ảnh của gân cơ tứ đầu đùi trên siêu âm không liên tục)
- Giãn dây chằng bánh chè (hình ảnh siêu âm màu cho thấy tăng sinh mạch máu hoặc khi siêu âm 2D sẽ thấy được tác động khi thực hiện động tác duỗi gối).
- Xác định tổn thương dây chằng bên trong (thường gặp ở vận động viên hoặc những người thường phải làm công việc bê vác nặng)
- Viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng (hình ảnh trên siêu âm cho thấy khối dịch co giãn và có thể thay đổi hình dạng)
- Nang cạnh sụn chêm (Khôi dịch ấn chắc và không thay đổi trên hình ảnh siêu âm)
- Thoái hóa sụn chêm (khi siêu âm có thấy thấy được hình ảnh các gai xương gập vào nhau và nhô lên, khối sụn chêm sẽ bị đẩy ra ngoài do khe khớp hẹp)
- Rách sụn chêm ( Khi siêu âm sẽ thấy các nang cạnh sụn chêm sẽ nằm ở mặt sau và bên trong khớp, các nang cạnh sụn chêm này sẽ gây rất nhiều đau đớn do dịch khớp đi ngang qua chỗ rách của sụn chêm khi người người bệnh thực hiện động tác co đầu gối
- Đóng vôi hoặc hóa dịch ở đầu gần của dây chằng bên trong (tên khác là tổn thương Pellegrini-Stieda)
- Tổn thương dây chằng bên ngoài hoặc hội chứng dải chậu chày (hình ảnh trên siêu âm sẽ có thể dễ dàng nhận thấy được tình trạng viêm của các túi hoạt dịch nằm ở giữa lồi cầu ngoài xương đùi và dải chậu chày). Đây là chấn thương rất thường hay gặp ở các vận động viên bán chuyên và chuyên nghiệp của bộ môn chạy bộ, đạp xe, leo núi)
- Nang khớp chày mác trên, viêm đoạn xa dải chậu chày.
- Giãn dây chằng bên ngoài ( trên siêu âm sẽ thấy được dây chằng có đường kính tăng, phản âm không đồng đều và mất cấu trúc ban đầu)
- Bệnh lý nang Baker (nang có dịch trong hoặc có nhiều mảnh mô nhở ở bên trong nang và dịch từ trong khớp đi theo 1 chiều hoặc nang to lên gây đè nén không gian xung quanh)
- Nang ngoài khớp
- Phình động mạch khoeo
- Hội chứng chèn ép động mạch khoeo
Như vậy, qua các thông tin trên chắc hẳn các bạn đã biết và hiểu rõ tầm quan trọng của việc siêu âm khớp gối trong việc xác định và chẩn đoán các bệnh lý về đầu gối rồi nhỉ. Hy vọng, những thông tin này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Xin cảm ơn các bạn vì đã theo dõi và chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe.