Mụn ở má luôn là tình trạng rất thường thấy ở các thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự tin của của cả nam lẫn nữ. Vậy nguyên nhân nổi mụn ở má là gì? Cách điều trị tình trạng này như thế nào? Xin mời các bạn tham khảo bài viết sau.
Nguyên nhân chính gây nên mụn ở má

Da mặt luôn là vùng da rất nhạy và mỏng hơn so với các vùng da khác. Đặc biệt là vùng da ở hai bên má, vì thế má thường là nơi tập trung mọc rất nhiều mụn.
Tuy nhiên, mọc mụn ở má cũng có thể xảy ra do một vài nguyên nhân khác nhau dưới đây.
-
Dùng điện thoại sai cách:
Thói quen áp điện thoại vào má mỗi khi nghe máy là một lý do làm xuất hiện mụn ở má. Rất nhiều các bài báo đã nói rằng, điện thoại chứa rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Vì thế, mỗi khi mỗi khi nghe điện thoại cũng sẽ làm cho các vi khuẩn, nấm mốc từ điện thoại có cơ hội xâm nhập vào da.
-
Không giữ sạch chăn, gối:
Khi ngủ, chúng ta thường có thói quen lấy chăn, gối ôm áp vào má hoặc khi nằm nghiêng cũng khiến má áp vào gối. Nếu gối không được giữ gìn sạch sẽ, có nấm mốc cũng sẽ làm cho má bị mọc mụn.
-
Vệ sinh răng miệng không đúng cách:
Tình trạng sâu răng, viêm nhiễm răng lợi hoặc một số vấn đề về răng miệng khác cũng là nguyên nhân gây ra mụn ở má.
-
Dùng đồ uống có cồn:

Từ lâu, đồ uống có cồn như bia rượu luôn có tác động xấu trực tiếp tới gan và làm quá trình thải độc ở gan bị ảnh hưởng, qua đó làm mụn mọc lên ở má.
-
Dùng các sản phẩm làm sạch da không phù hợp:
Thói quen thường xuyên sử dụng sữa rửa mặt, nước tẩy trang không có nguồn gốc hoặc không phù hợp với da cũng khiến cho da ở má bị kích ứng và gây ra tình trạng mọc mụn
-
Không làm sạch da mặt khi đi ngoài đường về nhà:
Mỗi khi ra ngoài đường, khói bụi, nấm mốc, bụi bẩn,.. sẽ tác động vào da mặt nếu không có những biện pháp làm sạch da mặt mỗi khi về nhà sẽ làm cho má của bạn xuất hiện mụn.
-
Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể:
Mọc mụn ở má cũng có thể là dấu hiệu của việc mất cân bằng các loại hoocmon có trong cơ thể, tình trạng này thường xuyên gặp phải trong độ tuổi dậy thì, những ngày “đèn đỏ” hoặc khi cơ thể lo lắng kéo dài.
-
Do tác động của một số bệnh lý liên quan đến phổi và gan:
Khi người bệnh thấy mụn ở má mọc lên rất nhiều một cách bất thường ở bên phải và kèm theo các triệu chứng như ho, cảm, đau họng thì có nghĩ phổi đang gặp phải những vấn đề bất thường nào đó. Tương tự, nếu mụn ở má trái mọc lên nhiều thì điều này chứng tỏ gan đang gặp vấn đề khiến cho việc giải độc, điều tiết của gan không hoạt động đúng chức năng và gây mọc mụn.
Cách điều trị tình trạng mọc mụn ở má
Điều trị mụn ở má bằng việc sử dụng thuốc
Để điều trị tình trạng mọc mụn ở má các bạn có thể sử dụng các loại thuốc Tây y như kháng sinh, thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc bôi để giảm viêm hoặc điều chỉnh lại các hoocmon trong cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc là thuốc sẽ mang lại tác dụng phụ nguy hiểm
Phương pháp trị mụn ở má bằng các sản phẩm tự nhiên mà bạn không nghĩ tới
Sử dụng các phương pháp trị mụn ở má có từ tự nhiên sẽ giúp cho làn da của bạn được an toàn hơn. Chưa kể, chi phí bỏ ra cũng thấp hơn so với việc sử dụng thuốc Tây.
Sử dụng chanh tươi để điều trị mụn ở má

Chanh luôn là loại quả có chứa rất nhiều axit citric và vitamin C. Hai loại chất này có công dụng trị mụn và kháng viêm nhiễm rất tốt, hỗ trợ tái tạo tế bào mới.
Để thực hiện trị mụn ở má cần chuẩn bị:
- 2 quả chanh và tăm bông sạch.
Cách thực hiện:
- Cắt chanh và vắt lấy nước.
- Dùng tăm bông thấm vào dung dịch nước cốt chanh rồi chấm nhẹ lên vùng da bị mụn bọc.
- Rửa sạch khu vực bị mụn bằng nước ấm trước khi thực hiện phương pháp này.
Thực hiện từ 1-2 lần/ ngày vào trước khi đi ngủ để hiệu quả đạt nước là tốt nhất..
Chữa trị mụn ở má bằng tỏi
Trong tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh và kháng khuẩn cao hơn rất nhiều so với thuốc kháng sinh thông thường. Do đó, sử dụng tỏi trực tiếp hoặc dùng nước ép tỏi để chữa trị sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Xông mặt bằng hơi nước giúp chữa trị mụn ở má
Để các chất bẩn, bã nhờn, vi khuẩn,… theo mồ hôi ra ngoài bằng cách xông hơi sẽ giúp da mặt được sạch sâu. Để tăng độ hiệu quả, bạn có thể nhỏ một ít tinh dầu vào và bắt đầu xông hơi. Thực hiện 1-2 lần một tuần sẽ giúp bạn chẳng mấy chốc mà hết sạch mụn ở má.
Chữa trị mụn ở má bằng củ nghệ

Củ nghệ chứa rất nhiều cucurmin có tác dụng kháng viêm cực kì mạnh mẽ. Chưa kể, nghệ còn giúp làm liền nhanh vết sẹo và phòng ngừa mụn mọc trở lại. Bạn có thể sử dụng nghệ đã được thát mỏng rồi đắp lên vết mụn. Cầu kỳ hơn, bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ với mật ong để đắp lên mặt.
Trị mụn ở má bằng vỏ cam
Vỏ cam có tính sát khuẩn rất cao. Do đó, mỗi khi ăn cam bạn đừng nên vứt vỏ. Hãy mang vỏ cam đi rửa sạch rồi phơi khô. Sau đó nghiền nát thành dạng bột, rồi hòa với nước và đắp lên vùng má bị mụn trong thời gian 30 phút rồi rửa mặt thật sạch.
Làm mỗi ngày 2-3 lần, sau một ít ngày, hiệu quả chữa trị từ phương pháp này sẽ làm bạn bất ngờ.
Vừa rồi là bài viết về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng mụn mọc ở má. Hy vọng, bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và đáng giá. Chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh. Xin cảm ơn bạn vì đã quan tâm theo dõi.