Nếu người bệnh muốn sử dụng thuốc Loratadin 5mg hoặc thuốc loratadin 10mg để điều trị bệnh, cần tìm hiểu thật kỹ những thông tin về thuốc để đảm bảo không gây những phản ứng phụ nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc loratadin là thuốc gì, giúp bạn an tâm khi dùng thuốc.
Loratadin 10mg là thuốc gì?
Để giải đáp cho vấn đề loratadin 10mg là thuốc gì, các bác sĩ chuyên khoa đã nghiên cứu và tổng hợp đáp án như sau:
Loratadin 10mg là thuốc kháng Histamin 3 vòng có tác dụng nhanh và kéo dài. Thuốc được bào chế thành 2 dạng: loratadin 10mg và loratadin 5mg. Tùy vào nhu cầu sử dụng và tình trạng bệnh mà bác sĩ kê đơn loại thuốc phù hợp với thể trạng bệnh nhân.
Thuốc loratadin 10mg không phân bố vào não, nên không có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương, có nghĩa thuốc hoàn toàn không gây buồn ngủ.
Bên cạnh đó, Loratadin 10mg ngăn chặn sự phóng thích Histamin nên có tác dụng thuyên giảm triệu chứng viêm mũi viêm kết mạc dị ứng, chống ngứa và nổi mày đay….hiệu quả.
Loratadin 10mg cũng được chứng minh có thể phối hợp với glucocorticoid dạng xông hít, hay phối hợp với pseudoephedrin chữa dứt điểm ngạt mũi hiệu quả chỉ sau vài lần dùng.
Loratadin 10mg hấp thu nhanh sau khi uống, thuốc chuyển hóa nhiều khi qua gan thành chất có hoạt tính là Descarboethoxyloratadin. Nhờ đó, hiệu quả thuốc đạt nồng độ đỉnh Loratadin sau khi uống 1,5 giờ và Descarboethoxyloratadin sau khi uống 3,7 giờ.
Loratadin 10mg liên kết nhiều với protein huyết tương (97%), thời gian bán thải của Loratadin và Descarboethoxyloratadin tương ứng là 17 giờ và 19 giờ. Khoảng 80% tổng liều Loratadin 10mg dược đào thải qua nước tiểu và phân dưới dạng chất chuyển hóa sau 10 ngày.
Tác dụng của thuốc loratadin 10mg là gì?
Như vậy, thuốc loratadin 10mg là thuốc gì đã được giải đáp ở phần đầu của bài viết. Những tác dụng của loratadin 10mg cụ thể ra sao, mời bạn đọc theo dõi tiếp những thông tin dưới đây:
- Thuốc loratadin 10mg trị dứt điểm các triệu chứng như: ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt… Bên cạnh đó, loratadin 10mg cũng được sử dụng để làm giảm ngứa do phát ban.
- Loratadine 10mg không ngăn ngừa nổi mề đay trong các trường hợp nặng. Do đó, bác sĩ sẽ kê đơn epinephrine để điều trị các phản ứng dị ứng này. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng loratadin để thay thế epinephrine.
- Nếu bạn đang tự điều trị bằng thuốc loratadin 10mg, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuyệt đối không uống sai chỉ định trên nhãn mác hoặc lạm dụng thuốc.
- Không dùng thuốc loratadin 10mg cho trẻ em dưới 6 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng viên nhai, không dùng ở trẻ em dưới 2 tuổi tránh trường hợp hóc thuốc.
Khi sử dụng thuốc Loratadin 10mg cần lưu ý điều gì?
Đối với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bằng loratadin 10mg đều được bác sĩ chỉ định những yêu cầu trong quá trình sử dụng thuốc. Thực hiện đúng nguyên tắc dùng thuốc không chỉ giúp phát huy tối đa tác dụng của thuốc mà còn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Một số lưu ý như sau:
- Khi sử dụng thuốc Loratadin 10mg cần phải lưu ý, thuốc chỉ có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng chứ không có tác dụng chữa dứt điểm nguyên nhân bệnh. Muốn điều trị dứt điểm cần kết hợp nhiều loại thuốc cùng với chế độ kiêng khem hợp lý.
- Bệnh viêm mũi dị ứng có thể trở thành căn bệnh mãn tính nên muốn điều trị bệnh phải sử dụng thuốc loratadin 10mg trong thời gian dài hoặc dùng kết hợp với những loại thuốc khác đặc trị.
- Với bệnh nhân điều trị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng thuốc Loratadin 10mg kết hợp cùng với pseudoephedrin hydroclorid để làm giảm triệu chứng.
- Những người sử dụng thuốc Loratadin 10mg có thể bị khô miệng hoặc đau răng ở những người cao tuổi. Bởi vậy, khi dùng thuốc Loratadin 10mg phải thường xuyên vệ sinh răng miệng sẽ hạn chế tác dụng này do thuốc gây ra.
- Hạn chế cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng thuốc Loratadin 10mg vì chưa có nghiên cứu nào xác định được rõ ràng hiệu quả của thuốc đối với tình trạng của trẻ nhỏ. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Phải sử dụng thuốc ngay sau khi bóc viên nén ra khỏi vỉ. Tránh để lâu gây biến chất, thuốc sẽ mất đi nhiều phần tác dụng.
- Bảo quản thuốc loratadin 10mg tốt nhất hãy để thuốc ở nơi có nhiệt độ từ 2-30 độ.
Cách dùng thuốc loratadin 10mg
Thuốc loratadin 10mg sử dụng như thế nào tùy theo đối tượng sử dụng. Cụ thể:
- Người lớn, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 1 viên/ngày.
- Trẻ em: 2 – 12 tuổi, trên 30kg: uống 1 viên/ngày.
- Trẻ em: 2 – 12 tuổi, dưới 30kg: uống ½ viên/ngày.
- Người bị suy gan hoặc suy thận nặng , dùng liều ban đầu là 1 viên, cứ 2 ngày một lần.
Tác dụng phụ có thể gây ra từ thuốc Loratadin
Trong thời gian điều trị và sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp những trường hợp tác dụng phụ như:
- Hiện tượng đau đầu, chóng mặt , buồn nôn, khô miệng, ăn không ngon…. Là triệu chứng có thể gặp phải khi uống thuốc loratadin 10mg.
- Hiện tượng khô mũi, viêm kết mạc, tăng huyết áp, loạn nhịp tim,… cũng có thể gặp phải ở một số trường hợp bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh không nên tự xử lý khi gặp trường hợp này mà nên đưa đi khám bác sĩ để có phương án điều trị nhanh nhất.
Cách bảo quản thuốc loratadin 10mg
Cũng giống như nhiều loại thuốc tân dược khác, thuốc Loratadin 10mg cũng có những tiêu chuẩn bảo quản nhất định. Cụ thể:
- Thuốc loratadin 10mg được bảo quản ở nơi khô thoáng, không ẩm ướt, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
- Có thể bảo quản thuốc loratadin 10mg trong tủ lạnh nhưng chỉ để ở ngăn mát.
- Đặt thuốc loratadin 10mg xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Đọc kĩ hướng dẫn bảo quản thuốc loratadin 10mg trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Trong trường hợp thuốc bị hết hạn sử dụng cần có biện pháp xử lí thuốc đúng cách để không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Tóm lại, những thông tin của bài viết đã giải đáp thắc mắc loratadin 10mg là thuốc gì và những tác dụng của thuốc. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc sáng suốt hơn khi sử dụng thuốc. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe.
Các bài viết của thoatvidiadem.net chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị