Lao cột sống là một trong những bệnh trạng có triệu chứng phức tạp và nguy hiểm. Bệnh gây ảnh hưởng xấu đến xương cột sống và tứ chi của người bệnh, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thế nên, người bệnh cần tìm hiểu rõ về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng đắn nhất.

Lao cột sống là gì
Bệnh lao cột sống bắt nguồn từ các vi khuẩn viêm gây nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào máu đi vào cơ thể sau đó tụ tại các đốt sống. Tiếp đó vi khuẩn này nhiễm vào các khớp xương của cột sống và các đĩa đệm đốt sống gây nên những hậu quả không ngờ.
Độ tuổi thường hay mắc phải căn bệnh này là từ 30 đến 50 tuổi. Chính vì vậy bạn cần bảo vệ sức khoẻ thật tốt và thường xuyên đi khám sức khỏe vào giai đoạn này.
Nguyên nhân bị lao cột sống
Các vi khuẩn từ bệnh lao phổi đi vào máu chạy khắp cơ thể. Những vi khuẩn này thích hợp phát triển tại các bộ phận nâng đỡ trọng lượng cơ thể đó chính là vùng cột sống.
Vi khuẩn viêm tích tụ ở một chỗ tạo thành ổ hoại tử tại giữa hai đốt sống tạo thành bệnh lao thắt lưng cột sống.
Triệu chứng lao cột sống
Căn bệnh lao ở cột sống này theo y khoa sẽ chia làm ba giai đoạn khác nhau với các triệu chứng nghiêm trọng tăng dần.
Càng về giai đoạn cuối các triệu chứng càng trầm trọng hơn, có thể dẫn tới ung thư hoặc tử vong.
Giai đoạn đầu
- Hay mỏi lưng đau lưng vào buổi tối, tuy nhiên sẽ nhanh chóng có những đợt đau vào ban ngày. Thuốc giảm đau không có tác dụng trong giai đoạn này.
- Đau lưng: Đau nhất tại vùng đốt sống đang chứa ổ viêm. Nếu bệnh nhân di chuyển đi lại, xoay mình, mang vác đồ đạc nặng có gây tác động lực vào vùng bị viêm sẽ càng đau hơn. Mỗi cơn đau cảm giác nhức nhói một lúc sau đó mới đỡ.
- Cứng cột sống, không vận động được: Vì bộ phận đĩa đệm viêm và sưng lên, nên chức năng đàn hồi của đĩa đệm đã mất. Chính vì vậy bệnh nhân không thể cử động cột sống như bình thường được.

- Đau các dây thần kinh lân cận: Khi đĩa đệm bị sưng viêm to hơn bình thường, các dây thần kinh gần đó bị chèn ép dẫn tới đau nhức nặng nề. Những giây thần kinh bị ảnh hưởng bao gồm dây thần kinh tọa, dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh vùng lưng,….
Giai đoạn giữa
- Giai đoạn này các vết thương đã lan rộng và viêm trầm trọng hơn. Bệnh nhân sẽ bị đau nhức lưng cả ngày, ảnh hưởng vô cùng xấu tới khả năng làm việc, lao động.
- Vùng đau lan to hơn từ ổ vết thương ban đầu.
- Thời gian đau dai dẳng cả ngày chứ không theo đợt như giai đoạn đầu.
- Đau lan sang các cơ, có thể bị teo cơ.
- Có thể vẹo xương cột sống.
- Khi mắc chứng lao cột sống người bệnh có thể bị sốt nhẹ.
- Chán ăn do cơ thể mệt mỏi, từ đó dẫn đến sụt cân rõ rệt.
Giai đoạn cuối
- Đau đớn dữ dội ở lưng, không thể sinh hoạt bình thường được.
- Liệt toàn thân hoặc liệt chi.
- Sốt cao liên miên.
- Có thể tử vong.
- Ung thư.
- Cột sống lưng khô cứng, không thể hoạt động cột sống được.
Đường lây nhiễm
Nguyên nhân trực tiếp của lao cột sống là từ các vi khuẩn lao phổi. Các thuỳ phổi bị viêm nặng tràn xuống hệ tiêu hoá, từ đó vi khuẩn thâm nhập vào máu di chuyển đi khắp cơ thể.
Vi khuẩn lao dễ phát triển tại các đốt xương cột sống, chính vì thế chúng dồn tích tại và phát triển. Như vậy ta có thể thấy bệnh có thể lây được từ người sang người. Ngoài ra, bệnh còn lây qua đường hô hấp, đường máu, đường từ mẹ sang con.
Lao cột sống có đặc tính ít lây hơn lao phổi một chút, tuy nhiên để đảm bảo an toàn người bệnh cần đến ngay bệnh viện điều trị sớm khi phát hiện có triệu chứng bệnh.
Thêm vào đó khi bị mắc bệnh, bệnh nhân nên kiểm tra tổng quát kỹ để xem vi khuẩn viêm có lan sang các bộ phận khác hay không.
Đối tượng dễ mắc phải bệnh
- Những đối tượng dễ mắc lao cột sống nhất là các bệnh nhân đang bị lao phổi, viêm phổi thuỳ, viêm phổi mạn tính.
- Những người hay tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi, viêm phổi, viêm phổi mạn tính cũng có nguy cơ mắc bệnh lao cột sống cao.
Chẩn đoán tình trạng bệnh
- Chụp X – Quang: Để chẩn đoán được bệnh, việc chụp X – Quang rất dễ phát hiện được căn bệnh này. Các đốt sống lưng bị viêm sẽ dính sát nhau bất thường do đĩa đệm đã bị viêm nhiễm. Giữa các đốt sống phần lớp đệm tiếp xúc bị tiêu huỷ, chỉ còn hang lao.
- Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm phản ứng thành phần trong máu có thể phát hiện ra được vi khuẩn lao cột sống có tồn tại hay không.
Cách điều trị bệnh hiệu quả
- Điều trị bệnh lao bằng liệu trình uống thuốc hoặc tiêm thuốc điều trị.
- Cần nằm viện từ 1 đến 2 tháng.
- Tuân thủ các chế độ tập luyện để tránh khô cứng khớp.
- Cần phẫu thuật nếu có hiện tượng áp xe gần tuỷ sống.
- Dùng nẹp trong trường hợp bị vẹo cột sống hoặc bị gù.
- Nghỉ ngơi hợp lý kết hợp mát xa lưng.
- Để bệnh lao cột sống nhanh chóng thuyên giảm người bệnh cần tránh hoạt động mang vác nặng.

Cách phòng tránh
- Tập thể dục đều đặn.
- Tránh mang vác lao động nặng nhọc.
- Giữ cơ thể kín đáo tránh tiếp xúc với không khí nguy cơ chứa vi khuẩn lao.
- Ăn uống chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng sức đề kháng.
- Tránh đến những nơi đông người, nơi phức tạp.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế uống rượu bia.
Bệnh lao cột sống được xếp vào loại bệnh nguy hiểm trong 9 hệ bệnh hiện nay. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, tuy nhiên rất dễ tái phát lại, vì vậy người bệnh cần đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra phát hiện sớm mầm mống. Thêm vào đó hãy rèn luyện cho mình một lối sống lành mạnh để phòng tránh bệnh.