“Lao cột sống có lây không?” đang là một vấn đề rất nhiều người thắc mắc. Bởi nếu người bệnh không tìm hiểu kỹ từ trước sẽ dễ khiến người thân bên cạnh bị ảnh hưởng trong quá trình điều trị. Chính vì nguyên nhân này, chúng tôi xin phép chia sẻ những thông tin hữu ích dưới đây cho người bệnh tham khảo!
Lao cột sống có lây không
Trước khi tìm hiểu về vấn đề truyền nhiễm của bệnh, chúng ta cần hiểu sơ qua lao cột sống là gì.
Lao cột sống là căn bệnh do các vi khuẩn xâm nhập gây viêm đốt sống và đĩa đệm.
Vì là một căn bệnh do nhiễm khuẩn nên bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh. Phổ biến nhất vẫn là những người có độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.
Bệnh này phát triển thành 3 giai đoạn với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Người bệnh phát hiện càng sớm sẽ càng dễ điều trị hơn, nếu quá chậm trễ các triệu chứng của bệnh diễn biến nặng, có nguy cơ bị liệt các chi.

Nếu nguyên nhân dẫn đến bệnh lao cột sống là do lao phổi, thì bệnh này có thể lây sang những người xung quanh.
Bởi vì vi khuẩn lao phổi tiến sâu vào đường tiêu hóa sau đó di chuyển theo dòng tuần hoàn máu đến các cơ quan lân cận.
Một khi tấn công vào xương, vi khuẩn sẽ gây tổn thương các khớp xương trong khu vực đó.
Từ đó dẫn đến việc bệnh lao cột sống trú ngụ trong cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này bởi các bác sĩ y khoa đã cho biết bệnh lao cột sống có mức độ truyền nhiễm thấp hơn so với bệnh lao phổi.
Lao cột sống lây qua con đường nào
Bệnh lao cột sống lây nhiễm qua những con đường sau:
- Đường hô hấp, đường máu thông thường. Nhiều người nhiễm bệnh do hít phải những không khí li ti nhiễm khuẩn, do tiếp xúc nước bọt, dịch họng, các vết máu lở loét trên da.
- Do lây bệnh từ người mắc lao phổi: Các vi khuẩn lao phổi có thể xâm nhập và gây hại các cơ quan xương khớp.
- Bệnh cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con qua đường hoạt động của động mạch rốn. Nếu trong thời gian thai kỳ nếu người mẹ bị nhiễm bệnh thì có khả năng con trẻ cũng sẽ bị lây theo. Thế nên, các mẹ trong giai đoạn mang thai, cần chú ý điều dưỡng thân thể, tránh xa các mầm bệnh.
Lao cột sống có nguy hiểm không
Lao cột sống phát bệnh theo từng giai đoạn nên mức độ nguy hiểm cũng thay đổi liên tục.
Mới đầu người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức cơ, sốt nhẹ, sút cân, đau rễ thần kinh, đau thần kinh tọa.
Qua giai đoạn tiếp theo, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau lây lan toàn thân thể, phát hiện cơ bị teo nhỏ, tình trạng chán ăn kéo dài,..
Vào giai đoạn cuối, những cơn đau trở nên dữ dội và dai dẳng hơn, mật độ xuất hiện cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ đối diện với việc bị tê liệt chi do cơ thể suy nhược nghiêm trọng.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, không những gây bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà còn phát sinh những biến chứng rất nguy hiểm như sau:
- Dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Chèn ép thần kinh, gây xẹp đốt sống, gù lưng.
- Mắc bệnh viêm màng tủy.
- Vùng hậu môn bị rối loạn cảm giác, không kiểm soát được khi đi đại tiểu tiện.
- Tê liệt tứ chi.
- Mủ lao có thể rò rỉ ra ngoài.
- Thoái hóa cột sống.
- Tử vong.
Lao cột sống có chữa được không
Với tình hình y học ngày càng phát triển, lao cột sống cũng có thể được chữa trị nếu phát hiện kịp thời.
Đặc biệt, chỉ sau 9-12 tháng, bệnh có thể được chữa trị dứt điểm hoàn toàn.
Để quá trình này diễn ra thuận lợi, người bệnh cần tuân theo các chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, điều trị đúng cách.
Nếu gặp những tác dụng phụ hay di chứng nào, cần trình bày với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra, xét nghiệm.
Dưới đây là liệu trình cơ bản của một bệnh nhân lao cột sống:
- Chữa trị bệnh lao theo một phác đồ hợp lý từ bác sĩ.
- Có hai dạng thuốc trị lao đó là uống thuốc và tiêm thuốc. Thuốc có chức năng tương tự như bệnh lao phổi.
- Nếu tủy bị chèn ép, người bệnh cần phải trải qua các cuộc phẫu thuật.
- Nằm trên giường cứng nghỉ ngơi từ 4 đến 5 tuần.
- Trị liệu, rèn luyện, vận động theo lộ trình của bác sĩ để phục hồi lại chức năng của xương khớp.
- Cố định cột sống, chống gù bằng cách dùng nẹp trong quá trình điều trị.
- Tuyệt đối không được bưng vác các vật nặng, tránh việc tiêu hao thể lực quá nhiều. Nếu các cơn đau vẫn dữ dội, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau hỗ trợ.
Để chắc chắn bản thân có phải bị lao cột sống hay không, người bệnh nên đến bệnh viện chụp x-quang để có những chẩn đoán chuẩn xác nhất. Một khi phát hiện bệnh, cần áp dụng các biện pháp tránh lây lan đến người thân xung quanh.
Là một căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay nhưng rất ít người biết liệu bệnh lao cột sống có lây không. Thậm chí nhiều người nhiễm bệnh trong vô thức và đợi đến lúc bệnh trở nặng mới phát hiện. Thế nên, mọi người đều cần phải thật cẩn thận với thể trạng sức khỏe của mình và những người xung quanh để tránh xa căn bệnh truyền nhiễm này.