Kháng sinh trị viêm họng ngày nay vô cùng đa dạng, chúng được bày bán tràn lan ngoài thị trường. Người dân có thể dễ dàng mua được thuốc kháng sinh mà không cần có toa đơn của bác sĩ. Nhưng hiểu biết của người dân về kháng sinh chữa viêm họng lại vô cùng thiết sót.
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của họng. Vì họng là cửa ngõ của đường ăn uống, đường thở nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nguyên nhân gây ra viêm họng rất phức tạp.
Phần lớn viêm họng là do virus chiếm 60 – 80% trường hợp, tác nhân vi khuẩn chiếm tỉ lệ lớn đứng thứ 2. Một số loại vi khuẩn thường hay gây bệnh ở họng là liên cầu β tan huyết nhóm A, phế cầu, Haemophilius influenza hoặc cũng có thể thấy sự xuất hiện của tụ cầu vàng.
Với các trường hợp viêm họng do virus, điều trị không nên sử dụng kháng sinh vì không có tác dụng lên virus nhưng lại có thể gây loạn khuẩn đường ruột, đặc biệt là đối với trẻ em và người cao tuổi.
Với những trường hợp này, súc họng bằng các dung dịch kiềm hóa họng như nước muối sinh lý 0.9%, natribicarbonate, BBM… cũng giúp làm dịu họng. Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau để điều trị triệu chứng.
Kháng sinh chỉ được sử dụng với các trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn thực sự. Nguyên tắc quan trọng nhất trong lựa chọn kháng sinh vẫn là sử dụng kháng sinh đồ – một công cụ chính xác và hiệu quả.
Khi xác định được kháng sinh đặc hiệu thì cần được dùng liên tục, đủ liều 5-10ngày tùy đáp ứng của bệnh.
Kháng sinh điều trị viêm họng gồm những loại nào?
Kháng sinh Penicillin
Đây là thuốc kháng sinh đầu tiên được phân lập từ nấm có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng nhiều cơ chế vi sinh, hóa sinh khác nhau, đặc hiệu cho cầu khuẩn gây bệnh. Penicilin chỉ được sử dụng bằng đường tiêm vì nó bị dịch vị phá hủy. Thêm nữa tỉ lệ dị ứng với nó khá cao.
Sau này cũng xuất hiện tình trạng kháng thuốc kháng sinh do vi khuẩn có khả năng tiết ra men β-lactamase phân giải vòng β-lactam của Penicillin. Vì vậy các nhà khoa học tiếp tục phát triển ra các loại biến thể cấu trúc vòng β-lactam để chống lại sự phân giải của vi khuẩn.
Kháng sinh Ampicilin, amoxicillin (biệt dược Clamoxyl, Oramox)
Thuốc kháng sinh có phổ rộng, tác dụng tốt lên cầu khuẩn, nó còn có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn như E.coli, tả, lỵ, thương hàn, Haemophilus influenza… Kháng sinh này không bị dịch vị phá hủy. Tuy nhiên nhóm này hấp thu không hoàn toàn qua đường uống. Liều lượng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của người bệnh.
Kháng sinh Cephalexin (Keforal)
Là thế hệ đầu tiên của nhóm kháng sinh cephalosporin. Nhóm kháng sinh này có phổ khá rộng, tiêu diệt được nhiều chủng loại vi khuẩn và khả năng hấp thu cao ở đường uống. Liều lượng tương tự như kháng sinh ở trên.
Tuy nhiên nhóm này cũng có khuyết điểm đó là: ít tác dụng với các vi khuẩn gram (-), thuốc bị phân giải bởi men cephalosporinase. Để khắc phục nhược điểm này thì các thế hệ sau tiếp tục được nghiên cứu và ra đời.
Kháng sinh Cefuroxim (Zinnat)
Đây là thế hệ tiếp theo của nhóm kháng sinh trên. Nhóm kháng sinh này có đặc điểm nổi trội là khả năng dung nạp tốt, kháng được sự phân giải của men cephalosporinase và phổ tác dụng mở rộng lên các vi khuẩn gram (-) hơn thế hệ đầu.
Thuốc được sử dụng phổ biến dưới dạng đường uống. Đến với thế hệ sau, kháng sinh có hiệu lực mạnh hơn, tác dụng hiệu quả hơn nhưng ở các thế hệ sau này chúng không được sử dụng cho các trường hợp viêm họng.
Hầu hết được sử dụng đường toàn thân cho các trường hợp viêm phổi nặng, shock nhiễm khuẩn, hoặc nhiễm trùng huyết…
Các thuốc thuộc nhóm macrolid (Erythromycin, clarithromycin, azithromycin…)
Kháng sinh nhóm này có tác dụng kiềm khuẩn. Điều đó có nghĩa là chúng ức chế sự phát triển của vi khuẩn mà không trực tiếp phân giải vi khuẩn. Chúng được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn gram (-) và gram (+) như: Liên cầu tan huyết nhóm B, phế cầu, tụ cầu, vi khuẩn đường ruột…

Ngoài ra còn có một số chủng vi khuẩn Legionella pneumophila, mycoplasma, một số rickettsia, mycobacteria và chlamydia cũng được chứng minh là có tác dụng điều trị.
Đây là nhóm kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân dị ứng với Penicilin. Erythromycin, Clarithromycin hay azithromycin… thường được bào chế dưới dạng uống vì chúng có khả năng dung nạp tốt, ít bị dịch vị phá hủy.
Hoạt chất khác thuộc nhóm cũng có thể được làm dưới dạng viên ngậm có tác dụng sát khuẩn tại chỗ. Tuy nhiên nhóm kháng sinh này cần cân nhắc kĩ càng khi điều trị cho trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch hoặc suy gan, suy thận.
Viêm họng là một bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Khi xuất hiện các triệu chứng đau rát họng, ho khan, sốt… Bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn, không nên tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh về tự điều trị ở nhà.
Kháng sinh điều trị viêm họng cũng có rất nhiều nhóm và phố tác dụng khác nhau. Do đó cần chọn loại kháng sinh tốt phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn