Một trong những bệnh thường gặp ở vùng xương khớp, chỉ xếp thứ hai sau căn bệnh thoát vị đĩa đệm về số lượng người mắc phải là hội chứng thắt lưng hông hay còn có tên gọi là bệnh rễ thần kinh thắt lưng cùng.
Hội chứng thắt lưng hông là gì?
Hội chứng này được gộp thành bởi hai hội chứng nhỏ hơn đó là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh.
Đây là một cụm từ chuyên môn được dùng để nói đến các bệnh lý liên quan đến các rễ thần kinh, các dây thần kinh tủy sống tại vùng thắt lưng và vùng tủy cùng (đoạn cuối của tủy sống).
- Hội chứng cột sống về cơ bản là giống như hội chứng đau thắt lưng cục bộ, thường có các cơn đau vùng cột sống khiến các hoạt động của vùng này bị hạn chế.
- Hội chứng rễ thần kinh: là các cơn đau tại vùng tủy cùng của dây thần kinh hông to, các cơn đau lan tỏa chạy theo các dây thần kinh từ vùng thắt lưng, chạy dài xuống gót chân. Khi đứng lâu, ngồi lâu các cơn đau thường tăng mạnh hơn (đây là các cơn đau có tính chất cơ học).
Triệu chứng của hội chứng thắt lưng hông
Các biểu hiện của hội chứng cột sống là người bệnh thường xuất hiện các cơn đau nhói, đột ngột ở vùng thắt lưng, đặc biệt là vùng cột sống. Đôi khi các cơn đau xuất hiện từ từ và chỉ đau tại một số vị trí đốt sống cụ thể.
Các biểu hiện của hội chứng rễ thần kinh là bệnh nhân có các cơn đau lan tỏa, chạy dài theo đường đi của các rễ thần kinh. Các cơn đau nhức, buốt và kéo dài. Hoạt động mạnh càng khiến các cơn đau xuất hiện nhiều hơn.
Ngoài ra, bệnh còn một số biểu hiện khác như
Dấu hiệu Lasègue: Cách phát hiện dấu hiệu này là người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân, chân người bệnh được nâng lên, gối giữ thẳng. Nếu xuất hiện đau rễ cùng bên phải, chứng tỏ người bệnh đã có những tổn thương ở rễ.
Mất cảm giác, thấy tê bì tay chân: Các cơn đau kéo dài tạo nên sự tê bì ở vùng tay chân. Nặng hơn, khi vùng rễ bị tổn thương nặng, người bệnh sẽ bị mất cảm giác. Nếu để lâu dài, có thể dẫn đến bại liệt.
Rối loạn thần kinh thực vật: Nhiệt độ da giảm, tuyến mồ hôi giảm, cơ thể bị mất phản xạ, rối loạn dinh dưỡng.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng thắt lưng hông. Nhưng nguyên nhân chủ đạo là do tác động và áp lực từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm, đau lưng lâu ngày dẫn đến tình trạng kích ứng và viêm nhiễm các rễ thần kinh.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác cũng góp phần dẫn đến hội chứng này là do sự thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa phần sụn xương.
Khi bị thoái hóa, chất dịch từ đĩa đệm bị tràn ra và chảy ra ngoài, gây áp lực lớn nên các rễ thần kinh.
Một số nguyên nhân khác như chấn thương, nhiễm trùng hay hẹp đốt sống.
Ai có nguy cơ mắc hội chứng thắt lưng hông?
Hội chứng thắt lưng hông là căn bệnh phổ biến thứ ba đứng sau bệnh cúm và căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Tỷ lệ mắc phải căn bệnh gặp cả ở nam và nữ, với tỉ lệ tương tự như nhau.
Độ tuổi thường mắc bệnh ở nam giới là 40 tuổi, ở nữ giới bệnh thường gặp trong độ tuổi từ 50 – 60 tuổi.
Căn bệnh thường gặp ở những người tham gia các hoạt động thể thao mạnh ở vùng cơ lưng, hay khuân vác, bê vác các vật nặng trong thời gian dài.
Bệnh cũng thường gặp do các nguyên nhân đơn giản như người bệnh ngồi sai tư thế lâu ngày.
Có thể thấy bệnh thắt lưng hông là căn bệnh không hiếm gặp. Vì vậy những người thường chơi thể thao tác động trực tiếp lên vùng cơ lưng, hay khuân vác vật nặng cần chú ý đến những cơn đau ở vùng lưng. Bởi bệnh thắt lưng hông có thể xuất hiện bất cứ khi nào.
Tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh lâu ngày sẽ mang lại những hệ lụy phiền toái cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị hội chứng thắt lưng hông
Sử dụng phương tiện, dụng cụ y tế để chẩn đoán đúng và chính xác bệnh.
Bệnh thắt lưng hông có thể được chẩn đoán dựa trên tiền sử của người bệnh và khi bác sĩ thăm khám trực tiếp. Đặc biệt là kiểm tra phản xạ ở vùng tủy sống, cơ lưng và chân.
Khi có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và phác đồ điều trị hợp lí, hầu hết người bị hội chứng thắt lưng hông đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu và thuyên giảm các triệu chứng.
Các phương tiện y tế thường được sử dụng là chụp X –quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính hay khảo sát sự dẫn truyền thần kinh tại rễ thần kinh.
Chế độ luyện tập và sinh hoạt phù hợp
Các thói quen giúp hạn chế dễ dàng và cải thiện được hội chứng thắt lưng hông mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà như
Thường xuyên luyện tập thể dục, các bài tập phải đảm bảo nhẹ nhàng, không gây áp lực lên vùng thắt lưng.
Chú ý đặc biệt các dây thần kinh, các cơn đau tại rễ thần kinh hay các triệu chứng tê bì tay chân xuất hiện với tần suất lớn.
Tư thế khi ngồi làm việc hay đứng, hoặc nâng vác các đồ nặng cần phải đúng tư thế, không dồn toàn bộ áp lực vào phần lưng hay hông.
Nắm rõ tình trạng bệnh của bản thân để có phương pháp điều trị phù hợp và kiểm soát những cơn đau.
Kết luận
Hi vọng những thông tin được đưa ra trong bài viết có thể giúp những người bệnh hội chứng thắt lưng hông cải thiện những cơn đau, đồng thời tìm được phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân.
Khi tiến hành đi theo phương pháp nào, người bệnh cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ để sớm đẩy lùi được căn bệnh.
Lộ trình chữa đau thần kinh tọa hiệu quả toàn diện
Trong lộ trình chữa đau thần kinh tọa, người thầy thuốc nhất định phải lấy căn nguyên làm gốc thì điều trị mới bền vững. Đó cũng là lý do mà bài thuốc An Cốt Nam của nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược lại được tin tưởng đến vậy.

Khác với các dạng thuốc Đông Y thông thường, An Cốt Nam được bào chế ở dạng sắc sẵn truyền thống nhưng lại được cô thành cao lỏng và đóng túi theo dây chuyền sản xuất hiện đại. Cách sắc thuốc như vậy không chỉ chiết xuất được tối đa dược tính của cây thuốc mà còn giúp bẻ gãy phân tử hữu cơ khó hấp thụ.
Gói thuốc An Cốt Nam pha ra có vị ngọt đắng dễ uống, không lợn cợn, dễ dàng thẩm thấu trực tiếp vào các dây thần kinh tọa, đem đến những hiệu quả vượt trội chỉ sau 2-3 liệu trình điều trị.
Khi điều trị bằng bài thuốc uống An Cốt Nam, bệnh nhân còn được kết hợp sử dụng thêm cao dán, vật lý trị liệu (miễn phí) và hệ thống bài tập chuyên biệt (có đĩa VCD tặng kèm). Sự cộng hưởng các liệu pháp theo KIỀNG 3 CHÂN đã giúp loại bỏ tận gốc rễ chứng đau thần kinh tọa, đồng thời triệt tiêu nguy cơ tái phát sau này.
Nhờ những thành công đã đạt được, An Cốt Nam đã giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đạt cúp vàng và giải thưởng danh giá “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0903.876.437
Theo : thoatvidiadem.net