Hội chứng ống cổ tay là một tình trạng thường gặp trong lâm sàng, hội chứng này tuy rằng không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu để lâu mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của tình trạng này để có hướng điều trị đúng đắn nhất!

Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay hay còn được gọi bằng tên khác như hội chứng chèn ép dây thần kinh giữa hay hội chứng đường hầm cổ tay có tên khoa học là Carpal tunnel syndrome.
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng đau hoặc tê bì nhiều ngón tay ở bàn tay, thậm chí có thể lan rộng ra tận cẳng tay hoặc cả cánh tay khiến các chuyển động của bàn tay khó khăn hơn.
Hội chứng ống cổ tay là một hội chứng thường gặp khá nhiều trong lâm sàng, tình trạng này do dây thần kinh giữa bị chèn ép lại khi đi qua ống cổ tay xuống bàn tay.
Bên cạnh đó, hội chứng này cũng thường xuyên gặp phải tại phụ nữ do xương cổ tay nhỏ hơn xương cổ tay ở nam giới, nên dễ dẫn đến chèn ép dây thần kinh giữa ở cổ tay.
Theo một thống kê mới nhất do một tờ bào nổi tiếng ở Mỹ cho thấy, trong năm 2005 có tới 16440 người lao động phải nghỉ làm do mắc phải hội chứng khá phổ biến này.
Hội chứng ống cổ tay diễn biến khá chậm rãi và thường trở nên nặng hơn, dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến không chỉ 1 mà cả 2 tay của bạn.
Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân do đâu gây ra hội chứng chèn ép dây thần kinh giữa là 1 việc vô cùng quan trọng để giảm thiểu tình trạng mắc căn bệnh này.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay
Hội chứng đường hầm cổ tay xảy ra sau khi dây thần kinh giữa đi qua ống cổ tay xuống đến bàn tay bị chèn ép.
Dây thần kinh giữa chi phối cảm giác cho những ngón tay cùng các cơ thuộc mô ngón tay. Nên khi dây thần kinh tại đây bị chèn ép sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng này.
Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân hội chứng ống cổ tay sau đây người bệnh cũng nên quan tâm:
- Mắc bệnh tê thấp làm sưng khớp tại bàn tay
- Những người đã hoặc đang mắc bệnh tiểu đường có thể diễn ra tình trạng thoái hóa dạng bột
- Những phụ nữ đang mang thai khiến cơ thể họ giữ nước cũng là lý do xảy ra hội chứng ống cổ tay
- Dị dạng sau khi gãy cổ tay hoặc có mấu xương ở khớp cổ tay
- Tuyến giáp suy nhược gây sưng phù
- Những người làm văn phòng thường phải giữ cổ tay ở 1 tư thế cố định
- Những cử động liên tục của cổ tay

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cũng rất khó xác định được nguyên nhân đơn độc gây ra chứng ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay hoàn toàn có thể kết hợp với bất cứ nguyên nhân nào để gây nên tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa ở cổ tay.
Dưới đây là những yếu tố nguy cơ gây nên hội chứng này:
- Môi trường, nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng, biên tập viên, nghệ sĩ chơi đàn,… là những đối tượng phải thường xuyên sử dụng đôi tay để làm việc sẽ rất dễ dẫn đến hội chứng này.
- Giới tính, tuổi tác: Chứng ống cổ tay sẽ thường xảy ra ở phụ nữ và những người trên 35 tuổi hơn. Do phụ nữ có ống tay nhỏ hơn đàn ông dễ khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép hơn.
- Chấn thương: Sau khi bị gãy tay hoặc chật khớp dễ khiến mấu xương nhỏ tại cổ tay bị biến dạng. Chính do điều này đã khiến cho ống tay thay đổi theo hướng tiêu cực và gây đè nén vào dây thần kinh giữa ở cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay thường có những biểu hiện đặc trưng gì?
Các triệu chứng đầu tiên của hội chứng này thường từ từ và diễn tiến khá chậm rãi nên thường làm cho người bệnh chủ quan hoặc không để ý.
Một số biểu hiện đặc trưng của hội chứng này như sau:
Tê hoặc ngứa ran
Biểu hiện đầu tiên và cũng là dễn nhận biết nhất của hội chứng ống cổ tay là người bệnh sẽ cảm thấy tê rần hoặc ngứa ran tại các đầu ngón tay.
Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ cảm thấy tê hoặc đau nhức tại 1 ngón hoặc nhiều ngón tay của bàn tay, thậm chí cơn tê ngứa có thể lan rộng sang cả cẳng tay hoặc cánh tay.
Bàn tay buồn như có kiến bò
Một biểu hiện dễ thấy nữa của hội chứng ống cổ tay là người bệnh sẽ thường thấy bàn tay hoặc vùng cổ tay có cảm giác buồn buồn như có kiến bò qua tay.
Thường thấy nhất là ngón tay trỏ và ngón giữa sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên và đây cũng chính là triệu chứng dễ nhận thấy nhất của tình trạng bệnh.
Cơn đau diễn ra về đêm
Tất cả những biểu hiện của hội chứng đau cổ tay bên trên thường là diễn ra vào buổi tối hoặc đêm muộn sau khi đi ngủ.
Do hầu hết vào buổi đêm, người bệnh thường có thói quen nằm lên tay hoặc gập cổ tay khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép.
Bên cạnh đó, khi những triệu chứng này xảy ra vào những lúc nghỉ ngơi ở buổi đêm, thì sáng hôm sau tình dậy sẽ thấy tay có cảm giác cứng đơ và khó cử động.
Suy yếu
Suy yếu cơ tay sẽ là triệu chứng cuối cùng và cũng là nặng nhất khi mắc hội chứng ống cổ tay.
Người bệnh thường sẽ cảm thấy cơ tại 1 phần hoặc nhiều phần của bàn tay bị suy yếu, thậm chí yếu đến mức khi cầm nắm đồ vật còn có xu hướng đánh rơi đồ vật.
Suy yếu thường là do sự tê cứng ở ngón tay cái và được kiểm soát bởi dây thần kinh giữa.
Hội chứng ống cổ tay thường không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời và có phương hướng điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng.
Do đó, khi thấy những triệu chứng được chúng tôi liệt kê bên trên, người bệnh cần ngay lập tức đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín gần nhất.
Các phương pháp chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh
Sau khi nắm rõ được những nguyên nhân gây ra chứng ống cổ tay, thì người bệnh sẽ được các y bác sĩ chỉ định sử dụng những phương pháp chẩn đoán sau đây để xác định chính xác tình trạng bệnh:
- Kiểm tra tổng thể: Trước hết người bệnh sẽ được kiểm tra toàn thể cảm giác trên ngón tay cùng sức mạnh của các cơ tại tay.
- Chụp X quang: 1 số trường hợp sẽ được bác sĩ đề nghị chụp X quang nếu bác sĩ nghi ngờ do nguyên nhân khác gây ra hội chứng ống cổ tay như gãy tay hoặc do dị tật bẩm sinh.
- Xem xét các triệu chứng: Các bác sĩ sẽ xem xét kĩ càng các triệu chứng trước đây khi bạn cầm điện thoại, điều khiển phương tiện giao thông,… để xác định chính xác tình trạng bệnh.
- Chụp ảnh điện tử: Phương pháp này sẽ dễ dàng xác định thương tổn ở các cơ và cũng có thể loại trừ những nguyên nhân khác gây đau cổ tay.
- Dẫn truyền thần kinh: 2 điện cực nhỏ sẽ được dán tại da của bạn để xác định chính xác mức độ bệnh hoặc loại bỏ những lý do khác gây bệnh.
Hội chứng ống cổ tay thường rất dễ nhầm lẫn với những nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng đau cổ tay.
Do đó, khi thấy những triệu chứng của bệnh xuất hiện, bệnh nhân cần tìm gặp các y bác sĩ chuyên ngành để việc chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.
Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay
Với Y học ngày càng phát triển như hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị hội chứng này.
Tùy theo mức độ bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp như: Sử dụng thuốc Tây, vật lý trị liệu, Đông Y hay phẫu thuật.
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và có nhược điểm riêng, do đó bác sĩ sẽ tùy thuộc vào chẩn đoán tình trạng người bệnh mà chỉ định những phương án khác nhau.
Cách chữa hội chứng ống cổ tay bằng thuốc Tây
Nếu mức độ bệnh không quá nặng, các bác sĩ hoàn toàn có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc Tây như:
- Thuốc kháng viêm không steroids: Nhóm thuốc NSAID hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB, …) giúp giảm đau khi mắc chứng ống cổ tay trong thời gian ngắn.
- Thuốc Corticosteroi: Bạn có thể được các bác sĩ tiêm trực tiếp tại vùng tay đang đau bằng loại thuốc Corticosteroi để giảm đau trực tiếp.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh chỉ có thể làm giảm triệu chứng ngay tức thời chứ không thể nào trị dứt điểm tình trạng bệnh.
Sử dụng vật lý trị liệu
Có thể áp dụng những phương pháp vật lý trị liệu như sau để làm thuyên giảm tình trạng bệnh:
- Sử dụng máy vật lý trị liệu: Giảm các cơn đau, kích thích dây thần kinh cùng gân cơ khiến hạn chế tình trạng teo ống cổ tay.
- Phương pháp nhiệt trị liệu: Được sử dụng để làm giảm những cơn đau nhức, sưng viêm khi mắc hội chứng ống cổ tay.
- Bài tập vật lý trị liệu: Người bệnh sẽ được hỗ trợ tập những bài tập nhẹ nhàng, đúng cách giúp hồi phục khả năng lao động.
Phương pháp mổ hội chứng ống cổ tay
Phương pháp phẫu thuật có thể được sử dụng nếu tình trạng bệnh hiện tai đang quá mức nghiêm trọng và những phương pháp khác không còn quá thích hợp đề điều trị.
Hiện nay, có 2 phương thức phẫu thuật thường được các bác sĩ áp dụng như:
- Phẫu thuật mở: Bác sĩ sẽ mổ mở ống cổ tay của bạn và cắt xuyên dây chằng để giải phóng áp lực dây thần kinh giữa đang phải chịu tải
- Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ cắt dây chằng bằng 1 hoặc vài vết rạch nhỏ qua 1 ống nội soi qua cổ tay của bạn.
Qua bài viết bên trên, chắc hẳn bạn đã có thêm những hiểu biết về hội chứng ống cổ tay rồi phải không nào? Ngay từ bây giờ, bạn hãy xây dựng một chế độ sinh hoạt thích hợp để giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng bệnh này nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và nhiều niềm vui!