Hen phế quản ở người lớn rất khó chữa trị nhưng hen phế quản ở trẻ em thì lại càng trở nên khó khăn hơn bởi hệ miễn dịch của trẻ em chưa được hoàn chỉnh. Nếu không xử trí kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng về hô hấp mà nặng nhất là tử vong do thiếu oxy.
Dấu hiệu hen phế quản ở trẻ em
Hen phế quản có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản. Cơn hen phế quản là triệu chứng chính của bệnh hen phế quản.
Cụ thể với các biểu hiện lâm sàng điển hình ở trẻ em như sau:
Đối với trẻ em dưới 5 tuổi – GINA 2011:
- Khò khè hay tái phát nhiều lần trong 1 tháng.
- Sau các hoạt động gắng sức, ho hay khò khè.
- Về đêm ho mà không có biểu hiện nhiễm virus.
- Cơn ho khò khè thay đổi theo mùa.
- Trước 3 tuổi, riệu chứng khò khè đã xuất hiện.
- Có tiền sử viêm mũi dị ứng.
Đối với trẻ em trên 5 tuổi – GINA 2011:
- Thở ra sau khi khò khè.
- Khó thở, ho nhiều đặc biệt là thời gian về đêm, gần sáng.
- Khò khè tái phát nhiều lần, ho nặng lên về đêm, khó thở, tăng áp lực lồng ngực tái đi tái lại.
- Về đêm trẻ hay thức giấc vì cơ hen.
- Triệu chứng được biểu hiện, nặng lên theo mùa.
- Có tiền sử từng bị mày đay, chàm hoặc các bệnh dị ứng hoặc bố, mẹ, anh chị em ruột đã từng mắc.
Triệu chứng lên cơn hen cấp tính
- Ho, khò khè, khó thở, khạc đờm: trong, bóng,nhầy và dính.
- Một số dấu hiệu báo trước: hắt hơi, ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, hoặc một số dấu hiệu khác như chán ăn, đau bụng,tăng áp lực lồng ngực.
Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ em
Theo thể bệnh, hen phế quản được phân là 2 loại là hen hoại sinh và hen nội sinh. Tuy nhiên hen ngoại sinh thường gặp ở trẻ em và những người trẻ tuổi hơn.
Nguyên nhân hen phế quản khiến trẻ bị hen phế quản bao gồm:
- Có tiền sử gia đình hay bản thân về hen phế quản hoặc các bệnh dị ứng
- Cơn hen xảy ra có liên quan với các dị nguyên đặc hiệu: tiếp xúc với vật nuôi có lông, tiếp xúc với mùi lạ có nguồn gốc hóa chất, bụi nhà, thuốc lá, thuốc lào, thuốc (aspirin, beta-blockers) hoặc nhiễm virus đường hô hấp.
- Gắng sức, thay đổi cảm xúc mạnh.
Cách điều trị hen phế quản ở trẻ em
Nguyên tắc điều trị hen phế quản
- Để làm giãn phế quản dùng SABA cho tất cả các trẻ có triệu chứng cả cơn hen.
- Đối với trẻ nhỏ, khởi đầu phòng bệnh bằng các thuốc ICS liều thấp.
- Hầu hết các trẻ nhỏ mắc hen phế quản khá nhẹ , vì vậy nên dùng SABA, không nên dùng thuốc phòng hen liều cao và kéo dài. Có ba nhóm thuốc chính để điều trị hen phế quản: giảm triệu chứng, kiểm soát bệnh và phòng bệnh.
Giãn phế quản
- Salbutamol với cơ chế là thuốc làm giãn cơ trơn phế quản bằng việc kích thích lên thụ thể β2 ở đường thở, tim và hệ cơ xương.
- Ipratropium bromide: Thuốc tác dụng chậm hơn nhóm SABA(30-60 phút). Nó bị hạn chế tác dụng nếu dùng thường xuyên, tuy nhiên khi phối hợp với SABA thì có thể điều trị cơn hen cấp nặng.
- Theophylline với tác dụng giãn cơ trơn phế quản, chống viêm. Tác dụng chống viêm có hiệu quả hơn tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản nên nó không được sử dụng đầu tiên trong điều trị hen.
Thuốc phòng bệnh
- Cromoglycat.
- Ipratropium.
- Corticoid dạng hít, thuốc dãn đường phế quản kéo dài.
Kiểm soát triệu chứng
- LABA làm giãn phế quản trong 12 giờ
- LABA chống co thắt phế quản tái phát khi tiếp xúc với chất kích thích không đặc hiệu hoặc thay đổi cảm xúc. Thông thường, thuốc được phối hợp cùng với ICS, làm tăng chức năng hô hấp, cải thiện triệu chứng hen cấp tính so với khi sử dụng ICS riêng lẻ.

Điều trị cơn hen nguy kịch
- Nguyên tắc: dùng thủ thủ thuật rồi mới dùng thuốc.
- Đặt bé an toàn trong tư thế nằm ngửa.
- Thở oxy 4-8l/phút.
- Dùng thuốc giãn phế quản, khí dung qua mặt nạ 20 phút/lần, có thể làm ba lần liên tiếp.
- Sử dụng thuốc chống viêm mạnh.
- Đặt ống nội khí quản.
Điều trị cơn hen nhẹ và vừa
- Dùng thuốc giãn phế quản phổ biến là salbutamol dạng hít, xịt.
- Nới lỏng quần áo, để trẻ nghỉ ngơi, ngồi yên trong một giờ.
- 20 phút sau không giảm làm lại lần hai.
- Tiếp 20 phút sau không giảm thì tiến hành điều trị như hen phế quản cấp tính.
Cách phòng tránh trẻ bị hen phế quản
Nguyên tắc chung để phòng bệnh hen phế quản ở trẻ em là xác định và tránh được các yếu tố kích thích phát bệnh để ngăn ngừa được cơn hen xuất hiện. Muốn vậy chúng ta cần:
- Tránh để trẻ em tiếp xúc với người hút thuốc lá, thuốc lào để không hít phải khói thuốc độc hại – là yếu tố kích thích lớn với niêm mạc phế quản.
- Hạn chế cho trẻ em chơi ở những nơi khói bụi hoặc môi trường ô nhiễm như công trường.
- Không nên dùng các thực phẩm chứa các chất phụ gia như gốc sulfite và gây dị ứng.
- Hàng tuần, giặt là chăn ga gối đệm và phơi nắng; hạn chế dùng các vật dụng trong nhà có khả năng bắt bụi cao như thảm, rèm treo; dùng thuốc diệt côn trùng và không tiếp xúc thân mật với chó mèo.
- Nâng cao và giữ gìn sức khỏe, giữ ấm vào mùa lạnh, đặc biệt là đeo khăn quàng cổ cho trẻ em.Trong trường hợp sức đề kháng của trẻ giảm hay có các đợt bội nhiễm nên cân nhắc cho trẻ đến cơ sở y tế được tư vấn về tiêm vaccine phòng cúm và phế cầu.
Nắm rõ được các triệu chứng lâm sàng về hen phế quản ở trẻ em nên ngay khi xuất hiện, các mẹ, các bố nên có cách phòng và hạn chế cơn hen hoặc nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị cho bé trong trường hợp cấp tính.