Hen là một bệnh ảnh hưởng đến khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới. Đây là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất. Vậy hen phế quản có nguy hiểm không, các biến chứng có thể gặp là gì?
Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?
Hen phế quản là một bệnh mãn tính của phổi và hệ hô hấp. Nó gây viêm đường hô hấp, có thể làm cho khó thở. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng đôi khi có thể xuất hiện ở lúc nhỏ nhưng cũng có trường hợp không biểu hiện triệu chứng cho đến khi trưởng thành.
Một đặc điểm khác của bệnh này là xu hướng giãn phế quản. Các phế quản trong thực tế được bao quanh bởi cơ trơn. Trong cơn hen, các cơ này có xu hướng co lại. Không khí sẽ khó lưu thông hơn gây tắc nghẽn.

Các nguyên nhân gây nên cơn hen có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người có triệu chứng hen phế quản sau khi bị cảm lạnh hoặc bệnh hô hấp. Tình trạng cũng có thể phát triển sau khi tiếp xúc với một số hóa chất hoặc chất gây dị ứng.
Hen phế quản cũng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Một số người chỉ gặp các triệu chứng nhẹ chẳng hạn như ho, thở khò khè khi tập thể dục. Một số người khác lại có các triệu chứng nghiêm trọng hơn gây khó thở dẫn đến phải cấp cứu thường xuyên và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của họ
Cơn hen xảy ra khi các triệu chứng của người bị hen phế quản đột nhiên trở nên tồi tệ hơn. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhất là đối với những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn hen.
Các biến chứng của bệnh hen phế quản
Để hiểu rõ bệnh hen phế quản có nguy hiểm không và mức độ nguy hiểm như thế nào thì những biến chứng dưới đây sẽ giúp trả lời. Biến chứng hen phế quản có thể xảy ra do một số tình trạng sức khỏe hoặc các yếu tố y tế khác bao gồm:
Tác dụng phụ của thuốc
Các bác sĩ thường kê toa corticosteroid cho bệnh nhân hen. Các dạng thuốc hít này có ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, ở dạng uống, chúng có thể gây ra tác dụng phụ chẳng hạn như tăng cân, khó tiêu, mất ngủ, mệt mỏi, thay đổi thị lực, buồn nôn và đau đầu.
Cúm
Những người mắc bệnh hen phế quản có thể gặp các phản ứng nghiêm trọng với cúm. Các đợt hen gây ra sưng, viêm đường thở và nhiễm trùng như cúm có thể làm cho bệnh nặng hơn. Cúm cũng có thể kích hoạt các cơn hen, suy hô hấp và các bệnh nhiễm trùng phổi khác như viêm phổi.
Viêm mãn tính
Viêm đường thở mãn tính có thể gây ra tình trạng thay đổi trong cấu trúc đường thở như mạch máu, mô biểu mô, tuyến và cơ. Các tế bào bao bên ngoài của đường hô hấp trở nên dày hơn và kém đàn hồi hơn dẫn đến sưng.
Suy hô hấp
Nếu một người không được điều trị cơn hen nặng hoặc không đáp ứng với điều trị, điều này có thể rất nguy hiểm. Đường thở có thể bị viêm đến mức không khí không thể đi vào phổi, gây suy hô hấp và thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc khẩn cấp.

Khó ngủ
Một số loại thuốc trị hen phế quản có thể gây mất ngủ. Ngoài ra, một số bệnh nhân gặp nhiều triệu chứng vào ban đêm cũng gây khó ngủ. Thiếu ngủ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe thường gây mất tập trung, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Hạn chế hoạt động thể chất
Một số người mắc bệnh hen phế quản khó tập thể dục hoặc hoạt động vì họ lo lắng về việc kích hoạt cơn hen. Tuy nhiên, thiếu tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như loãng xương, tiểu đường tuýp 2, béo phì và bệnh tim. Một người mắc bệnh hen phế quản hầu như luôn có thể tập thể dục an toàn nếu họ kiểm soát tốt bệnh.
Mệt mỏi
Giấc ngủ gián đoạn, ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt. Các hoạt động hàng ngày, học tập và làm việc trở nên khó khăn do mất tập trung, uể oải. Người làm công việc cần tập trung cao như lái xe, điều khiển máy móc sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không ngủ đủ giấc.
Hen phế quản có chữa khỏi được hoàn toàn không?
Đây là một bệnh mãn tính và không có cách nào để chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên các triệu chứng hen hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ sử dụng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn uống phù hợp. Bệnh nhân cần theo dõi tình trạng sức khỏe thật tốt và luôn tham khảo sự tư vấn và trợ giúp từ bác sĩ khi cần thiết.
Phải làm gì khi bị hen phế quản
- Mỗi ngày cần uống nhiều nước (khoảng 2 lit)
- Không để trong nhà có mùi lạ, đặc biệt là ở phòng ngủ, phòng làm việc
- Nên sử dụng gối tổng hợp thay vì gối lông
- Không hút thuốc lá và không tiếp xúc với khói thuốc
- Tránh hít phấn hoa
- Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang để che mũi và miệng, đặc biệt là khi trời lạnh. Cách này giúp sưởi ấm không khi trước khi đi vào đường hô hấp
- Khi đang hoạt động và làm việc, nếu cảm thấy khó thở, không thở được thì cần dừng lại ngay
- Không sử dụng các thực phẩm hoặc thuốc có gốc sunfit
- Khi xuất hiện cơn hen thì phải ngồi dậy, nằm sẽ khiến việc kiểm soát hen khó khăn hơn
- Các loại thuốc hen càn để cạnh người để khi lên cơn hen có thể dễ dàng lấy ra sử dụng được
Trên đây là bài giải đáp bệnh hen phế quản có nguy hiểm không. Đây là bệnh rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Biến chứng của bệnh là khó thở, nếu nặng có thể dẫn đến tử vong. Do đó bệnh nhân cần biết cách đối phó với cơn hen tại nhà và cấp cứu tại bệnh viện kịp thời. Việc nhận biết các đợt hen bùng phát cũng rất cần thiết giúp bệnh nhân chủ động xử lý và kiểm soát