Danh sách những loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam được chia ra thành từng nhóm, điển hình là gỗ quý nhóm 1, gỗ quý nhóm 2, gỗ quý nhóm 3, gỗ quý nhóm 4. Tiêu chí để đánh giá của những loại gỗ này thường được đánh giá thông qua màu sắc, vẫn gỗ thớ, gỗ đẹp và mỗi loại lại có một hương vị thơm khác nhau và đặc biệt là chúng vô cùng quý hiếm và ngày càng xuất hiện ít, nên có giá bán vô cùng cao. Những loai gỗ này thường chủ yếu dùng trong các ngành chế biến các đồ thủ công mỹ nghệ, được thiết kế gia công nội thất, ván sàn nhà, sập phản… Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn đọc những loại gỗ quý theo từng nhóm để có được cách phân biệt rõ ràng nhất.
Những loại gỗ quý nhóm 1, gỗ nhóm 2, gỗ nhóm 3, gỗ nhóm 4
Gỗ quý hiếm nhóm 1a
- Gỗ quý hiếm Bàng lang cườm
- Gỗ quý hiếm Cẩm lai
- Gỗ quý hiếm Cẩm lai Bà Rịa
- Gỗ quý hiếm Cẩm lai Đồng Nai
- Gỗ quý hiếm Cẩm liên
- Gỗ quý hiếm Cẩm thị
- Gỗ quý hiếm Dáng hương
- Gỗ quý hiếm Dáng hương căm-bốt
- Gỗ quý hiếm Dáng hương mắt chim
- Gỗ quý hiếm Dáng hương quả lớn
- Gỗ quý hiếm Du sam
- Gỗ quý hiếm Du sam Cao Bằng
- Gỗ quý hiếm Gỗ đỏ
- Gỗ quý hiếm gụ
- Gỗ quý hiếm Gụ mặt
- Gỗ quý hiếm Gụ lau
- Gỗ quý hiếm Hoàng đàn
- Gỗ quý hiếm Huệ mộc
- Gỗ quý hiếm Huỳnh đường
- Gỗ quý hiếm Hương tía
- Gỗ quý hiếm Lát hoa
- Gỗ quý hiếm Lát da đồng
- Gỗ quý hiếm Lát chun
- Gỗ quý hiếm Lát xanh
- Gỗ quý hiếm Lát lông
- Gỗ quý hiếm Mạy lay
- Gỗ quý hiếm Mun sừng
- Gỗ quý hiếm Mun sọc
- Gỗ quý hiếm Muồng đen
- Gỗ quý hiếm Pơ mu
- Gỗ quý hiếm Samu dầu
- Gỗ quý hiếm Sơn huyết
- Gỗ quý hiếm Sưa
- Gỗ quý hiếm Thông ré
- Gỗ quý hiếm Thông tre
- Gỗ quý hiếm Trai (nam bộ)
- Gỗ quý hiếm Trắc Nam bộ
- Gỗ quý hiếm Trắc đen
- Gỗ quý hiếm Trắc căm bốt
- Gỗ quý hiếm Trầm hương
- Gỗ quý hiếm Trắc vàng
Các loại gỗ quý nhóm 2
- Gỗ quý Cầm xẻ
- Gỗ quý Da đá
- Gỗ quý Dầu đen
- Gỗ quý Dinh
- Gỗ quý Dinh gan gà
- Gỗ quý Dinh khét
- Gỗ quý Dinh mật
- Gỗ quý Dinh thối
- Gỗ quý Dinh vàng
- Gỗ quý Dinh vàng hòa bình
- Gỗ quý Dinh xanh
- Gỗ quý Lim xanh
- Gỗ quý Nghiến
- Gỗ quý Kiền kiền
- Gỗ quý Săng đào
- Gỗ quý Sao xanh
- Gỗ quý Sến mật
- Gỗ quý Sến cát
- Gỗ quý Sến trắng
- Gỗ quý Táu mạt
- Gỗ quý Táu núi
- Gỗ quý Táu nước
- Gỗ quý Táu mắt quỷ
- Gỗ quý Trai ly
- Gỗ quý Xoay
- Gỗ quý Vấp
Các loại gỗ quý nhóm 3
- Gỗ quý Bàng lang nước
- Gỗ quý Bàng lang tía
- Gỗ quý Bình linh
- Gỗ quý Cà chắc
- Gỗ quý Cà ổi
- Gỗ quý Chai
- Gỗ quý Chò chỉ
- Gỗ quý Chò chai
- Gỗ quý Chua Khét
- Gỗ quý Chự
- Gỗ quý Chiêu liêu xanh
- Gỗ quý Dâu vàng
- Gỗ quý Huỳnh
- Gỗ quý Lát khét
- Gỗ quý Lau táu
- Gỗ quý Loại thụ
- Gỗ quý Re mit
- Gỗ quý Săng lẻ
- Gỗ quý Sao đen
- Gỗ quý Sao hải nam
- Gỗ quý Tếch
- Gỗ quý Trường mật
- Gỗ quý Trường chua
- Gỗ quý Vên vên vàng
Các loại gỗ quý nhóm 4
- Gỗ quý Bời lời
Gỗ quý Bời lời vàng
Gỗ quý Cá duối
Gỗ quý Chặc khế
Gỗ quý Chau chau
Gỗ quý Dầu mít
Gỗ quý Dầu lông
Gỗ quý Dầu song nàng
Gỗ quý Dầu trà beng
Gỗ quý Gội nếp
Gỗ quý Gội trung bộ
Gỗ quý gội dầu
Gỗ quý Giỏi
Gỗ quý Hà nu
Gỗ quý Hổng tùng
Gỗ quý Kim giao
Gỗ quý Kháo tía
Gỗ quý Kháo dầu
Gỗ quý Long não
Gỗ quý Mít
Gỗ quý Mỡ
Gỗ quý Re hương
Gỗ quý Re xanh
Gỗ quý Re đỏ
Gỗ quý Re gừng
Gỗ quý Sến bo bo
Gỗ quý Sến đỏ
Gỗ quý Sụ
Gỗ quý So do Công
Gỗ quý Thông ba lá
Gỗ quý Thông nàng
Gỗ quý Vàng tâm
Gỗ quý Viết
Gỗ quý Vên vên
Những gỗ quý hiếm có mùi thơm đặc biệt
Những loại gỗ quý hiếm kia không chỉ sử dụng làm đồ nội thất chất lượng cao, chắc chắn cùng với những đường vân gỗ, màu sắc tự nhiên tinh xảo, chúng còn được biết đến bởi có mùi hương đặc trưng, đặc biệt của từng loại gỗ. Nhưng không phải hầu hết những loại gỗ quý nhóm 1, gỗ nhóm 2, gỗ nhóm 3, gỗ nhóm 4 bên trên có mùi thơm, mà vỏn vẹn chỉ với 6 cái tên dưới đây gồm có: Trầm hương, ngọc am, hoàng đán, xá xị, long não và gỗ sưa. Đây mới chính là những gỗ quý có nhiều mùi thơm đặc biệt nhất và cũng được xếp vào danh sách cần được bảo tồn.
Gỗ Trầm Hương
Đây là một trong những loại gỗ quý hiếm có mùi thơm đặc biệt và không thể không nhắc tới là gỗ trầm hương. Chúng không chỉ có tên gọi là trầm hương mà còn có tên là trầm dó, dó bầu, dó núi. Loài này phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á
Trầm hương là giống cây thân gỗ lớn, cứng và nặng, thường cao khoảng 15 – 30m và có cây cao tới 40m. Cây chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó bầu, vị đắng, cân nặng nhẹ, có thể nổi trên mặt nước khi lượng dầu trong thân dưới 25%.
Gỗ Ngọc Am
Là một giống cây thân gỗ đạt chiều cao từ 20 – 25m, đường kính đạt tới cao gần 2m. Ở Việt Nam, mọc rải rác ở khắp tỉnh thành Hà Giang và Lạng Sơn, chúng xuất hiện ở những khu rừng nhiệt đới xanh ẩm gió mùa.
Gỗ Ngọc Am có mùi thơm vô cùng dễ chịu giúp người dùng không thể quên được đó là gỗ ngọc am. Gỗ này thuộc nhóm 1 danh sách gỗ quý nhóm 1 Việt Nam. Nó có mùi thơm lâu, nhẹ dịu những đôi khi có phần hơi hắc, nếu gỗ càng lâu năm thì lại càng thơm, thơm từ phần gốc lên tới phần ngọn.
Gỗ Hoàng Đàn
Đây là giống gỗ quý hiếm có mùi thơm vô cùng đặc trưng và khác biệt so với các loại gỗ khác. Cây gỗ này có thể cao tới 40m và đạt đường kính 90 cm, vỏ có màu xám nâu. Cây thường trồng rải rác từ Hà Giang chạy dọc vào Lạng Sơn.
Gỗ Hoàng Đàn có mùi thơm chỉ đứng sau Trầm Hương, mùi của nó gần giống với trầm hương, mùi thơm đặc trưng của tinh dầu gỗ, tác động xua đuổi gián, nhện, chuột…. Không những thế giúp chúng ta căng thẳng đầu óc, kích thích nhẹ nhàng, sảng khoái, bình yên.
Gỗ Xá Xị
Cây xá xị hay còn được gọi là gù hương chúng thuộc cây gỗ quý nhóm 2. Cây xá xị cao 20m, đường kính 50 – 60cm, thân tròn, vỏ màu xám nâu. Cây phân bố chủ yếu khắp rừng nhiệt đới, chúng phát triển nhiều ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị trở vào nhất là vùng Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé.
Chúng có mùi hương đặc trưng đúng với tên gọi của nó, là một loại gỗ quý hiếm có mùi thơm đặc biệt, chúng tỏa ra một mùi hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và khiến người ta liên tưởng tới một loại nước giải khát nổi tiếng xá xị.
Gỗ Long Não
Chúng có tên gọi khoa học là Cinnamomum Camphora, thuộc giống cây thân gỗ lớn, chiều cao đạt từ 20 – 30m, đường kính khoảng 200cm. Chúng có thân cây chắc chắn cùng với vỏ hơi thô, lộ ra những đốm nhạt màu. Chúng thuộc giống cây chịu nước, có màu nâu hồng, không dễ bị mối mọt và có mùi thơm lâu.
Nhờ vào màu sắc tự nhiên cùng với có hương thơm đặc trưng mà cây này được dùng để dùng làm nội thất hoặc tượng thờ.
Gỗ Sưa
Hay còn được gọi với tên khác là Trắc Thối, đây là một loại gỗ quý hiếm có mùi thơm thuộc họ Đậu. Cây gỗ Sưa là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa và đạt chiều cao từ 6 – 12m và có thể cao tới 15m. Thân cây phân tán nứt nẻ theo chiều dọc và có màu vàng nâu.
Theo dân gian thì đây được xem là một loại gỗ vương giả còn quý hơn cả vàng rồng. Chúng có mùi thơm giống với mùi của hương trầm. Được sử dụng nhiều trong trang trí nột thất và lựa chọn làm phong thủy rất sang trọng.
Với những loại gỗ quý nhóm 1, gỗ nhóm 2, gỗ nhóm 3, gỗ nhóm 4 và cả những gỗ quý có mùi thơm đặc biệt trên. Các bạn nên chọn cho mình một loại gỗ để về trang trí nhà cửa nhé.