Gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu? Việc sử dụng đai số 8 giúp bệnh nhân bị gãy xương đòn có thể cố định được điểm bị gãy, nắn xương đòn trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng vào việc đeo đai sô 8 trong một khoảng thời gian dài vì chúng có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.
Gãy xương đòn là gì?
Xương đòn còn được biết đến với tên gọi là xương quai xanh, đây là một đoạn xương dài nối ở phần bả vai, phần xương này thường rất dễ bị gãy khi có một ngoại lực mạnh tác động từ bên ngoài vào.
Theo nhiều ghi nhận thì xương đòn thường bị gãy ở phần chính giữa nhất cũng như tùy thuộc vào vị trí tiếp đất cũng như hướng ngã
Xung quanh phần xương đòn thường có chứa nhiều các dây chằng bao bọc xung quanh, chính vì thế khi bị gãy xương thì người bệnh sẽ có biểu hiện bị đau nhức kèm theo đó phần xương bị gãy có thể quấn vào các dây chằng khiến phần da bị gồ lên, sẽ rất nguy hiểm nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời.
Không giống như việc bị gãy xương cẳng tay hay cẳng chân là có thể nắn chỉnh được dựa vào hình ảnh chụp chiếu, những trường hợp bị gãy xương đòn sẽ thường phải trải qua quá trình phẫu thuật dùng đinh để cố định lại phần bị gãy.
Gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu?
Khi bị gãy xương đòn thì một bệnh nhân cần phải hạn chế được tối đa những hoạt động xung quanh phần vai và cánh tay. Để có thể làm giảm thiểu những tác động xấu tới phần xương đòn bị gãy thì người ta đã nghĩ ra một loại đai số 8 để bệnh nhân cố định vùng vai của mình.
Việc gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng và biểu hiện của người bệnh trong quá trình phục hồi. Thông thường bệnh nhân bị gãy xương đòn sẽ đeo đai số 8 trong khoảng thời gian 2-3 tháng là có thể hoạt động không cần tới sự hỗ trợ của đai nữa.
Sau khoảng thời gian tháo đai 2-4 tuần bệnh nhân sẽ được thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng để phần xương đòn có thể thích nghi. Một số trường hợp bệnh do gặp phải vấn đề gì đó bắt buộc phải tháo đai số 8 ra sớm hơn so với dự kiến thì không nên buông lỏng phần cánh tay khi vận động, mà cần để phần khủy tay lên mạn sườn để loại bỏ được những lực xấu có thể ảnh hưởng tới xương đòn.
Tác dụng của việc đeo đai số 8 với người gãy xương đòn
Bệnh nhân gãy xương đòn đeo đai số 8 giúp cố định được phần xương bị gãy đang trong quá trình hồi phục. Việc đeo đai số 8 cũng có thể giúp xương đòn được bảo vệ trước những ngoại lực từ bên ngoài, giúp xương đòn không bị lệch. Đai số 8 cũng giúp xương đòn được nắn chỉnh về vị trí bạn đầu.
Đối với những trường hợp người gãy xương đòn có hai đầu xương ở trạng thái nhau và được bao bọc trong màng xương dày
Biến chứng nguy hiểm khi đeo đai số 8
Những tác dụng của việc đeo đai số 8 đối với bệnh nhân bị gãy xương đòn là việc không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng loại đai này sai cách hoặc sai mục đích thì có thể gây ra những biến chứng không mong muốn như:
- Ở phần xương đòn bị gãy các xương có thể bị chồng lên nhau, dẫn tới sau này khi xương đã hồi phục thì vẫn có thể xuất hiện những vết rạn làm xương trở nên yếu hơn so với các vị trí khác.
- Sau một khoảng thời gian đeo đai số 8 thì phần xương đòn bị gãy có thể bị lệch khỏi vị trí thứ phát. Việc làm này có thể khiến xương đòn bị cong sau khi đã hồi phục hoàn toàn, làm sức chịu đựng của xương đòn không thể bằng được như thời gian đầu
- Nếu đeo đai sai phương pháp thì thậm chí chúng có thể gây nhiều áp lực hơn lên vị trí bị gãy xương đòn, khiến bệnh nhân thường có biểu hiện bị đau nhức.
Những lưu ý khi bị gãy xương đòn
Để phần xương đòn bị gãy nhanh phục hồi thì ngoài việc đeo đai số 8 bệnh nhân cần áp dụng theo một số những biện pháp sau đây:
- Chú trọng hơn tới chế độ dinh dưỡng: Để đẩy nhanh quá trình tái tạo xương khớp thì người bệnh nên ăn những nhóm thực phẩm có chứa nhiều canxi, kẽm, phốt pho, vitamin D, Protein…Không nên ăn những loại thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có chứa cồn vì chúng có thể cản trở quá trao đổi chất trong cơ thể.
- Bệnh nhân bị gãy xương đòn khi ngủ cần phải nằm ngửa, tuyệt đối không được nằm nghiêng người sang phần vai bị gãy. Khi ngủ có thể sử dụng một chiếc gối mỏng để dưới phần khủy tay để hạn chế tình trạng bị tê mỏi, giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
- Khi thấy có biểu hiện như đau nhức, phù nề tại vị trí xương bị gãy kèm với sốt cao thì các bạn nên tiến hành khám càng sớm càng tốt. Có thể đây là dấu hiệu biến chứng của gãy xương vai khi phần xương gãy này chọc vào các mạch máu, gây tổn thương bên trong cơ thể.
- Thực hiện đúng theo lịch hẹn khám của bác sĩ, việc làm này là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị gãy xương đòn. Các bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp chiếu để đánh giá được mức độ hồi phục cũng như quyết đinh có nên cho bệnh nhân tháo đai số 8 hay không.
- Trong thời gian bị gãy xương đòn thì bệnh nhân cũng cần hạn chế việc mang vác những đồ vật nặng hoặc làm việc quá sức vì việc làm này có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Cũng không nên thực hiện động tác đòi hỏi phải nâng cao tay vì việc làm này có thể khiến phần xương đòn phải chịu thêm nhiều những áp lực.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn có thể tự giải đáp được thắc mắc liệu gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu. Việc đeo đai số 8 với bệnh nhân bị gãy xương đòn là vô cùng cần thiết. Để sử dụng đai số 8 một cách hiệu quả và an toàn các bạn cũng cần phải tham khảo thật kỹ sự tư vấn của các bác sĩ trước.