Gãy cổ xương đùi là một loại gãy nội khớp ở xương đùi, một xương lớn nhất của cơ thể. Chính vì thế đây được coi là một tình trạng rất nghiêm trọng và khó điều trị.
Gãy cổ xương đùi thường gặp ở người cao tuổi, cụ thể là những người trên 50 tuổi. Nữ giới dễ bị gãy cổ xương đùi hơn nam giới.

Giải phẫu cổ xương đùi
Cấu tạo cổ xương đùi
- Góc cổ thân: 130 độ
- Góc ngã trước: 10 độ
- Cổ xương đùi dài: 3-4cm
- Vị trí nằm trong bào khớp
- Hệ thống bè xương:
- Cung nhọn
- Quạt chân đế
Mạch máu nuôi chỏm
- Động mạch mũ đùi trước
- Động mạch mũ đùi sau
- Động mạch dây chằng tròn
Giải phẫu chức năng cổ xương đùi
Cổ xương đùi nằm trong bao khớp vì thế nên xương khi bị gãy sẽ rất lâu liền, có thể dẫn đến hoại tử chỏm. Khi đó sẽ không có khối máu tụ quanh ô gãy và không có can xương từ màng xương.
Tụ máu không đông trong bao khớp làm tăng áp lực trong khớp gây ra hoại tử chỏm.

Nguyên nhân và cơ chế gãy cổ xương đùi
- Người già: trực tiếp vào vùng tế bào vỏ (MANTLE CELL LYMPHOMA – MCL). Trên 90% do chấn thương rất nhẹ (vấp ngã, trượt té).
- Người trẻ: thường do chấn thương nặng, có kèm theo các gãy xương khác.
- Gãy cương trên nền các bệnh lý khác.
Chẩn đoán gãy cổ xương đùi
Cơ năng
- Đau chói tại khớp háng
- Đau gối
- Mất cơ năng: không hoàn toàn hoặc hoàn toàn
Thực thể
- Trục chi thay đổi
- Chiều dài tương đối và tuyệt đối nhỏ hơn bên lành
- Bàn chân xoay ngoài
- Gõ dòn đau chói khớp háng
- Đường Nelaton – Rose thay đổi
- Tam giác Bryan mất vuông cân
Chụp X-quang (thẳng, nghiêng)
- Mất liên tục cung “cổ bịt”
- Tế bào vỏ di lệch lên trên, khoảng cách giữa GCTT và tế bào vỏ ngson lại.
Chụp CT scan
- Đa chấn thương
- Gãy xương bệnh lý
Chụp cộng hưởng từ MRI
Để đánh giá tình trạng hoại tử chỏm.
Chẩn đoán phân biệt
Gãy liên mấu chuyển:
- Mất hoàn toàn cơ năng
- Đùi bị sưng to
- Ấn đau chói ngay tại mấu chuyển lớn
- Xác định bằng X-quang
Trật khớp háng:
Xác định bằng X-quang
Biến chứng gãy cổ xương đùi
Biến chứng sớm:
Cấp: làm tăng nặng các căn bệnh đã có, đặc biệt là ở những người già có nguy cơ cao mắc các bệnh về phổi, thận và tim mạch.
Thứ cấp:
- Suy nhược do ăn uống kém
- Nằm lâu dẫn đến loét mông, nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, nhiễm trùng vùng tế bào vỏ,…
Biến chứng muộn gãy cổ xương đùi
- Kết hợp xương thất bại
- Khớp giả
- Hoại tử chỏm
Phân loại gãy cổ xương đùi
- Gãy dưới chỏm A
- Gãy chính danh B
- Gãy nền cổ C
Dựa vào độ chếch của đường gãy so với đường ngang
- Loại 1: Độ chếch khoảng 30 độ
- Loại 2: Độ chếch từ 30 đến 50 độ
- Loại 3: Độ chếch trên 50 độ
Phân loại theo Garden
- Garden I: gãy không hoàn toàn
X-quang: bè xương của chỏm hợp với bè xương cổ > 160 độ
- Garden II: gãy hoàn toàn nhưng không di lệch
X-quang: bè xương vẫn giữ nguyên vị trí giải phẫu
- Garden III: đường gãy rõ, nham nhở, di lệch bán phần kiểu khép (coxa vara)
X-quang: bè xương nằm ngang
- Garden IV: gãy và di lệch toàn phần, hai đoạn gãy hoàn toàn tự do
Như vậy:
Gãy không di lệch: Garden I và II
Gãy di lệch: Garden III và IV
Điều trị gãy cổ xương đùi
Tổng quan về điều trị
Cách thức chữa trị cho từng loại gãy vẫn đang còn là bài toán gây nhiều tranh cãi.

Hầu hết các nhà khoa học thống nhất rằng:
- KHX cần phải làm khẩn trương để giúp phục hồi cấp máu nuôi chỏm
- KHX bên trong kể cả những gãy không di lệch, gãy bàn phần, gãy lồng nhằm mục đích:
- Không để ổ gãy sứt ra
- BN được xoay sở sớm hơn
- Giảm thiểu tối đa các biến chứng do nằm lâu
Việc quyết định phương pháp mổ, kết liệu, thay khớp hay không, loại nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Phác đồ hiện hành của esquipe điều trị
- Phương tiện hiện có
- Kinh nghiệm của PTV và GMHS
- Nhu cầu của BN, tuổi, tình trạng bệnh lý
- Điều kiện KT
Chú ý nên tránh: Phác đồ hóa cứng nhắc phương án điều trị sẽ không linh hoạt để vận dụng cách điều trị đa dạng vào mọi trường hợp thực tế đôi khi rất đặc thù và cá biệt.
Điều trị
Xử lý ban đầu:
- Bất động tại giường:
- Ổ gãy không sút ra (từ garden I thành III, IV)
- Không gây thương tổn thêm hệ vi mạch nuôi cổ chỏm
- Tư thế khuyến khích: háng gập nhẹ, dạng, xoay ngoài
- Nẹp chống xoay ở cổ chân
Mục đích: nhanh chóng đưa bệnh nhân về tính trạng như trước gãy
Phác đồ:
Bảo tồn:
- CĐ: trẻ em dưới 12 tuổi, người già không chịu đựng được phẫu thuật
- Bó bột/ kéo liên tục
Phẫu thuật
- Gãy không di lệch
Xuyên đinh/ Vis xốp
- Gãy di lệch
Người trẻ hoạt động, người già dưới 70 tuổi, xương còn tốt: KHX = đinh/ vis xốp.
Người già trên 70 tuổi:
- Xương còn tốt: KHX = đinh/ vis xốp
- Loãng xương/ khó di chuyển: thay chỏm/ thay khớp
- Gãy bệnh: thay khớp
- Hoại tử chỏm, khớp giả: thay chỏm/ thay khớp
Các phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi
Kết hợp xương:
KHX nhiều đinh dưới màng tăng sáng
- Phương tiện: đinh Knowles, vis xốp ĐK khoảng 5-6mm
- Số lượng:
- 3 đinh tam giác
- 4 đinh song song thành hình hộp
- Rạch da: 1cm cho mỗi đinh/ 4-5cm cho toàn bộ
- Định vị: điểm giữa của thân xương, 2cm dưới gờ mấu chuyển lớn, đinh hợp với thân xương đùi 45 độ song song nền nhà (bàn chân xoay trong 15 độ)
- Ưu điểm:
- Cố định cứng chắc ổ gãy
- Chóng xoay
- Tạo lực ép lên ổ gãy
KHX nhiều đinh dưới màng tăng sáng
- Nhược điểm: ổ gãy không được cố định vững nếu xương quá loãng.
- Hậu phẫu: đi trên nạng chống chân một phần sẽ có kết quả tốt hơn (Deyerle và Arnold)
Đinh 3 cánh của Smith – Petersen
- Tạo một bước ngoặt trong điều trị gãy cổ xương đùi
- Ưu điểm:
- Đinh nhỏ hơn Knowles.
- Cố định vững chắc ổ gãy.
- Chống xoay tốt.
- Nhược điểm: Dễ bị tuột ra, khó áp hai mặt gãy, dễ hư sụn và chỏm đùi
Ghép xương có cuống cơ phía sau cổ chỏm (Judet)
- Dùng mảnh xương bờ sau MCL kèm cơ và mạch nuôi, cố định tăng cường mặt sau ổ gãy.
- Nhằm tăng thêm nguồn máu nuôi và độ vững chắc cho KHX.
- Ghi nhận: cải thiện tỷ lệ liền xương và giảm khớp giả
Chăm sóc sau mổ
- Tập phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân
- Sau khi KHX đủ vững cho bệnh nhân đi hai nạng và chạm nhẹ chân đau đồng thời tăng dần sức nặng (Delee)
- sau 6-8 tuần cho phép chịu toàn phần sức nặng nếu lành xương tiến triển tốt
Phẫu thuật thay chỏm
Chỉ thay chỏm đùi mà không tái tạo ổ cối
- Ưu điểm: Bệnh nhân đi lại sớm, chịu toàn phần sức nặng cơ thể, tránh được các biến chứng do nằm lâu.
- Nhược điểm: Là phẫu thuật nặng nề hơn KHX, những người còn hoạt động nhiều có nguy cơ hư ổ cối.
Thay khớp háng toàn phần
Bệnh nhân già, gãy cổ xương đùi di lệch nhiều, tiên lương thất bại cao nếu KHX
Ngoài ra bệnh nhân cần để phòng các di chứng, biến chứng của gãy cổ xương đùi khi điều trị có thể xảy ra:
- Hoại tử chỏm
- Khớp giả
- Phẫu thuật thay chỏm hoặc KHX thất bại
- Gãy xương đùi
- Kẹt xi măng khi đặt chuôi
- Thủng ổ chảo
- Nhiễm trùng
- Trật khớp háng