Gai khớp gối là hiện tượng hình thành gai ở các sụn khớp và phần xương dưới sụn. Tình trạng này nếu chuyển biến xấu, người bệnh có nguy cơ mất khả năng di chuyển, không thể sinh hoạt bình thường. Do đó, việc tìm hiểu cụ thể về nguyên nhân, triệu chứng, tiến trình bệnh là cần thiết để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh gai khớp gối
Đau khớp gối
Đây là triệu chứng điển hình của bệnh gai khớp gối, xảy ra khi người bệnh di chuyển. Với những người lớn tuổi khi ngồi xổm quá lâu, việc đứng lên đột ngột sẽ gây đau nhức khớp. Điều này được giải thích là do sự hình thành áp lực lên xương đầu gối khi ngồi xổm. Từ đó khiến các dây chằng, sụn khớp bị tổn thương, không thể cử động linh hoạt.
Thêm vào đó, bệnh gai khớp gối sẽ khiến người bệnh không thể lên xuống cầu thang bình thường được. Lúc này, trọng lực sẽ bị lệch về một chân do tư thế đứng chân trước chân sau, hình thành những cơn đau bất thường, thậm chí lan rộng xuống bắp đùi và gót chân.
Ngoài ra, khi thực hiện hành động co duỗi chân cũng sẽ xuất hiện các tiếng cử động lạo xạo kèm theo những cơn đau buốt ở vùng đầu gối.
Tê bì khớp
Sự hình thành các gai khớp gối sẽ gây chèn ép các rễ thần kinh khiến khớp gối bị tê bì, rối loạn cảm giác.
Cứng khớp
Tình trạng này xảy ra thường xuyên vào mỗi buổi sáng do sự tập trung canxi quá mức tại khu vực đầu gối. Trường hợp bệnh gai khớp gối ở giai đoạn nặng, cứng khớp sẽ khiến bệnh nhân không thể cử động linh hoạt, từ đó gây khó khăn trong việc đi lại.
Sưng tấy đầu gối
Gai khớp gối gây vỡ dịch khớp, dẫn đến tình trạng sưng tấy, phù nề đầu gối. Điều này khiến người bệnh hoạt động và di chuyển khó khăn hơn.
Nguyên nhân gây bệnh gai khớp gối
- Tuổi tác: Khi người bệnh lớn tuổi, các khớp xương, dây chằng trong cơ thể sẽ lão hóa dần. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp như gai khớp gối.
- Hoạt động sai tư thế: Việc người bệnh đi đứng, vận động sai tư thế cũng là một trong những tác nhân gây bệnh gai khớp gối. Lúc này, toàn bộ trọng lượng cơ thể chèn ép lên các khớp gối, khiến các lớp sụn bị tổn thương, bào mòn các mô sụn dẫn đến việc hình thành các gai xương.
- Quá trình tự miễn dịch: Cơ thể chúng ta có khả năng tự miễn dịch để chữa lành vết thương. Một khi quá trình này xảy ra bất thường đồng nghĩa với việc cơ thể phát sinh những bệnh lý về xương khớp như gai khớp gối.
- Yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh gai khớp gối thì nguy cơ di truyền sang con cháu là rất cao.
- Tai nạn, chấn thương: Một số chấn thương do lao động, tai nạn giao thông khiến canxi tập trung nhiều tại vùng khớp gối để tái tạo sụn khớp. Quá trình phục hồi này có khả năng bị gián đoạn, dẫn đến hiện tượng mọc gai xương.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Một số người mắc bệnh béo phì, thừa cân có nguy cơ bị gai khớp gối cao hơn những người bình thường. Điều này được lý giải là do trọng lượng cơ thể đạt quá mức cho phép, tạo áp lực lên các khớp xương, lâu dần khiến chúng bị bào mòn, biến dạng.
- Rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân này chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai và mãn kinh. Lúc này, một số hoocmon sinh lý thay đổi và nồng độ estrogen trong cơ thể suy giảm. Tình trạng này đã thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn, gây bệnh gai khớp gối.

Cách chữa trị bệnh gai khớp gối
Dùng thuốc Tây
Dùng thuốc tây là phương pháp mang đến hiệu quả nhanh nhất, giúp giảm nhanh các triệu chứng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Tùy vào tình trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là những loại thuốc thường được dùng chữa gai khớp gối:
- Thuốc giảm đau: Loại thuốc điển hình trong nhóm này là Paracetamol, với liều dùng từ 1-2gr mỗi ngày.
- Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam,…
- Thuốc bôi ngoài da: Người bệnh nên dùng thuốc Voltaren Emulgel với liều lượng từ 2-3 lần mỗi ngày.
- Thuốc tiêm vào khớp: Các bác sĩ có thể chỉ định tiêm 2-3 mũi thuốc Hydrocortison acetat để cải thiện triệu chứng nhức khớp do bị gai khớp gối.
Liệu pháp Đông y
Nếu lo ngại việc uống thuốc Tây sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như men gan cao, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,… người bệnh có thể áp dụng liệu pháp Đông y như bấm huyệt, châm cứu. Khi những chuyên gia tác động lực lên vùng khớp bị thương sẽ giúp đả thông kinh mạch, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và góp phần hồi phục sụn khớp nhanh hơn.
Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình chữa trị, các thầy thuốc sẽ kết hợp kê toa thuốc Đông y dùng kèm theo. Thành phần của những bài thuốc này đều là các dược liệu lành tính, rất an toàn cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là thang thuốc trị gai khớp gối được dùng phổ biến:
Người bệnh chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Tang Ký Sinh 16gr.
- Sinh Địa, Đảng Sâm, Đương Quy, Đỗ Trọng, Ngưu Tất, Độc Hoạt, mỗi loại 12gr.
- Phòng Phong, Bạch Thược, Phục Linh, mỗi loại 10gr.
- Xuyên Khung, Tần Giao, mỗi loại 8gr.
- Tế Tân, Quế Chi, Cam Thảo, mỗi loại 4gr.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên đun sôi với 1 lít nước.
- Kiên trì sử dụng hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh gai khớp gối nên bắt đầu những bài tập để rút ngắn thời gian chữa trị. Người bệnh có thể luyện tập một số những bài tập đơn giản như co duỗi khớp, đi bộ, kéo giãn cơ trước đùi,… Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh nặng hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các liệu pháp như siêu âm, kích thích điện, hồng ngoại trị liệu,…
Phẫu thuật
Khi tất cả những cách chữa trị trên không phát huy hiệu quả, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và chỉ định phẫu thuật. Có thể kể đến một số phương pháp như nội soi, mài khớp lởm chởm, cắt gai khớp gối, ghép sụn vào khớp,… Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây ra nhiều di chứng sau phẫu thuật nên người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành.
Tóm lại, bệnh gai khớp gối sẽ không gây nguy hiểm nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Người bệnh nên theo dõi kỹ từng triệu chứng và nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp. Mong chúc mọi bệnh nhân sớm ngày thoát khỏi chứng bệnh này, hồi phục lại hệ xương khớp khỏe mạnh.