Gai gót chân là một tình trạng hay xuất hiện ở những người cao tuổi và gây ra rất nhiều khó khăn trong việc đi lại của người bệnh. Bệnh lý này thường xảy ra vào buổi sáng, ngay khi vừa mới tình giấc. Vậy gai gót chân điều trị như thế nào? Liệu có cách trị gai gót chân tại nhà hay không?
Gai gót chân là gì?
Gai gót chân hay gai xương gót bàn chân là tình trạng canxi hóa điểm báo tận của gân cơ bám vào xương gót. Người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh của gai xương gót chân khi xem trên hình chụp Xquang.

Thực tế, gai gót chân có bản chất chính là quá trình tạo xương mới để hạn chế những áp lực trong quá trình đi lại, mang vác vật nặng,… tác động vào cùng gân ở gan bàn chân.
Gai gót chân cũng là một trong những triệu chứng của bệnh lý viêm gân gan chân. Hiện tượng này hay gặp phải ở những người cao tuổi, vận động viên điền kinh, người béo phì, người hay phải mang vác vật nặng,.. Nam và nữ đều có khả năng mắc bệnh như nhau.
Lưu ý, không phải gai xương gót nào cũng gây ra tình trạng gai gót chân. Rất nhiều người đã từng giật mình khi xem hình ảnh Xquang được chụp vì họ không hề cảm thấy gai ở gót chân.. Cũng có những người khi chụp Xquang thì không thấy có gai xương nhưng lại thường xuyên bị gai gót chân.
Gai gót chân không phải là một hiện tượng quá nguy hiểm và không gây tác động quá nhiều đến sức khỏe người bệnh nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của họ. Tuy nhiên, những cơn đau, gai gót chân có thể là do nhiều bệnh lý như viêm nhiễm xương, gãy xương, u xương gót hay áp-xe phần mềm tại chỗ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng gai gót chân
Hiện tượng gai gót chân thường xảy ra mà không thể phát hiện ra nguyên nhân rõ ràng, nhất là ở những người già. Tuy vậy, nhiều người cho rằng việc thường xuyên tiếp xúc với nền đất cứng, giày dép có đế cứng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này.
Ngoài ra, cũng có một vài nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng gai gót chân như:

- Thường xuyên mang giày cao gót.
- Phải chịu các tác động lên bàn chân như vận động mạnh như chạy nhảy, đi lại, đứng lâu,…nhất là khi bạn không quen hay lâu chưa vận động.
- Người thừa cân, béo phì cũng cũng khiến áp lực mà bàn chân phải chịu tăng lên cũng dễ dàng gây ra tình trạng gai gót chân.
- Căng cơ bất ngờ ở gan bàn chân khi đang đi bộ lên cầu thang hoặc đi kiễng chân.
- Mắc phải tình trạng căng gân Achilles. Tình trạng này khá thường gặp các vận động viên chuyên nghiệp hoặc người thường xuyên phải mang vác vật nặng.
Lưu ý, ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng gai gót chân cũng có thể xuất hiện bởi một số các bệnh lý như gãy xương, u xương gót, viêm nhiễm xương,…
Do đó, mỗi khi có cảm giác gai xương gót chân, người bệnh cũng cần phải đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện lớn để nhận được sự chăm sóc của các bác sĩ.
Các triệu chứng ban đầu của gai gót chân
Với hiện tượng gai gót chân, các triệu chứng của hiện tượng này là những cơn đau kiểu cơ học như:
- Đau nhói buốt vùng gan bàn chân hoặc xương gót bàn chân.
- Cơn đau thường có dấu hiệu tăng lên ngay sau khi vận động mạnh một cách đột ngột hoặc vận động trong một thời gian dài.
- Cơn đau hay xuất hiện vào buổi sáng, ngay khi vừa ngủ dậy và chuẩn bị bước đi. Cảm giác đau thường kéo dài từ 3-5 phút và người bệnh phải đi lại trong thời gian này thì cơn đau mới giảm.
- Khi đứng bằng gót chân, cảm giác đau tăng lên rất nhiều.
- Khi có những tác động mạnh đến vùng gót hoặc đầu ngón chân như lấy đà để chạy cũng khiến cho cơn đau xuất hiện.
- Cảm giác đau thường nhói hơn nếu phải mang vác vật nặng và đi lại trên một bề mặt cứng và gồ ghề, nhiều sỏi đá.
Bệnh gai gót chân có chữa được không?
Có khá nhiều cách được sử dụng để điều trị tình trạng gai gót chân. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình phương pháp chữa trị hợp lý nhất.
Điều trị gai gót chân bằng Tây y
Để điều trị tình trạng gai gót chân, tùy thuộc vào độ nặng hay nhẹ của bệnh lý mà mỗi người sẽ được cho sử dụng và chỉ định những biện pháp chữa trị khác nhau.
Bị gai gót chân uống thuốc gì?
Khi bị gai gót chân, người bệnh có thể sẽ được bác sĩ kê đơn và chỉ định sử dụng một vài loại thuốc uống tại nhà hoặc tiêm tại chỗ. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này đó là tính tiện lợi và hiệu quả cao.
Một vài các loại thuốc điều trị tình trạng gai gót chân hay được sử dụng là:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol
- Thuốc kháng viêm non-steroid: Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen…
- Thuốc tiêm: Corticoid
- Thuốc bổ thần kinh: vitamin B6, B12…
Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần ngay lập tức ngưng sử dụng và đến gặp các bác sĩ.
Bị gai gót chân và cách điều trị bằng vật lý trị liệu
Sử dụng vật lý trị liệu bằng các kỹ thuật như tác động nhiệt, kéo giãn, hồng ngoại,… để chữa trị gai gót chân là một biện pháp đang được sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ cho áp dụng các phương pháp trị liệu khác nhau
Phẫu thuật điều trị gai gót chân

Khi lựa chọn phẫu thuật để chữa gai gót chân, bằng với sự trợ giúp của móc, các bác sĩ sẽ trực tiếp bắt bỏ phần gai xương ở gót chân để khiến người bệnh không còn cảm giác đau đớn mỗi khi đi lại.
Hai phương pháp phẫu thuật chính được áp dụng nhiều nhất đó là:
– Phẫu thuật cắt bỏ gai xương
– Mổ nội soi cắt gai, đốt viêm mô.
Chữa gai gót chân bằng Đông y
Điều trị gai gót chân bằng các phương pháp Tây y, tuy có hiệu quả nhanh nhưng chi phí lại khá đắt đỏ. Chưa kể, trong quá trình điều trị có thể xuất hiện những tác dụng phụ. Thế tại sao bạn không thử sử dụng các phương pháp Đông y để điều trị gai gót chân. Mặc dù hiệu quả không đến nhanh hơn so với cách điều trị bằng Tây y nhưng lại không hề gây ra tác dụng phụ.
Bài thuốc đông y chữa trị gai gót chân
Với việc sử dụng các nguyên liệu có từ thiên nhiên, sử dụng các loại bài thuốc Đông y để điều trị gai gót chân không hề gây ra tác dụng phụ và chi phí rất rẻ. Các bạn có thể tham khảo một vài bài thuốc chữa gai gót chân sau đây.
Cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ
Hạt đu đủ có chứa rất nhiều papain, một loạt hoạt chất có tác dụng làm mềm cơ và ăn mòn gai đốt sống cực kỳ hiệu quả.
Bạn cần chuẩn bị: Hạt đu đủ chín, vải mùng và một chiếc cốc nhỏ.
Cách làm:
- Bọc hạt đu đủ chín bằng vải mùng rồi bắt đầu bóp nhẹ để làm dập màng nước ở hạt. Bỏ lớp màng ở hạt rồi thấm bớt nước ở hạt sao cho hạt còn hơi ẩm
- Mang hạt đi nghiền nát.
- Lấy hạt đu đủ đã nghiền nát thoa đều khắp gót chân rồi dùng một miếng vải mùng quấn lại.
Cứ 15 phút thì lại dùng hạt đu đủ bôi thêm một lớp nữa. Sử dụng trong vòng tối đa 30 phút để da không bị bỏng do tiếp xúc quá lâu bói hạt đu đủ.
Chữa gai gót chân bằng cây xương rồng

Trong thân cây xương rồng có chứa rất nhiều các chất hóa học như: taraxerol, epifriedelanol, axit nitric,…Lá cây xương rồng còn có tác dụng giải độc cho cơ thể, nhựa cây thì có công dụng chống ngứa.
Để sử dụng cây xương rồng điều trị gai gót chân cần chuẩn bị: 1 cây xương rồng có gai
Cách thực hiện:
- Loại bỏ gai trên cây xương rồng và tách cây làm hai.
- Sử dụng xương rồng đắp lên vùng đau sau đó quấn gạc lại để cố định.
Sử dụng mỗi đêm trước khi đi ngủ. Sau một tuần, bạn sẽ thấy tình trạng gai xương gót chân giảm hẳn.
Cách chữa gai xương gót chân bằng châm cứu

Việc sử dụng châm cứu để điều trị gai gót chân được rất nhiều người lựa chọn vì sự an toàn và hiệu quả tốt. Hơn thế, châm cứu còn giúp mang lại khả năng lưu thông máu và nhiều dấu hiệu không tốt khác.
Bấm huyệt chữa trị gai xương gót chân
Bấm huyệt từ lâu là một cách để giảm các triệu chứng đau nhức ở nhiều vị trí trên khắp cơ thể. Nếu kiên trì sử dụng bấm huyệt để điều trị gai gót chân sẽ giúp bệnh mau khỏi, sức khỏe được cải thiện.
Một vài lưu ý đối với người mắc tình trạng gai gót chân.
Có một vài điều mà người bệnh cần chú ý để việc điều trị có hiệu quả nhanh hơn như:
- Thư giãn đôi bàn chân mỗi khi phải đi bộ, đứng quá lâu.
- Thay đổi các loại giày dép có đế mềm như giày thể thao. Hạn chế đi guốc hoặc loại giày dép có để cứng.
- Sử dụng các miếng đệm gót chân.
- Khởi động kỹ càng trước khi tập luyện, nhớ tập luyện vừa sức.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Vừa rồi là những thông tin về gai gót chân, hy vọng, bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin quý giá. Nếu có vấn đề gì cần tìm hiểu có liên quan thì bạn có thể tìm thêm tại các bài viết cùng chuyên mục. Xin cảm ơn.