Tập tạ được đánh giá là một bộ môn được nhiều người trẻ tập luyện giúp nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gai cột sống có tập tạ được không? Với vấn đề này các chuyên gia nói gì? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây!
Người mắc bệnh gai cột sống có tập tạ được không?
Bệnh gai cột sống là một trong những bệnh lý rất phổ biến và khá điển hình trong xã hội hiện đại ngày nay.

Bệnh điển hình với những cơn đau nhức thường xuyên xảy ra ở thắt lưng, vai gáy hay thậm chí ở các vùng cổ hay xung quanh cổ.
Các cơn đau nhức có thể tăng nặng thành đau dữ dội sau khi người bệnh làm việc, sinh hoạt, hay phải vận động quá nhiều.
Do đó, điều này khiến không ít người lo lắng về việc tập luyện thể dục, đặc biệt là việc tập tạ có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tăng nặng và gây ra những biến chứng trầm trọng không cần thiết.
Liệu những lo lắng này có thực sự đúng không? Và vấn đề được đặt ra ở đây là bị gai cột sống có được tập tạ được không?
Riêng bàn về vấn đề này, theo nhiều CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU chỉ ra rằng:
“ Nhiều người cho rằng khi mắc bệnh gai cột sống đừng nên nghĩ tới việc tập tạ bởi điều này có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh.
Bởi việc tập những bài tạ quá nặng sẽ khiến tác động trực tiếp lên vùng cột sống tổn thương làm cho bệnh không khỏi mà còn khiến người bệnh phải chịu những cơn đau dữ dội hơn.
Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra rằng, việc tập những bài tạ đúng quy cách, tiêu chuẩn dưới sự hướng dẫn của các huấn luyện viên lại làm giảm thiểu đáng kể triệu chứng của bệnh.
Có thể với nhiều người vẫn chưa từng tin tưởng điều này. Làm sao tập tạ lại có thể làm thuyên giảm tình trạng bệnh được cơ chứ?
Nhưng không phải như vậy, thường xuyên tập tạ đúng quy cách không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, đạt được những vòng cơ săn chắc mà còn giúp cho hệ thống cơ xương khớp được cải thiện.

Đối với người bệnh gai cột sống, nếu tập tạ đúng cách, có thể làm nhanh chóng những vùng xương gai bị dư thừa, rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Đồng thời, việc tác dụng một lực vừa đủ vào những vùng xương sống còn giúp giải thoát những vùng gốc thần kinh đang bị gai xương chèn ép.
Bên cạnh đó, thường xuyên tập tạ đúng tiêu chuẩn còn giúp cơ thể được lưu thông máu huyết ổn định hơn, giảm thiểu những bệnh về thần kinh, cao huyết áp.
Không chỉ thế, việc tập luyện những bài tạ phù hợp còn giúp những người dư thừa cân giảm cân ổn định, giúp cho xương cột sống phải chịu một lượng áp lực quá lớn dễ dẫn đến thương tổn.
Mặc dù vậy, tất cả những người mắc bệnh gai cột sống cũng CẦN ĐẶC BIỆT CẨN TRỌNG bởi nếu việc tập tạ không đúng tiêu chuẩn không chỉ khiến thuyên giảm bệnh mà còn có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh.
Muốn việc tập tạ mang đến tính an toàn và hiệu quả cao nhất, tốt nhất người bệnh nên tập dưới sự giám sát của huấn luyện viên hay những người có chuyên môn cao trong việc này.”
Một số môn thể thao khác phù hợp với thể trạng người gai cột sống
Bên cạnh những bài tập tạ có thể với nhiều người là quá sức, một số môn thể thao ở cường độ nhẹ dưới đây cũng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh:
Bài tập yoga

Các bài tập yoga được đánh giá là một trong những bộ môn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị rất tốt cho những người mắc bệnh gai cột sống.
Ngoài ra, việc thường xuyên tập yoga sẽ giúp cơ thể thư thái hơn, tinh thần thoải mái sau những giờ sinh hoạt hay làm việc quá căng thẳng, mệt mỏi.
Nhưng cần chú ý. nếu trong quá trình thực hiện các bài tập mà thấy xuất hiện những cơn đau đột ngột, bạn nên ngay lập tức dừng việc tập luyện lại.
Đi bộ
Giải pháp đi bộ được rất nhiều người mắc bệnh gai phần xương cột sống lựa chọn bởi tính an toàn, đơn giản mà độ hiệu quả lại rất cao.
Việc đi bộ từ khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày, đi bộ ở tư thế vừa phải kết hợp việc hít thở đều đặn giúp hệ thống xương khớp toàn thân được thư giãn, đẩy lùi tình trạng bệnh rất công hiệu.
Bơi lội

Một trong những bộ môn thể dục thể thao đóng góp không nhỏ trong việc cải thiện chức năng hệ thống xương khớp, giảm việc trồi ra ngoài của các gai xương chính là bơi lội.
Không những thế, việc thường xuyên bơi lội sẽ làm cho cơ thể linh hoạt, khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa tối đa các bệnh lý ở hệ thống xương khớp.
Lưu ý khi người bệnh gai cột sống tập tạ
Để việc tập tạ đúng đắn, mang lại độ ổn định và tính hiệu quả cao, trong quá trình tập người bệnh cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:
Khi tập cần lựa chọn những loại trang phục có độ đàn hồi, có khả năng thấm hút
Hạn chế sử dụng những trang phục quá bó sát cơ thể, gây khó chịu và tăng nặng tình trạng bệnh
Trước khi tập tạ, nên khởi động với những bài tập đơn giản từ 15 đến 20 phút
Sau khi kết thúc quá trình tập, cần tắm với nước ấm để làm giãn các cơ và mạch máu, ổn định lại cơ thể
Cần tham khảo các ý kiến từ các huấn luyện viên để được tư vấn đề cách tập và cường độ tập đúng đắn nhất
Như vậy, bài viết dưới đây đã giải đáp vấn đề mắc bệnh gai cột sống có tập tạ được không? Mong rằng với những thông tin hữu ích trên, bạn đọc sẽ áp dụng thành công vào trong cuộc sống để làm thuyên giảm tình trạng bệnh. Chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe!