Gà rừng Việt Nam (Danh pháp khoa học là: Gallus gallus jabouillei) là một trong những phân loài của gà rừng lông đỏ Gallus gallus. Ở Việt Nam chúng thường được gọi với tên gọi đơn giản là gà rừng hay gà rừng tai trắng (do tai của chúng có màu trắng rất đặng trưng). Gà rừng Việt Nam thường được con người săn bắn để lấy thịt.
Đặc điểm nhận dạng gà rừng Việt Nam
Gà rừng Việt Nam thuộc phân loài chim lớn có cân nặng trung bình từ 1-1,5kg, chúng có sải cánh dài khoảng 200-300mm. Các bạn có thể nhận diện chúng dựa vào một vài những đặc điểm sau đây:
- Hình dáng và màu sắc của gà rừng trống và gà rừng mái sẽ có đôi chút khác nhau. Gà trống có màu lông đầu và cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh của gà trống cáo màu đỏ sẫm. Con mái sẽ có kích thước nhỏ hơn, toàn thân màu nâu xỉn
- Mắt của gà rừng Việt Nam có màu nâu hoặc màu vàng cam
- Mỏ có màu nâu sừng hoặc xám chỉ, phàn mỏ thịt màu đỏ
- Xương chân nhỏ, thon, màu xám nhạt, chân chì, cựa dài và nhọn
- Một trong những điểm rất dễ nhận thấy ở gà rừng Việt Nam đó là chúng có đôi tai màu trắng phau, chính vì thế nhiều người gọi chúng với tên gọi là gà rừng tai trắng.
So với gà ta thì gà rừng có màu sắc lông sặc sỡ hơn rất nhiều, dáng dấp của gà rừng Việt Nam thon gọn và nhanh nhẹn, chân màu đen, tích trắng và có mồng lá nhỏ.
Tập tính sinh sống của gà rừng Việt Nam
Môi trường sống thích hợp của loài gà rừng Việt Nam đó những cánh rừng thứ sinh, gần nương rẫy hay các loại rừng gỗ pha với cây giang, nứa…Tuy nhiên các bạn có thể bắt gặp chúng ở bất kỳ loại rừng nào.
Gà rừng là loại vô cùng nhút nhát nhưng tinh khôn, chỉ cần thấy tiếng động lạ là chúng liền lập tức tránh xa và rất nhạy bén phát hiện những vị trí đặt bẫy. Chúng thường sống thành một đàn với nhau để có thể che chở và bảo vệ nhau được tốt hơn
Chúng thường hoạt động mạnh nhất vào khoảng thời gian sáng sớm và thời điểm xế chiều. Vào buổi tối thì gà rừng sẽ tìm kiếm những cây có độ cao dưới 5m và có tán lớn để ngủ. Chúng cũng thích ngủ trong những bụi cây rậm rạp, có nhiều cành cây đỗ ngang. Chính vì thế mà các bạn rất khó có thể tìm thấy được tổ của gà rừng Việt Nam
Tập tính sinh sản
Khoảng thời gian sinh sản của gà rừng Việt Nam là vào khoảng tháng 3. Một con gà đực có thể giao phối với rất nhiều gà cái khác nhau. Sau khi giao phối xong gà mái sẽ làm những chiếc tổ đơn giản trong bụi cây và đẻ mỗi lứa 5-10 trứng. Ấp sau khoảng thời gian 20-25 ngày trứng sẽ nở thành gà con.
Thức ăn tự nhiên
Trong điều kiện tự nhiên gà rừng có nhóm thức ăn tương đối là đa dạng, chúng thường ăn ngô, thóc , giun đất, mỗi, kiến, châu chấu, các loại quả mềm, hạt cỏ dại…Vào thời điểm ban ngày thì những con gà rừng sẽ đi lang thang khắp nơi trong rừng để tìm kiếm nguồn thức ăn
Tình trạng gà rừng Việt Nam ở trong tự nhiên hiện nay
Trước đây loài gà rừng sinh sôi và phát triển rất nhiều ở nước ta, thậm chí chúng còn chạy vào trong các bản làng xung quanh rừng để tiến hành giao phối với gà nhà. Tuy nhiên, do bị săn bắn quá mức để lấy thịt hoặc để làm cảnh mà hiện nay số lượng gà rừng ngoài tự nhiên bị suy giảm một cách nhanh chóng.
Việc săn bắt một cách vô tội vạ sẽ có thể khiến mất cân bằng sinh thái trong những cánh rừng nước ta. Với giá trị lên tới 300.000 đồng/kg. Nên rất nhiều người dân sống xung quanh các cánh rừng đổ xô mang bẫy và súng kíp để đi săn gà rừng.
Tác dụng của thịt gà rừng Việt Nam
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong thịt gà rừng có vị ngon và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao trong đó: 24,4% protid, 4,8% lipid, 14mg Ca, 263mg P, 0,4mg Fe và một số vitamin, khoáng chất…
Theo kinh nghiệm dân gian thì thịt gà rừng thường được sử dụng để chữa trị bệnh xích bạch đới, suy nhược cơ thể, yếu sinh lý, tỷ lỵ lâu ngày, ngộ độc nhãn rừng, đau mỏi xương khớp. Có công dụng tốt nhất là điều trị chứng run rẩy chân tay do gân khớp bị suy yếu…
Cách nuôi gà rừng Việt Nam
Nhận thấy được những giá trị kinh tế vô cùng to lớn từ gà rừng mà ngày này rất nhiều người lựa chọn nuôi loại gia cầm này. Việc chăm sóc gà rừng cũng rất đơn giản, chỉ gặp đôi chút khó khăn thời điểm ban đầu khi những tập tính hoàng vẫn còn tồn tại trong thời điểm gà còn nhỏ
Chọn giống gà rừng Việt Nam
Các bạn nên tìm đến những trại gà giống uy tín, chọn những chú gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị tật, đồng thời cũng có màu lông bóng mượt không bị ướt, mắt gà tinh nhanh.
Chuồng trại
Tùy thuộc vào số lượng cũng như điều kiện của mỗi gia đình mà các bạn có thể xây dựng chuồng trại phù hợp. Tuy nhiên, chuồng cần phải đảm bảo được xây gạch phía dưới và quay lại bằng lưới thép gai cao để tránh trường hợp gà bay ra bên ngoài.
Nền đất được đổ cát vàng và phải đảm bảo khả năng thoát nước một cách nhanh nhất, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đối với gà con thì cần phải có quay úm để cản gió tránh cho gà bị lạnh dễ mắc bệnh cúm
Kỹ thuật nuôi
Gà rừng Việt nam có bản tính nhút nhát hơn rất nhiều so với gà ta. Giai đoạn gà còn nhỏ rất khó để có thể thuần hóa chúng, thậm chí các bạn còn phải cầm lên tay để bón cho từng chú gà ăn.
Để giữ vệ sinh chuồng trại tốt, trước khi thả gà rừng các bạn nên vệ sinh chuồng trại thật kỹ. Tiếp theo đó dùng cót để quay lại nhằm giữ ấm cho gà con. Nền chuồng gà có thể độn một lớp trấu dày 10-15cm và nên đặt máng ăn trong chuồng để tránh thức ăn bị rơi vãi ra bên ngoài
Thức ăn chủ yếu để nuôi gà là cám gạo, cám ngô, dế, cào cào và các loại rau xanh. Để tăng cường sức đề kháng cho gà các bạn có thể bổ xung thêm chất đạm. Những loại thực phẩm trên phải đảm bảo an toàn, không bị mốc, hấp hơi, sâu mọt…
Phòng bệnh cho gà rừng Việt Nam
Gà rừng Việt Nam rất dễ mắc phải bệnh ỉa chả, gà rù, cúm…chính vì thế ngay thời điểm gà còn nhỏ các bạn cần phải có những biện pháp phòng bệnh. Chuồng trại được khử trùng, nếu nghi ngờ cá thể gà nào bị mắc bệnh thì các bạn cần phải cách ly ngay lập tức
Gà rừng Việt Nam là loài vật có giá trị cao về dinh dưỡng và kinh tế, hiểu rõ hơn về những thông tin xung quanh chúng sẽ giúp bạn chăm sóc giống gà này trở nên dễ dàng hơn.