Đại dịch sốt ebola virus xảy ra vào năm 2014 chắc hẳn ai trong chúng ta đều nghe đến. Đây thực sự là một căn bệnh có nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại của loài người. Vậy ebola là bệnh gì hay virus ebola là gì bạn cần nắm rõ để phòng tránh khả năng bản thân mắc bệnh.
Thông tin chung về ebola virus
Ebola là gì
Đây là một loại virus được xếp vào họ Filoviridae và nằm trong bộ Mononegavirales. Chủng virus này bao gồm 4 loại tất cả đó là: Bundibugyo, Ebola, Sudan, Tai, Reston virus. Trong đó chỉ có 4 loại đầu là có khả năng gây bệnh, còn chủng còn lại chưa có ghi nhận nào về khả năng này.
Ebola là bệnh gì
Từng được biết đến như là một chứng sốt xuất huyết do vi khuẩn ebola gây ra có triệu chứng gần giống với bệnh sốt rét. Cho đến bây giờ đây vẫn là một chứng bệnh nhiễm trùng nặng và nguy hiểm.
4 lý do khiến cho ebola virus là nỗi khiếp sợ toàn cầu:
- Khả năng sống sốt của người mắc bệnh gần như bằng 0 đặc biệt là đại dịch năm 2014. Tại Châu Phi thì có đến 90% người bệnh sẽ tử vong, số còn lại được điều trị nhưng vẫn có khả năng tái phát.
- Những người nhiễm bệnh chỉ có con đường cách ly điều trị hoặc là nằm chờ chết. Thời gian phát bệnh còn nhanh hơn cả bệnh AIDS, không những thế sau khi chết xác nạn nhân không được chôn cất bình thường. Lý do là chủng virus ebola vẫn có thể tồn tại và truyền bệnh cho người khỏe mạnh.
- Cho tới tận ngày nay thì vẫn chưa có 1 loại vacxin hay thuốc nào có thể điều trị hoặc là làm chậm quá trình phát triển của bệnh lý. Tất cả các biện pháp hiện nay chỉ là giúp người bệnh có 1 cái chết nhẹ nhàng hơn mà thôi.
- Khả năng lây nhiễm cực kỳ khủng khiếp, chỉ cần cái chạm tay với người bệnh là bạn đã có khả năng cao mắc bệnh rồi.
Cộng hòa Công Gô là quốc gia đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của ebola virus vào năm 1976. Sau đó trở thành dịch bệnh ở khu vực trung và tây phi gần với các khu rừng nhiệt đới. Cái tên Ebola gì cũng có nguồn gốc của nó, khi chủng virus này được phát hiện tại một khu dân cư tại sông Ebola.
Triệu chứng khi mắc bệnh
Như đã nói ở phần đầu thì bệnh lý có các triệu chứng rất giống với những trường hợp cảm cúm thông thường. Chẳng hạn như là sốt đột ngột, sau đó là cơ thể dần suy yếu, đau cổ, đau họng cùng các khớp chân tay.
Tiếp đó là việc người nhiễm ebola virus sẽ có triệu chứng nôn mửa kèm tiêu chảy. Một số trường hợp còn có thể gặp phải tình trạng xuất huyết cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.
Cũng giống như các bệnh cảm sốt bình thường sẽ có những vệt phát ban. Khi mới mắc bệnh chúng sẽ có màu đỏ sẫm giống như đầu đinh ở các nang lông. Sau một khoảng thời gian chúng sẽ nổi lên trên da rõ ràng hơn và lan ra toàn bộ cơ thể.
Cùng với đó là những biểu hiện của chứng xuất huyết như là phân đen, ho ra máu, nướu răng yếu dễ bị chảy máu… Theo ghi nhận của tổ chức y tế thì thời gian ủ bệnh ebola virus rơi vào khoảng 2 đến 20 ngày sẽ bộc phát ra bên ngoài.
Con đường lây nhiễm
Khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với đối tượng mang bệnh thì khả năng bị lây nhiễm là điều chắc chắn rồi. Tuy nhiên bạn đọc cần nhớ rằng chủng virus này không phải xuất hiện ở người đầu tiên. Thay vào đó là chúng tồn tại trong tự nhiên rồi sống cơ thể các loài động vật như là gorilla, tinh tinh, dơi, linh dương, nhím.
Khi chúng chết hoặc những sản phẩm cơ thể như là máu, chất dịch tiết ra, chất thải sẽ mang virus từ đó mà xâm nhập vào những người tiếp xúc với những thứ đó. Chính vì vậy mà ebola virus xuất hiện đầu tiên ở vùng Châu Phi.
Còn giữa người với người thì những tác nhân kể trên nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với chất thải của người bệnh cũng có khả năng mắc bệnh. Thậm chí khi bạn có những vết thương hở mà vô tình sống trong môi trường có nhiễm virus thì cũng sẽ bị mắc bệnh.
Đối tượng có khả năng
Điều này qua những thông tin trên thì bạn đọc đã có thể hình dung ra được rồi đúng không.
- Những người thường xuyên đi rừng tiếp xúc với động vật kể trên.
- Những người thân trong gia đình có người mắc bệnh ebola virus mà chưa có dấu hiệu khởi phát.
- Nhân viên tang lễ khi tiếp xúc trực tiếp với xác người, biết đâu đấy là có nhiễm bệnh nhưng chưa kịp phát tác đã tử vong do những nguyên nhân khác.
- Nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân là có khả năng lây nhiễm cao nhất.
Biện pháp phòng tránh
Như đã nói ở trên thì chứng bệnh này vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị cả. Chính vì vậy mà những việc tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ gây bệnh là điều hữu hiệu nhất. Bản thân những người khỏe mạnh hoặc không nằm trong vùng dịch bệnh bùng phát cũng nên áp dụng những biện pháp sau:
- Nắm rõ thông tin liên quan đến bệnh ebola virus cũng như biện pháp phòng tránh của bộ y tế. Cùng với đó là phải thường xuyên cập nhật tin tức mới nhất và tuân thủ chúng một cách cụ thể.
- Nếu bạn gặp người lạ hoặc người thân có những biểu hiện đã mắc bệnh thì khẩn trương động viên và giúp đỡ họ đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và điều trị. Không chỉ giúp khả năng sống sót của họ mà bạn cũng đã giảm đi nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và những người xung quanh.
- Trường hợp người thân mắc bệnh và muốn chăm sóc tại nhà thì cần phải được sự cho phép của các cơ quan y tế. Cùng với đó là phải sử dụng các dụng cụ y tế theo sự hướng dẫn của các chuyên viên. Cộng với đó là các biện pháp phòng tránh lây nhiễm như khử trùng sàn nhà với các sản phẩm chứa sodium hypochlorite, calcium hypochlorite.
- Đặc biệt sau khi tiếp xúc với bệnh nhân kể cả đã sử dụng các biện pháp phòng tránh thì cũng phải rửa sạch tay bằng các loại sản phòng hoặc chất tẩy rửa.
- Những khu vực gần rừng nhiệt đới không nên lui tới khi ebola virus có dấu hiệu bùng phát. Trên hết là những loại động vật nghi mắc bệnh thịt không được giết mổ để sử dụng.
Đó là tất cả các loại thông tin mà chúng mà chúng tôi muốn mọi người biết và ghi nhớ liên quan đến ebola virus, ebola là gì, ebola là bệnh gì. Nếu không đây thực sự là một hiểm họa đối với loài người. Mong rằng nhận được sự ủng hộ của bạn đọc.