Đĩa đệm nhân tạo là một thiết bị y khoa mới giúp mở ra cơ hội cho những người mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm quá nặng khiến đĩa đệm chấn thương nặng và không thể tự hồi phục được. Cùng tìm hiểu thông tin về thiết bị mới này qua bài viết sau đây!
Đĩa đệm nhân tạo là gì?
Đĩa đệm trong cơ thể người được xác định chính xác là một phần mô mềm nằm 2 bên riêng lẻ của cột sống.
Phần đĩa đệm được hình thành từ những mô mềm cầu tạo nên, bên trong là lớp nhân, phần bên ngoài được bao bọc bởi một lớp có tên gọi là annulus.

Do cấu tạo từ những phần mô mềm nên đĩa đệm hoàn toàn có tính bền dẻo mà không kém phần linh hoạt giúp cột sống có thể uốn cong một cách rất dễ dàng.
Đĩa nhân tạo được coi như là một loại thiết bị y khoa mới được các nhà nghiên cứu sáng chế ra để có thể thay thế phần đĩa đệm trong cơ thể người đã bị thương tổn quá nặng và không còn khả năng cứu chữa được nữa.
Ngoài ra, đĩa đệm nhân tạo thường được thiết kế với 2 dạng là: Kim loại và nhựa hoặc có thể kết hợp cả hai loại.
Hiện nay, có khá nhiều thiết kế để thay thế đĩa đệm trong cơ thể người, nhưng thường thấy nhất được chia thành:
- Thay thế nhân đĩa
- Thay thế toàn bộ đĩa đệm cột sống
Với việc thay thế toàn bộ hay thay riêng phần nhân chính giữa đĩa thì hầu hết các phần mô mềm tại đây đều sẽ bị thay thế để cố định phần khác vào.
Khi được đưa vào cơ thể người, phần đĩa đệm nhân tạo sẽ thay thế được tất cả những chức năng của đĩa đệm thông thường.
Bên cạnh đó, một thiết kế nhân tạo được sử dụng cho phần cột sống cổ cũng đang được nghiên cứu và sẽ sớm chế tạo ra trong thời gian sớm nhất.
Thời gian tồn tại của đĩa đệm nhân tạo là bao lâu?
Việc bỏ ra một phần tiền lớn để mong muốn thoát khỏi những cơn đau của bệnh khiến người bệnh không khỏi đặt ra nghi vấn liệu thiết bị này có thể tồn tại trong thời gian bao lâu?
Theo như hiện tại, vẫn chưa có một thông tin chính xác nào được đưa ra có khả năng đánh giá thời gian tồn tại của loại thiết bị y khoa này.
Bởi việc tồn tại được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc thù như sau:
- Khả năng thích nghi của người bệnh sau đợt điều trị
- Kinh nghiệm và chuyên môn của Bác sĩ tiến hành cấy ghép
- Các bước tiến hành tập luyện của người bệnh
- Chế độ sinh hoạt đúng đắn hay chưa
- Chế độ ăn uống
Thông thường, sau khi phẫu thuật cấy ghép thiết bị vào trong cơ thể con người, nếu sức khỏe người bệnh ổn định đồng thời phần cấy ghép không trượt, gãy, ổn định thì bệnh nhân hoàn toàn không cần phẫu thuật thay đổi lại đĩa.
Trường hợp nào nên thay đĩa đệm nhân tạo?
Các chỉ định thay thế phần đĩa sẽ được các bác sĩ xác định chính xác tùy thuộc vào mức độ của bệnh cùng với tình trạng sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, thường thấy việc thay thế đĩa đệm nhân tạo sẽ được thực hiện cho các trường hợp như sau:

- Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu, tiêm,… không còn đáp ứng và đạt được hiệu quả nhất định nữa.
- Người bệnh có tình trạng trở nên nghiêm trọng khiến co cứng cơ toàn thân, liệt tứ chi khiến cơ thể không thể vận động như bình thường được nữa.
Bên cạnh đó, trước khi thay thế phần đĩa nhân tạo vào phần đĩa tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang hoặc chụp cộng hưởng MRI để xác định chính xác phần thương tổn.
Ngoài ra, quy trình tiêm thuốc nhuộm vào đĩa Discography cũng sẽ được tiến hành để xác định chính xác thêm một lần nữa.
Từ những cách làm trên, để đưa ra chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh có đủ để thay thế đĩa nhân tạo hay không.
Bạn cũng nên lưu ý với những trường hợp có sức khỏe không ổn định sau đây sẽ không được chỉ định thay thế phần đĩa tổn thương, bao gồm:
- Người bệnh loãng xương
- Xương giòn, dễ gãy
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Người cao tuổi trên 70 tuổi
- Nhiễm trùng cột sống
- Trường hợp thoái hóa cột sống
- Mắc bệnh lao cột sống
- Có khối u ở cột sống
- Dị ứng với các thiết bị nhân tạo
- Gãy ngang xương cột sống
- Sử dụng Steroid trị các bệnh mãn tính
- Các vấn đề khác liên quan đến tự miễn
Một số lưu ý quan trọng khi thay đĩa nhân tạo
Việc phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo cần được qua nhiều lần kiểm tra và đã được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định rõ ràng mới có thể thực hiện cấy ghép.
Dưới đây là một số vấn đề người bệnh cần ĐẶC BIỆT CẨN TRỌNG:

- Chi phí cho một lần thay thế phần đĩa đệm tổn thương sẽ là rất lớn
- Người bệnh nên chú ý đến những hoạt động sinh hoạt thường ngày bởi đĩa nhân tạo không thể nào chịu tác động lực lớn như đĩa bình thường
- Sau khi cấy ghép, người bệnh không nên mang vác những vật thể quá nặng hoặc chơi những môn thể thao ở cường độ cao
- Chú ý bổ sung những thực phẩm chứa nhiều canxi như: tôm, cua, cá biển,…
- Cần có thói quen sinh hoạt điều độ, không nên sử dụng rượu bia hay những đồ ăn kích thích làm tăng nặng tình trạng bệnh
Như vậy, bài viết trên đã đưa ra những thông tin đầy đủ nhất về đĩa đệm nhân tạo cùng với những trường hợp nào người bệnh có thể cấy ghép bằng phương thức này. Mong rằng người bệnh sẽ thấy hy vọng hơn vào tương lai tươi sáng với các nghiên cứu mới.