Đau xương mu ở vùng kín là một triệu chứng biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh không những gây ra nhiều đau đớn mà còn phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đau xương mu vùng kín. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Đau xương mu vùng kín là căn bệnh nguy hiểm, gây đau đớn cho người bệnh và có thể phát sinh nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Căn bệnh này có thể phát sinh do một số nguyên nhân dưới đây.
Phụ nữ khi mang thai
Rất nhiều chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị đau xương mu ở vùng kín. Bệnh thường phát sinh trong những tháng cuối của thai kỳ. Triệu chứng thường gặp là những cơn đau xung quanh xương chậu và vùng kín, nhiều trường hợp đau đến nỗi người bệnh phải ngồi yên một chỗ, không thể di chuyển được. Phụ nữ mang thai bị đau xương mu vùng kín có thể là một trong các nguyên nhân dưới đây:
Bé quay đầu, chuẩn bị để chào đời
Trong những tháng cuối của giai đoạn thai kỳ, theo lẽ tự nhiên, các bé sẽ quay đầu để chuẩn bị chào đời. Khi hiện tượng này xảy ra, thai nhi sẽ tiến sát vào vùng xương chậu, chèn ép lên dây thần kinh và xương ở vùng này. Đặc biệt lúc này, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone relaxin và progesterone để làm mềm dây chằng và khung xương chậu, giúp cho quá trình chuyển dạ, sinh con được dễ dàng. Chính điều này đã gây ra đau xương mu vùng kín ở phụ nữ mang thai
Thiếu canxi
Canxi là chất rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển toàn diện của thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, nếu cơ thể người mẹ không cung cấp đủ canxi cho bé thông qua chế độ ăn uống. Bé sẽ tự lấy canxi từ cơ thể người mẹ từ các xương gần đó, khiến cho xương mềm và trở lên yếu ớt hơn. Trong những tháng cuối, cơ thể bé phát triển càng to, nhu cầu canxi càng lớn. Hơn nữa sự phát triển về kích thước của thai nhi cũng chèn ép lên vùng xương, khiến cho người bệnh thêm phần đau đớn.
Vận động, hoạt động mạnh
Các công việc lao động mạnh hay nặng nhọc không còn phù hợp với các bà mẹ mang thai, nhất là vào những tháng cuối. Các hoạt động này có thể gây ra tổn thương đối với cơ thể người mẹ hoặc đứa bé. Thời điểm này, người mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và cũng nên làm các động tác vận động phù hợp.
Viêm tuyến tiền liệt
Đây là căn bệnh chỉ xảy ra ở nam giới, đặc biệt là nam giới trung niên trở lên. Có 3 dạng viêm tuyến tiền liệt có 3 dạng thường gặp là:
- Dạng cấp tính do vi khuẩn
- Dạng mãn tính do vi khuẩn
- Dạng không do vi khuẩn
Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp là:
- Sốt nhẹ kéo dài
- Đi tiểu khó, tiểu buốt, nóng rát khi đi tiểu
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm
- Nước tiểu có màu đậm, có thể dính máu trong nước tiểu
- Đau vùng bụng, thắt lưng và hậu môn
- Đau khi xuất tinh
- Đau xương mu vùng kín
Viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn
Đây là căn bệnh cũng thường xuất hiện ở nam giới, khiến họ cảm thấy đau nhức vùng hạ bộ và cảm giác nhức nhối rất khó chịu. Khi bệnh phát triển nặng, sẽ xuất hiện dấu hiệu đau xương mu vùng kín.
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu làm người bệnh có biểu hiện đau xương mu vùng kín, gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu về đêm nhiều, tiểu ra máu… Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng kín hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang hay còn được gọi là nhiễm trùng bàng quang. Đây là một triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính mà có nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn. Nhiễm trùng bàng quang cũng có thể là biến chứng do các quá trình điều trị hóa trị, xạ trị hoặc sử dụng các loại thuốc gây kích ứng.
Một trong các triệu chứng nổi bật của viêm bàng quang đau xương mu vùng kín, đau vùng bụng dưới và hai bên lưng, nước tiểu có mùi hôi hoặc có thể dính máu…
Điều trị đau xương mu vùng kín như thế nào?
Để điều trị đau xương mu vùng kín ta có 2 biện pháp là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Điều trị nội khoa
Chủ yếu là dùng thuốc điều trị. Các thuốc sử dụng là thuốc giảm đau, kháng viêm, vitamin tổng hợp và thuốc giãn cơ.
Nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm
Chủ yếu là sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid. Các thuốc này có tác dụng điều trị tốt và lại ít tác dụng phụ, không có tính chất gây nghiện, nên rất an toàn cho người sử dụng. Các thuốc này gồm các loại:
- Loại bán theo đơn: Tolmetin, Diclofenac, Nabumetone, Flurbiprofen.
- Loại giảm đau nhức nhanh chóng: Naproxen, Indomethacin.
- Loại giảm đau, hạ sốt nhanh chóng: Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin…
Nhóm thuốc giãn cơ
Khi các cơn đau nhức xuất hiện, có thể xuất hiện kèm các triệu chứng co cứng cơ, co thắt cơ do đó cần dùng thuốc để điều trị các triệu chứng này. Thuốc thường dùng là: Cyclobenzaprine
Vitamin
Khi các vùng cơ và xương khớp bị tổn thương do đau xương mu vùng kín thì các vitamin sẽ giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng hơn. Các loại vitamin thường được sử dụng là : vitamin B6, B9, B12, vitamin C…
Điều trị ngoại khoa
Khi những phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng hoặc khi bệnh chuyển biến nặng, viêm nhiễm lan rộng thì cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ vùng viêm nhiễm này. Tùy thuộc tình trạng từng bệnh nhân mà sẽ có phương án tiến hành phẫu thuật phù hợp.
Những điều cần chú ý khi điều trị đau xương mu vùng kín
Trong quá trình điều trị cũng như sau điều trị, để bệnh nhanh khỏi hơn và tránh tái phát, bạn cần thực hiện những điều sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, khoa học để tránh tạo ra những tổn thương cho cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, uống đủ nước, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
- Giữ vệ sinh cơ thể thật tốt, tránh việc quan hệ tình dục không an toàn.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
Trên đây là các thông tin về bệnh đau xương mu vùng kín và cách điều trị. Hy vọng các thông tin này giúp ích được cho các bạn trong quá trình điều trị và chúc bạn có nhiều sức khỏe.